Những hãng đi đầu đổi mới nhưng không thành công trên thị trường smartphone
Đôi khi, những sản phẩm đi đầu về việc áp dụng công nghệ mới lại không nhận được sự đón chào của người dùng, ảnh hưởng tới cả hãng sản xuất.
Trong 10 năm vừa qua, smartphone đã thay đổi một cách chóng mặt. Những công nghệ mới như màn hình tràn viền, vi xử lí tốc độ cao, AI đã thay đổi hoàn toàn cách người dùng giao tiếp với thiết bị, nhưng bên cạnh đó cũng có những sản phẩm có tính sáng tạo cao, song lại không được người dùng đón nhận.
Một trong những sản phẩm đi trước thời đại về cách người dùng điều khiển smartphone là 2 sản phẩm Palm Pre và Pixi. 2 sản phẩm này đã được trang bị thao tác kéo thả để chuyển qua lại giữa các ứng dụng, trở về màn hình chính giống với chiếc iPhone X trước khi sản phẩm này được ra mắt vào năm 2017. Palm cũng là hãng đầu tiên áp dụng công nghệ sạc không dây, trước khi những hãng lớn như LG, Samsung, Nokia sử dụng nó cho các sản phẩm của mình.
Sau nhiều năm vắng bóng trên thị trường vì không gặt hái được nhiều thành công, Palm có vẻ như sẽ được công ty mẹ của BlackBerry là TCL mua lại. Nhưng liệu hãng này có thể theo kịp được công nghệ hiện đại và tạo ra những chiếc smartphone bán chạy hay không thì còn phải xem xét.
Video đang HOT
HTC có rất nhiều chiếc smartphone &’dị’, trang bị công nghệ mới lạ như HTC Evo 3D với camera kép để quay video 3D, được kế nhiệm bởi One m8. Gần đây hơn, thì đây cũng là hãng ứng dụng công nghệ &’bóp’ để gọi trợ lí ảo, âm thanh Hi-res, Boom Sound để cho chất lượng âm thanh loa tốt hơn.
Tới nay, HTC vẫn âm thầm ra mắt những sản phẩm mới, nhưng đã bị các hãng lớn &’che lấp’, không bán được số lượng lớn và không thể phát triển được tại một số thị trường.
Sony cũng là một hãng rất thích thử nghiệm với những tính năng mới. Đây là hãng đầu tiên ứng dụng được video siêu chậm 960 fps, màn hình 4K trên smartphone. Tính năng quay chậm 960fps đã thành công phần nào, nhưng smartphone màn hình 4K đã không được ứng dụng rộng rãi như hãng mong đợi.
Người dùng cảm thấy smartphone có màn hình quá nhỏ để nhận thấy được sự khác biệt giữa 1080p và 4K. Hơn nữa màn hình 4K cũng rất tốn pin, người dùng cũng khó có thể tìm được phim ở độ phân giải này để xem. Mới đây nhất, hãng cũng công bố khả năng thực tế tăng cường 3D creator rất sáng tạo, nhưng cũng không khiến người dùng hào hứng để đi mua smartphone của mình.
LG
LG cũng là một ví dụ của một hãng có tính sáng tạo cao, nhưng lại không gặp được nhiều thành công. Một trong những sản phẩm đi trước thời đại của hãng là những chiếc smartphone mang thương hiệu Prada, với màn hình và giao diện cảm ứng được ra mắt vào năm 2006, trước cả chiếc Apple iPhone đầu tiên.
Gần đây nhất, chiếc LG G6 là một trong những sản phẩm đầu tiên sở hữu màn hình 18:9, một tỉ lệ mà gần như tất cả các nhà sản xuất khác đã áp dụng cho sản phẩm của mình. Trước đó, chiếc G5 cũng có những tính đặc biệt, nhưng khả năng thay mô-đun chuyên nghe nhạc, chuyên chụp ảnh.
Tuy vậy, những sản phẩm của LG liên tục gặp lỗi, trong đó nghiêm trọng nhất là lỗi bootloop. Toàn bộ sản phẩm từ G3, G4, G5 và các dòng &’V’ đều gặp lỗi diện rộng, người dùng cũng mất dần tự tin để đầu tư vào smartphone LG.
Có lẽ đã qua rồi thời smartphone có những công nghệ &’khác người’. Một chiếc smartphone thành công phải hội tụ được nhiều yếu tố làm thành một sản phẩm hoàn thiện trên mọi mặt. Tất nhiên, các hãng có thể chọn lấy một yếu tố nổi bật nhất để quảng cáo, nhưng nếu như chất lượng pin, màn hình, sức mạnh xử lí không thực sự tốt thì cũng sẽ bị đào thải.
Tới nay thì quảng cáo cũng quan trọng như những tính năng sáng tạo vậy. Samsung chưa bao giờ là một hãng có những tính năng độc lạ như đã đề cập ở trên, nhưng hiện nay đã là hãng sản xuất smartphone lớn nhất Thế giới. Hãng tạo ra những sản phẩm có tính hoàn thiện tốt, sau đó quảng cáo rầm rộ ở các phương tiện đại chúng, nên đã thành công hơn so với những thương hiệu đã kể ở trên.
Theo Android Authority
"Huyền thoại" Palm sắp được hồi sinh bằng nền tảng Android
Sau 3 năm bỏ mặc thương hiệu điện thoại thông minh đình đám một thời, giờ đây TCL quyết định cho hồi sinh Palm dựa trên nền tảng Android 8.1 Oreo.
TCL đã mua Palm hơn 3 năm trước, nhưng công ty Trung Quốc đã quyết định giữ thương hiệu điện thoại thông minh huyền thoại này trong tủ kính thay vì hồi sinh nó. TCL hiện sở hữu cả giấy phép sản xuất và kinh doanh điện thoại thông minh của BlackBerry, do đó vài năm qua hãng chỉ tập trung phát triển thương hiệu này.
Tuy nhiên, một thông tin gần đây có thể sẽ làm cho fan hâm mộ của Palm cảm thấy vui mừng. Theo đó, thương hiệu này có thể sẽ trở lại bằng một sản phẩm mới có tên mã là PVG100. Thiết bị vừa nhận được giấy chứng nhận FCC (Federal Communications Commission) và Wi-Fi Alliance.
Mặc dù thông số kỹ thuật của điện thoại đã không được tiết lộ từ các tài liệu chính thức nộp tại các cơ quan quản lý. Nhưng rất có thể Palm PVG100 sẽ là mẫu điện thoại thông minh chạy Android 8.1 Oreo và nhiều khả năng TCL sẽ cho ra mắt sớm trong năm nay.
Trước đó hồi tháng 3, từng có thông tin về một thiết bị Palm bí ẩn có thể kết hợp với nhà mạng Verizon sắp sửa được ra mắt. Kết hợp tin đồn lần này, giới phân tích tin rằng thương hiệu điện thoại thông minh Palm từng ở ngôi vị số 1 trong quá khứ sẽ được hồi sinh vào một thời điểm nào đó trong năm nay.
Theo vtv
Apple sẽ ra mắt iPhone đặc biệt dành riêng cho thị trường Trung Quốc? Nhiều khả năng Apple không chỉ ra mắt 3 mà có đến 4 phiên bản iPhone khác nhau trong năm 2018, trong đó phiên bản iPhone đặc biệt hỗ trợ 2 SIM, 2 sóng sẽ chỉ dành riêng cho thị trường Trung Quốc. Tờ báo United Daily News (Đài Loan) dẫn lời nguồn tin thân cận từ Foxconn, đối tác lắp ráp iPhone...