Những hàng hóa có tốc độ sinh lời…nhanh hơn vàng!
Với xu hướng tăng giá khá bền vững, vàng được chọn là nơi “trú ẩn an toàn” trong khủng hoảng. Nhưng sự thật, trong 2 thập kỷ qua, quặng sắt mới là hàng hóa sinh lợi nhất, gấp 3 lần vàng, tiếp đến là bạc, dầu thô, xăng, chì.
Trong khi giá vàng đang có xu hướng thoái trào thì giá sắt, dầu thô, xăng, chì lại tăng.
Giữa bối cảnh khủng hoảng kinh tế, một bộ phận người có tiền dư thừa trong xã hội thường phải lúng túng trước những sự lựa chọn về các kênh bảo toàn vốn.
Từ cổ chí kim, không chỉ là thói quen của người phương Đông mà phần lớn những người nắm giữ tài sản trên thế giới vẫn biết đến vàng như một kênh đầu tư phổ biến nhất.
Thế nhưng, có một thực tế, vàng lại không phải là hàng hóa sinh lời nhất!
5 loại hàng hóa có tốc độ sinh lời nhanh hơn vàng
Theo thống kê của Dân trí, có ít nhất 5 loại hàng hóa có tốc độ sinh lời nhanh hơn vàng trong 2 thập kỷ qua.
Dẫn đầu là quặng sắt.
Tốc độ sinh lời của quặng sắt sẽ khiến nhiều người ngỡ ngàng, bởi từ năm 1993 tới nay, giá mặt hàng này đã tăng 1.129,25% (tăng 2.358,5% theo VND, tức gần 25 lần).
Đáng chú ý là trong hơn 10 năm liên tục, đến đầu năm 2004, giá sắt liên tục duy trì mức thấp và gần như không hề có biến động. Sau đó, tăng khá mạnh đến năm 2009, bùng nổ chóng mặt đến 2011. Đây cũng là giai đoạn tăng giá mạnh nhất của sắt, biên độ tăng trong 2 năm này lên tới 213,11%.
Từ tháng 2/2011 đến cuối quý III năm 2012, giá sắt thoái trào, mất gần 47% song đang trong xu hướng phục hồi trở lại, nhanh chóng lấy lại gần hết mức đánh mất của gần 2 năm trước đó với biên độ đạt 55,46%. Nhìn chung, mặt hàng này vẫn trong đà tăng giá.
Tiếp đến là bạc – cũng trong nhóm kim loại.
Tính theo USD, mức tăng của bạc lên tới 732,29%. Cùng với sự trượt giá của tiền đồng, biên độ tăng của bạc sau 20 năm đạt 1.564,59%.
Tương tự như sắt, bạc có giá ổn định đến đầu năm 2004, tăng giá mạnh đến tháng 3/2008, mức tăng giai đoạn này là 426,89%, rất ấn tượng! Thế nhưng đó chưa phải là giai đoạn hoàng kim của bạc.
Từ đầu 2008 đến quý IV/2008, giá bạc mất 48,6% khi nước Mỹ lún sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính do vỡ bong bóng nhà đất.
Giá mặt hàng này chỉ chững lại một thời gian ngắn rồi tăng vọt ngay sau đó, một mạch thẳng đứng đến tháng 4/2011, giữa lúc khủng hoảng Mỹ lan rộng ra quy mô toàn cầu – biên độ tăng giá bạc giai đoạn này lên tới 333,73%.
Có một điều mà nhà đầu sẽ phải cân nhắc, đó là giá bạc đang nằm trong xu hướng giảm. So với mức đỉnh, giá bạc ở thời điểm tháng 2/2013 đã mất 29,2%.
Một loại hàng hóa khác, nghiễm nhiên phải trong nhóm sinh lời nhất là dầu thô – do tính hữu dụng của mặt hàng này cũng như nguồn lực có hạn của nó. Và bởi vậy, dầu thô gắn với quyền lực.
Giá dầu thô 20 năm qua tăng 490,57%, gấp gần 6 lần theo USD và tăng 1.081,13% hay gần 12 lần theo VND. Giá dầu đạt đỉnh vào tháng 7/2008 tại mức 132,55 USD/thùng, tăng 627,1% sau 15 năm. Từ tháng 7-12/2008, chỉ trong 5 tháng, giá dầu sụt giảm nghiêm trọng, mất 69%.
