Những hàng cổ thụ “giành” lối của người đi bộ Thủ đô
- Hàng chục cây xà cừ, sấu cổ thụ hai bên vỉa hè phố Lý Nam Đế (quận Hoàn Kiếm) và đoạn cuối phố Đội Cấn (quận Ba Đình) từ lâu đã “giành” lối của người đi bộ, nỗi ám ảnh của người điều khiển phương tiện giao thông.
Do vỉa hè ở những đoạn phố Lý Nam Đế, Đội Cấn khá hẹp chỉ trên dưới 2 mét nên nhiều cây xà cừ, sấu lâu niên có đường kính thân lớn choán toàn bộ chiều rộng vỉa hè khiến người đi bộ phải vòng xuống lòng đường.
Nhiều cây có bộ rễ lan xuống lòng đường cản trở giao thông, không ít vụ tai nạn do những rễ cây này gây nên.
Đoạn cuối phố Đội Cấn, nhiều cây ngả hẳn ra lòng đường, cùng những u, cục từ thân cây vươn ra giữa đường rất nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông.
Theo ông Nguyễn Hạnh Phước (57 tuổi), người dân sống ở phố Đội Cấn thì lợi ích với môi trường, sức khỏe con người của cây cối ai cũng biết nhưng do vỉa hè đoạn cuối phố Đội Cấn khá hẹp, thân cây xà cừ phát triển đã choán hết lối đi bộ.
Ông cho biết thêm, nhiều cây không chỉ choán lối đi mà rễ còn làm hỏng vỉa hè, lòng đường, thậm chí nhà của những hộ ở mặt đường.
Nhiều cây xà cừ, sấu cổ thụ hai bên vỉa hè phố Lý Nam Đế có thân mọc choán hết lối đi khiến người đi bộ phải xuống lòng đường.
Vỉa hè phố Lý Nam Đế chỉ rộng trên dưới 2 mét nên những gốc cổ thụ chiếm hầu như toàn bộ chiều rộng.
Vào mùa hè, dãy phố Lý Nam Đế rất mát mẻ do hai hàng cây cổ thụ trồng khá dày đổ bóng.
Xà cừ là loài cây phát triển nhanh, tán rộng nhưng bộ rễ phát triển theo chiều rộng, ăn nông nên không ít cây lâu năm có bộ rễ lan kín vỉa hè, choán lối đi.
Video đang HOT
Những biển cảnh báo được đặt khắp con phố, song với người đi bộ không dễ chấp hành khi gặp đa phần những gốc cây kiểu này dọc hai bên vỉa hè phố Lý Nam Đế.
Chủ nhân cửa hàng sửa chữa điện lạnh này tận dụng gốc xà cừ làm bàn uống nước vì theo anh đằng nào người đi bộ cũng không thể len chân qua đoạn vỉa hè này.
Không chỉ choán hết phần đường dành cho người đi bộ.
Nhiều đoạn rễ cây còn lan cả xuống lòng đường dành cho xe cơ giới.
Ông Nguyễn Thanh Tân, quản lý tòa nhà 73 Lý Nam Đế đang chỉ chỗ rễ cây xà cư làm hỏng bậc thang, nền nhà, ông Tân cho biết đã nhiều lần phải sửa chữa nền.
Tòa nhà số 93E Lý Nam Đế phải chừa chỗ cho một đoạn cành cây xà cừ chui vào bên trong.
Bộ rễ cây xà cừ trên phố Đội Cấn phá hỏng cả vỉa hè và một phần lòng đường. Người dân ở đây phàn nàn có vài vụ tai nạn do đoạn đội lên dười lòng đường gây ra.
Những thân cây xà cừ cuối phố Đội Cấn với những u nổi chìa ra lòng đường, có cái dài đến nửa mét.
Đã không ít lần tai nạn xảy ra do những u, cục này gây ra.
Dù nguy hiểm song những u, cục này vẫn tồn tại dù khá dễ dàng để cắt đi.
Với chiều cao của học sinh tiểu học, cậu học trò này vẫn phải hạ thấp người né thân cây xà cừ khi đi dưới lòng đường Đội Cấn.
Không chỉ chiếm lối đi trên vỉa hè, thân cây xà cừ trước cửa số nhà 512 Đội Cấn còn ngả ra phía lòng đường, rất nguy hiểm với các phương tiện giao thông.
Do gần trường Tiểu học Hoàng Diệu nên vào giờ tan học thân cây xà cừ trước cửa nhà 522 Đội Cấn này rất cản trở đi lại.
Chủ nhân căn nhà 522 Đội Cấn, anh Ngô Hạnh Phước cho biết “do ngay cạnh trường TH Hoàng Diệu nên vào giờ đưa đón học sinh đoạn này rất đông, không chỉ cản trở đi lại, u, cục lồi ra phía lòng đường còn gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện giao thông.
Lê Anh Dũng
Theo_VietNamNet
Hiệu quả của hệ thống "mắt thần" giám sát giao thông
Sau hơn 1 năm được lắp đặt và đưa vào sử dụng, hệ thống camera giám sát giao thông trên địa bàn TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã phát huy hiệu quả, góp phần giảm thiểu tai nạn cũng như nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông.
