Những hàng bún mắm nổi tiếng ở Sài Gòn
Xóm bún mắm ở đường Minh Phụng (quận 6) hay quán bún mắm Trần Huy Liệu (quận 3)… là địa chỉ ưa thích của những tín đồ trót mê hương vị món này.
Bún mắm là món ăn của người dân miền Tây Nam bộ, được chế biến từ con mắm cái, nấu cho rã thịt, lược lấy phần nước trong, nêm ít gia vị cho vừa miệng. Ăn kèm là bún tươi và các loại rau có trong vườn như rau đắng, cọng bông súng… Thỉnh thoảng, khi đãi khách phương xa, tô bún mắm lại được điểm xuyết thêm vài con tôm, lát cá. Khi du nhập vào Sài Gòn, món ăn được kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác như thịt heo quay, mực… làm cho bát bún mắm trở nên hấp dẫn hơn.
Bún mắm miền Tây là món ăn đậm đà được người Sài Gòn ưa thích. Ảnh: K.H.
Nước dùng là thành phần quan trọng nhất, điểm thu hút thực khách của món ăn dân dã này. Thành phần món nấu từ mắm các loài cá linh, cá sặc, cá lóc hay cá trèn cùng với bí quyết riêng của từng quán, được gia giảm để tránh đi cái nặng mùi cũng như vị gắt của mắm mà không làm mất đi hương vị đậm đà đặc trưng của món ăn. Nó phù hợp với khẩu vị của người Sài Gòn, không quá ngọt, quá mặn hay cay nhưng cũng không hề nhạt nhẽo.
Ăn kèm bún mắm là đĩa rau với các loại đặc trưng của miền Tây như cọng bông súng, rau đắng, kèo nèo, bắp chuối, rau muống chẻ… Đĩa rau chính là thành phần quan trọng làm cân bằng vị mặn của mắm trong món ăn.
Video đang HOT
Các loại rau đặc trưng miền Tây được dùng để ăn kèm với bún. Ảnh: K.H.
Nói đến bún mắm Sài Gòn, không thể không kể đến khu bún mắm nổi tiếng ở ngã tư Minh Phụng – Hậu Giang (quận 6). Từ sáng sớm cho đến tối mịt, các hàng quán ở đây luôn tấp nập khách ra vào. Với dân nghiền bún mắm, thì đây là địa chỉ được đánh giá cao về chất lượng, hương vị nước lèo đậm đà, nồng nàn đúng điệu miền Tây.
Một địa chỉ thành danh, nổi tiếng không kém là quán lẩu mắm, bún mắm nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Trần Huy Liệu (quận phú Nhuận). Đây được xem như là quán bún mắm lâu đời nổi tiếng ở Sài Gòn. Chính việc giữ được nguyên vẹn hương vị mắm trong từng bát bún làm nên điểm đặc biệt thu hút thực khách hơn 30 năm qua. Quán bún mắm trên đường Lê Quang Định (quận Bình Thạnh) cũng là một địa điểm nằm lòng của những người mê món ăn này. Không giữ hương vị đậm đà của món ăn, chủ quán đã gia giảm đi vị mắm để phù hợp hơn với khẩu vị của người Sài Gòn. Vào giờ cao điểm mỗi buổi chiều tối, rất đông thực khách nhẫn nại đứng chờ dưới lòng đường.
Ngoài những địa điểm nổi danh kể trên, có thể kể đến các quán khác như bún mắm Bạc Liêu (quận 10), bún mắm Cần Thơ (quận 5), quán bún mắm trong cửa Tây chợ Bến Thành hay quán bún mắm vỉa hè ở đường Hoàng Sa (quận Bình Thạnh), đây là địa chỉ thu hút nhiều khách Tây đến ăn vào mỗi buổi trưa.
Theo Monngonsaigon
[Chế biến] - Bún mắm
Món bún mắm của người miền Tây có vị ngọt, đậm đà và được xem là một món ăn mang nét đặc trưng.
Nguyên liệu:
Cách làm:
- Cho phần mắm cá với 1l nước dùng vào nồi đun nhỏ lửa cho đến khi xác cá nát mềm. Lọc lại qua rây và bỏ phần xác mắm cá.
- Cho phần nước dùng còn lại và hỗn hợp mắm trở lại nồi, thêm phần sả, ngải bún, hành tím vào đun dưới lử liu riu. Nêm gia vị bột ngọt, đường, nước mắm.
- Cà tím cho vào nồi nước dùng trước 10 phút để nấu mềm. Làm nóng chừng 2 muỗng canh dầu ăn với sả băm, để cho dầu vừa dậy thơm mùi sả là tắt bếp.
- Cho phần sả dầu ăn trở lại nồi nước dùng, thêm vài lát ớt tươi, nêm nếm lại gia vị lần nữa.
- Trụng bún cho nóng, bỏ cá, tôm, mực, thịt heo quay lên trên, thêm chút lá hẹ, rau đắng, rồi chan nước dùng có thêm cà tím. Dùng kèm rau sống.
Bí quyết: bạn có thể tìm thấy củ ngải bún loại ngâm sẵn là ngải bún Thái hay củ tươi bán ở chợ Bến Thành. Thêm ngải bún món bún mắm của bạn thơm và đầy vị hơn.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Xinhxinh
Bún mắm cua Gia Lai Chị bạn tôi đang làm việc tại TP.HCM, mỗi khi được ai đó nhờ giới thiệu về mảnh đất Gia Lai chị đều kể với một trạng thái khá hào hứng, liệt kê từ văn hóa, con người đến các danh lam thắng cảnh. Đặc biệt đến cuối câu chuyện lúc nào chị cũng kèm lời "ghi chú" cùng một nụ cười khá...