Video đang HOT
Tuy nhiên, từ tháng 2/2009 đến nay, giá dầu vẫn tăng đều, mức tăng đạt 159,23%.
Nếu đã ưa thích dầu thì nhà đầu tư cũng không có lý do để từ chối một mặt hàng tương tự là xăng. Biên độ tăng của giá xăng sau 20 năm khá hấp dẫn 483,75% theo giá USD (1.073,1% theo VND).
Mức đỉnh được thiết lập vào tháng 6/2008 tại mức giá 3,29 USD/thùng, tăng 532,7% so tháng 2/1993 rồi giảm sâu đến tháng 12/2008, mất 70,82% so mức đỉnh.
Thời gian giá xăng phục hồi từ 2011 đến nay, đã 3 lần suýt phá mốc kỷ lục của năm 2008: Một lần vào tháng 4/2011 (giá 3,18 USD/thùng), một lần vào tháng 4/2012, giá lúc đó là 3,21 USD/thùng và lần thứ 3 là tháng 9/2012 với mức giá bình quân 3.27 USD/thùng.
Hiện tại, giá xăng vẫn đang trong xu hướng tăng, lên 3,05 USD/thùng, tăng 11,72% so tháng 11 năm ngoái.
Mặt hàng thứ 5 có tốc độ tăng giá hơn vàng sau 2 thập kỷ, theo thống kê sơ bộ của Dân trí đến thời điểm hiện tại là Chì. Biên độ tăng của kim loại này tính ở thời điểm tháng 2/2013 so tháng 2/1993 là 470,07% (tương ứng 1.040,14% theo VND).
Thế nhưng mức giá 2,37 nghìn USD/tấn hiện nay của chì đã giảm 36,3% so thời điểm hoàng kim là tháng 10/2007. Ở thời điểm đó, giá chì đã tăng 796,4% so với tháng 2/2003.
Xu hướng hiện tại của chì là tăng giá, mức tăng so với tháng 6/2012 là 28,1%.
Đơn vị: % (Nguồn: WB, Indexmundi/Dân trí).
Vàng
Theo số liệu mà Dân trí có được thì trong vòng 20 năm qua, tính theo USD, giá vàng đã tăng gần 5 lần và mức tăng đạt gần 10 lần theo tỷ giá quy đổi ra VND ứng với từng thời điểm so sánh.
Cụ thể, nếu tại thời điểm tháng 2/1993, giá vàng bình quân đạt mức 329,31 USD/oz (tương đương với hơn 3,4 triệu đồng lúc bấy giờ) thì đến tháng 2 năm nay, giá vàng bình quân đã ở mức 1.627,57 USD/oz (tương ứng gần 33,9 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại).
Rõ ràng, mức sinh lời này là vô cùng hấp dẫn cho những nhà đầu tư dài hạn, tuy rằng không phải thời điểm nào người ta cũng có thể hoàn toàn an tâm đứng trên khối tài sản của mình mà không phải thấy “bay hơi” đi ít nhiều.
Chẳng hạn như, trong vòng gần 4 năm liền từ 1993-1996, giá vàng khá ổn định, không tăng, không giảm đột biến, nhưng bắt đầu đến giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á (1996-1997), giá vàng đã lao dốc thảm hại và chạm đáy vào giữa năm 1999 trước khi “nằm sàn” lần nữa vào 2001.
Một số người nản chí và rời bỏ cuộc chơi khi bắt đầu bước sang giai đoạn từ 2002 sẽ phải ngậm ngùi nuối tiếc bởi mặt hàng này bất ngờ lên giá liên tục trong vòng 6 năm với mức tăng đạt 271,8%. Gián đoạn năm 2008-2009, giá vàng thời kỳ này có giảm 21,43% song ngay sau đó bật tăng mạnh cho đến 2011, biên độ tăng hơn 132,6% (gấp 2,33 lần).
Từ đó tới nay, giá vàng lình xình, xu hướng thoái trào lại trở lại, niềm tin trên thị trường này sụt giảm và có vẻ như những ở thời điểm kinh tế suy thoái, việc cầm giữ vàng lại trở nên bất lợi.
Như vậy, trong khi giá vàng và bạc đang thoái trào thì xu hướng giá hiện tại của sắt, dầu thô, xăng và chì vẫn đang tăng.