Giai đoạn 1 dự án lắp đặt hệ thống giám sát giao thông bằng camera tại TP Biên Hòa được công an tỉnh Đồng Nai triển khai vào đầu năm 2014. Có 58 trụ camera được lắp đặt tại 25 điểm giao thông quan trọng và phức tạp trên địa bàn TP như quốc lộ 1A, quốc lộ 51 (đoạn qua TP Biên Hòa), các tuyến đường Nguyễn Ái Quốc, Phạm Văn Thuận, Bùi Hữu Nghĩa... tại mỗi trụ camera đều có gắn 2 loa phóng thanh nhằm nhắc nhở người dân mỗi khi vi phạm các lỗi như dừng xe không đúng vạch khi đèn đỏ, đỗ xe không đúng nơi quy định. Tổng kinh phí gần 92 tỉ đồng.
Hệ thống camera giám sát giao thông được lắp đặt và sử dụng đã nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân.
Theo Thiếu tá Trần Trọng Thủy (Đội trưởng Đội CSGT Công an TP Biên Hòa), đơn vị tiếp nhận và điều hành hệ thống camera cho biết: Đây là hệ thống camera giám sát hiện đại, sử dụng phần mềm tự động, mã hóa các lỗi vi phạm của các phương tiện tham gia giao thông như chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ, lạng lách, lấn tuyến . sau khi nhận dạng lỗi phương tiện vi phạm giao thông, hệ thống tự động truyền trực tiếp về trung tâm giám sát để trung tâm thông báo cho lực lượng tuần tra giao thông tại chỗ hoặc hoặc lập biên bản gửi về địa phương, kể cả xe ngoài tỉnh.
Trường hợp phương tiện vi phạm có phiếu báo tới ba lần mà người vi phạm vẫn không đến nộp phạt thì Đội CSGT TP Biên Hòa sẽ phối hợp với công an địa phương mời lên làm việc. Nếu người vi phạm vẫn không chấp hành thì sẽ tiến hành cưỡng chế, tịch thu giấy tờ xe hoặc tang vật vi phạm. Thiếu tá Thủy nhấn mạnh.
Ngày 29/5/2014 hệ thống camera giám sát giao thông chính thức đi vào hoạt động, sau hơn 9 tháng đã phát hiện hơn 32.200 trường hợp vi phạm, lập biên bản hơn 22.000 trường hợp, trong đó xử lý hơn 17.500 trường hợp vi phạm, bao gồm phạt tại chỗ và phạt nguội bàng cách gửi giấy về nhà, phạt và nộp ngân sách nhà nước gần 7 tỉ đồng.
Hệ thống camera giám sát giao thông được lắp đặt tại các điểm giao thông quan trọng và phức tạp trên địa bàn TP Biên Hòa, Đồng Nai
Theo ghi nhận của PV, từ khi có hệ thống camera giám sát giao thông, ý thức chấp hành luật lệ của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có sự chuyển biến tích cực, tình trạng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, lấn tuyến đã giảm hẳn trên các tuyến đường, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn TP Biên Hòa, đặc biệt ý thức tự giác chấp hành giao thông của người dân đã nâng cao một bước.
Từ hiệu quả rõ rệt của dự án thí điểm hệ thống camera giám sát giao thông tại TP Biên Hòa, Ban giám đốc Công an tỉnh quyết định nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh. Hiện tại giai đoạn 2 của dự án tiến hành xong bước khảo sát, đang thuê các đơn vị lập dự án. Dự kiến hoàn thành trong năm 2015.
Theo Thượng tá Nguyễn Văn Thọ (Trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Đồng Nai), Ban đầu thực hiện dự án Công an tỉnh đã cử người đi học hỏi mô hình này từ một số tỉnh thành khác và dự kiến lắp đặt trên toàn tỉnh, nhưng do kinh phí đầu tư quá lớn, mặt khác cần phải có thời gian thử nghiệm về kỹ thuật cũng như con người vận hành, nhưng qua triển khai thí điểm thành công trên địa bàn TP Biên Hòa là cơ sở để công an tỉnh đẩy nhanh tiến độ dự án lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông trên phạm vi toàn tỉnh trong thời gian tới.
Ngoài camera còn có 2 loa phát thanh nhắc nhở mỗi khi người tham gia giao thông vi phạm.
Được biết ngoài việc phát hiện vi phạm giao thông, hệ thông camera giám sát giao thông còn ghi nhận, phát hiện và xử lý nhanh các vụ tai nạn giao thông cũng như các vụ gây mất an ninh tật tự trên địa bàn. Điển hình nhờ hệ thống camera giám sát giao thông, công an Biên Hòa đã bắt nóng hai đối tượng cướp giật trên đường phố. Truy lùng nhanh chóng và xử lý hai trường hợp ô tô gây tai nạn nhưng bỏ trốn. Thiếu tá Trần Trọng Thủy cho biết thêm.
Quang Đạm
Theo Dantri
Người đàn ông kêu cứu dưới gầm xe đầu kéo Chiếc xe đầu kéo lao tới đâm vào người điều khiển xe gắn máy rồi cuốn nạn nhân vào gầm, kéo lê gần 20 mét. Nằm dưới gầm xe tải, nạn nhân hoảng loạn kêu cứu. 6h30 ngày 14/3, người đàn ông khoảng 40 tuổi đi xe máy từ đường nhánh ra đoạn giao với đường Dân Chủ, phường Hòa Phú, thành phố...