Những hàng hóa khác
Ngoài ra, trong 20 năm qua, nếu mạnh tay đầu tư vào những loại hàng hóa khác như ure, bột cá, len thô, cao su, đồng, thiếc và uranium, nhà đầu tư cũng sẽ không phải thất vọng.
Mức sinh lời của ure lên tới 387%, của bột cá là 343,6%, của uranium là gần 330%, của thiếc là 318%, của len thô gần 300%, cao su 256% và đồng 264,4%.
(*) Dữ liệu thông qua tổng hợp thống kê từ nhiều nguồn bao gồm World Bank; US Energy Information Administration…
Theo Dantri
Viện hàn lâm VN: Thay tên có đổi chất?
Người Việt thường coi viện hàn lâm là cơ quan học thuật cao cấp, uyên bác, siêu việt, dẫn đầu..., nhưng thực ra không hẳn như vậy.
Việt Nam vừa chính thức có hai viện hàn lâm khoa học: Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội (KH&XH) Việt Nam.
Cái tên "hàn lâm", và chức danh cao quý "viện sỹ viện hàn lâm" khiến nhiều người quan tâm. Nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, giáo sư, viện sỹ... đã đưa ra những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Khampha.vn xin chuyển đến độc giả một số ý kiến trong loạt bài về "Viện hàn lâm Việt Nam".
Viện hàn lâm có thể là... nơi sửa sắc đẹp
Ông Vũ Cao Đàm nguyên Viện trưởng Viện Chính sách khoa học cho rằng, lâu nay, nhắc đến viện hàn lâm, người ta thường hiểu đó là một thứ đẳng cấp, tháp ngà, cao sang trong khoa học, một loại cơ quan khoa học cao nhất, dẫn đầu nghiên cứu cơ bản.
Đẳng cấp không chỉ ở cái tên (Ảnh minh họa)
"Đây là quan niệm do ảnh hưởng của Liên Xô cũ và các nước XHCN trước đây. Hai viện hàn lâm của nước ta vừa thành lập cũng có thể thấy là mô hình tương tự như Liên Xô cũ", ông Vũ Cao Đàm nhận định.
PGS. TS. Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng (CECODES) cũng có quan điểm tương đồng như ông Vũ Cao Đàm. Theo ông Dinh, chữ "hàn lâm" mang tính chất học thuật cao, uyên bác, siêu việt. Chữ "viện" trong chữ kinh viện, chỉ nơi tôn nghiêm.
Trước đây, viện hàn lâm đa số được thành lập ở các nước châu Âu, gắn với hoàng gia, nhà vua. Ví dụ Viện Hàn lâm khoa học Pháp do vua Louis XIV thành lập hoặc có các Viện Hàn lâm Hoàng gia Anh, Tây Ban Nha... tập hợp các nhà siêu việt về các vấn đề khoa học, nghệ thuật, họa sỹ trứ danh... Viện hàn lâm của các nước XHCN trước đây cũng theo mô hình danh giá như vậy.
Việc trở thành Viện Hàn lâm KH&CN cùng với các nội dung quy định trong Nghị định đã thể hiện được tầm nhìn chiến lược, đúng với vị thế, chức năng, nhiệm vụ của một viện nghiên cứu KH&CN quốc gia hàng đầu đất nước. (Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, GS Châu Văn Minh)
Tuy nhiên, sau này, xã hội phát triển, trong nền kinh tế thị trường, chữ "hàn lâm" được bình thường hóa. Viện hàn lâm cũng có thể là nơi như hội, trung tâm sắc đẹp... Ví dụ ở Mỹ, "viện hàn lâm" (academy) có thể là từ chỉ nơi tu sửa sắc đẹp. Muốn là thành viên của viện hàn lâm cũng rất dễ, chỉ cần vài chục đô la. Ở Mỹ, chữ "hàn lâm" không có nhiều giá trị, không được tôn sùng như ở các nước châu Âu trước đây.
"Xu thế các nước công nghiệp, viện hàn lâm không "ghê gớm", phân cấp mà độc lập, ngang nhau. Viện hàn lâm mạnh mẽ hay không là do nơi đó làm ra nhiều công trình khoa học, nhiều phát minh... chứ không theo trật tự là viện hàn lâm của quốc gia hay viện nghiên cứu của một trường đại học", ông Dinh cho hay.
Quan trọng ở công trình khoa học
Theo ông Đặng Ngọc Dinh, đổi tên thành viện hàn lâm, có ý tốt là mong muốn nền khoa học nước nhà phát triển, hướng tới chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng không nằm ở cái tên, cho dù có đổi tên thì chất lượng không vì thế mà thay đổi, nếu như không có bước đột phá.
Trong khoa học, những vấn đề như tên gọi không phải là quan trọng, vấn đề là công trình nghiên cứu khoa học. Việt Nam hiện nay đang rất ít công trình khoa học. So sánh với các nước trong khu vực, như ở Malaysia, Thái Lan... một trường đại học có hàng nghìn công trình khoa học quốc tế, nhưng ở nước ta chỉ có vài công trình. Sức hút của các viện cũng không cao, nhà khoa học muốn đi lên bằng "chức tước", sinh viên du học xong ở lại nước ngoài...
PGS. TS. Đặng Ngọc Dinh
Ông Dinh ví chữ "hàn lâm" vừa được thêm vào hai viện khoa học nước ta như một chiếc "áo gấm" khoác thêm lên "cơ thể" cũ đang được chẩn đoán là một số căn bệnh.
"Chúng tôi có cảm giác nền khoa học chưa vươn mình lên, hay nói cách khác "cơ thể" chưa được bồi bổ mạnh lên. Cần thay đổi cơ chế tài chính, cách thức tuyển chọn công trình khoa học cho phù hợp với chiếc áo mới", ông Dinh nói.
GS Phạm Tất Dong, nguyên trưởng Ban Khoa giáo Trung ương cho rằng, việc thành lập viện lúc này cần đặt ra. Tuy nhiên, phải tính toán nhân lực cho đúng, đầu tư mạnh hơn nhiều nữa cho khoa học.
"Khó khăn nhất của khoa học Việt Nam là cho đến nay, phát triển khoa học và công nghệ chỉ được tuyên bố là quốc sách hàng đầu, nhưng đấy mới là tư tưởng, chưa thể hiện ở chế tài. Mình định phát triển mạnh lĩnh vực nào thì phải đầu tư mạnh vào lĩnh vực đó. Viện hàn lâm phải thể hiện mình ở chỗ này.
Ông Vũ Cao Đàm nhận định, hai viện khoa học của Việt Nam là Viện KH&CN và Viện KH&XH đang theo mô hình gần giống với Liên Xô cũ. Đó là mô hình "viện trong viện". Ví dụ "viện to" KH&CN có các "viện con" như viện Vật Lý, Viện Vũ trụ... Do vậy, nếu thêm hai chữ "hàn lâm" vào "viện to" để phân biệt với các viện bên dưới hoàn toàn chấp nhận được.
Tuy nhiên, cũng nên đề phòng khả năng viện hàn lâm nước ta rập khuôn mô hình hàn lâm kiểu Liên Xô cũ. Đó là coi viện hàn lâm là thứ đẳng cấp khoa học, cao siêu, dẫn đầu... Theo ông Đàm, làm khoa học nên tách rời "quyền lực hành chính".
Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam: Viện KH&CN Việt Nam đã lớn mạnh về mọi mặt và thực sự đã trở thành trụ cột nền khoa học tự nhiên và công nghệ cao của nước nhà, tên gọi của Viện vừa được bổ sung thêm hai chữ "hàn lâm", như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã dự kiến từ năm 1975.
Theo PGS TS Vũ Cao Đàm, từ lâu ở nước ta, giới khoa học hầu như đã rất quen thuộc với việc chuyển ngữ sang tiếng Việt các khái niệm "academy" là "viện hàn lâm".
Có thể phân ra được 9 loại "academy" có chức năng rất khác nhau, gồm:
1. Hiệp hội hoặc câu lạc bộ.
2. Học viện.
3. Viện khoa học, trong đó gồm một số các "viện con".
4. Trường dạy nghề.
5. Hội đồng khoa học.
6. Quỹ tài trợ cho nghiên cứu khoa học.
7. Tên gọi cho các mỹ viện.
8. Một loại nhà nghỉ cao cấp.
9. "Cơ quan khoa học cao nhất" của một quốc gia.
Theo 24h
WB hỗ trợ Việt Nam cải cách giáo dục Ban Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) đã phê duyệt 2 khoản tín dụng tổng trị giá 150 triệu USD để giúp Việt Nam hỗ trợ và duy trì thực hiện Chương trình cải cách giáo dục đại học và chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ 5 tuổi tới trường. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, chia...