Những gương mặt Tây hát nhạc Việt nổi tiếng nhất
Rõ ràng đối với dân ngoại thì nhạc Việt không hề dở chút nào…
Suốt thời gian qua khi cuộc thi The Voice trở nên nóng bỏng trên sóng truyền hình thì cũng là lúc khán giả bắt đầu lời ra tiếng vào về chuyện thí sinh đua nhau hát nhạc ngoại. Quan điểm được mọi người đồng thuận nhiều nhất vẫn là nghi vấn: phải chăng nhạc Việt quá dở, khiến các sáng tác nội địa dần bị bỏ xó? Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn rất nhiều người yêu nhạc trên khắp thế giới dành tình cảm đặc biệt cho những ca khúc Việt Nam, mặc dù họ là dân Tây chính gốc 100%. Hãy cùng điểm qua các giọng hát từ “bập bẹ” cho đến thuần thục nhưng vẫn nồng nàn tình cảm, để thêm yêu những giai điệu sẽ mãi còn đọng lại trong tâm hồn người Việt Nam.
Sinh năm 1985, Kyo York đã từng học ở Đại học Marymount Manhattan, tốt nghiệp và làm việc tại Công ty Apple tại thành phố New York. Trong chuyến đào tạo kỹ năng giao tiếp trên tàu biển năm 2007 dành cho những sinh viên cuối khóa, Kyo đã đến Việt nam trên một chiếc tàu cập bến cảng Nhà Rồng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đó là lần đầu tiên, Kyo biết Việt Nam. Tưởng chừng chỉ là một chuyến đi thoáng qua như biết bao nơi khác, thế như cái “duyên” của Kyo với Việt Nam xem chừng đã được định đoạt từ lâu. Hai năm sau, anh có dịp quay trở lại miền Tây để thực hiện một chương trình dạy anh văn, tại đây anh bắt đầu chú ý đến tiếng Việt và các ca khúc thuần Việt.
Diễm xưa – Kyo
Sau vài lần thể hiện thử và được bạn bè nhiệt tình khuyến khích, Kyo ngày càng đầu tư, trau dồi. Anh tỏ ra rất khắt khe khi trình bày ca khúc Việt Nam, vì theo Kyo: “Phải tập thật kỹ để có phát âm chuẩn và phải hiểu được ý nghĩa của ca khúc đó. Vì ca khúc luôn thể hiện được một phần văn hóa sâu sắc của đất nước nên mặc dù điều này là khó khăn nhưng Kyo nghĩ nó thật thú vị, nhất là khi Kyo hiểu thêm về một văn hóa của một đất nước mà Kyo đang hòa nhập”. Và chỉ sau 1 năm miệt mài luyện tập, hiện Kyo đang là một ca sĩ chuyên nghiệp được yêu thích tại nhiều phòng trà nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, và anh rất ưa chuộng những tình khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Thanh Tùng, Phú Quang.
Chắc hẳn đến thời điểm này, cái tên Lee Kirby đã không còn quá lạ lẫm với những bạn trẻ hay “lướt mạng”. Nổi tiếng cách đây hơn một năm với đoạn video clip trình bày ca khúc “Diễm xưa” rất xúc động trên Youtube, Lee Kirby được người hâm mộ yêu mến vì tình cảm anh dành cho những ca khúc Việt, cho con người Việt và cho cả đất nước Việt Nam. “Chàng diễm xưa của xứ sở sương mù”, hay”anh chàng người Anh hát nhạc Việt” từ lâu rồi đã là những cái tên rất trìu mến mà mọi người dành cho anh.
Cát bụi
Video đang HOT
Đêm thấy ta là thác đổ
Tính đến bây giờ, Lee đã hát khoảng gần 15 bài hát bằng tiếng Việt. Lee cho biết có những bài hát nghe một lần là anh thích ngay lập tức,như bài “Quê nhà”, có những bài anh phải nghe rất nhiều lần mới hiểu được hết, từ đó mới thích, như bài “Em ơi Hà Nội phố”. Khi thích một bài hát rồi, anh sẽ tìm hiểu thật kĩ ý nghĩa của bài hát ấy, từng câu từng chữ, để khi hát có thể bộc lộ được hết cảm xúc. Lee không giỏi nói tiếng Việt cho lắm, nhưng phát âm trong các bài hát của anh lại khá chuẩn, đó là kết quả của việc tập luyện. Lee cười: “Để đạt được đến mức độ &’”Hát được’” một bài hát tiếng Việt, tôi có thể chỉ mất từ 5 đến 10 giờ đồng hồ. Nhưng để đạt đến mức độ “Hay và có cảm xúc”, thì phải mất đến hàng ngàn giờ tập mất”.
Richard Fuller là người Mỹ, ông đến Việt Nam cuối những năm 1960. Hiện ông vẫn sống ở TP HCM và dạy Anh ngữ thương mại tại Trường Apollo. Năm 1970, Fuller gặp Trịnh Công Sơn ở Đà Lạt và từ đó cho đến ngày Trịnh Công Sơn mất, họ đã có một tình bạn hơn 30 năm. Thế nhưng, chưa lúc ông nào tự nhận mình là một người bạn thân của nhạc sĩ. “Anh Sơn bạn bè rất nhiều” – Fuller nói – “Nếu chỉ căn cứ vào thời gian quen biết để gọi là thân tình thì có thể nói ông là người thân của bất cứ ai yêu nhạc Trịnh trên thế giới này”.
Một cõi đi về
Nối vòng tay lớn được trình bày bằng tiếng Anh
Không chỉ hát tiếng Việt, Richard Fuller còn yêu nhạc Trịnh đến mức dành hơn 20 năm dịch các ca khúc của người bạn quá cố sang tiếng Anh với hi vọng hàng triệu người trên khắp thế giới có thể hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về những tâm tư tình cảm của vị nhạc sĩ tài hoa, một tâm hồn đậm chất Việt Nam.
Cư dân mạng đã từng xôn xao trước clip “Cô hàng nước” của anh chàng có nick vsingleton trên Youtube. Anh bạn có khuôn mặt bầu bĩnh này sử dụng cây đàn Ukulele một cách khá thuần thục và biểu diễn bài hát “Cô hàng nước” bằng tiếng Việt rất nhuyễn.
Anh chàng Tây hát Cô hàng nước
Trong bài hát của tác giả Vũ Minh, dù có một số từ được anh phát âm chưa chuẩn lắm nhưng để thuộc một bài hát dài và có giai điệu đậm chất quan họ như “Cô hàng nước” quả là một điều không dễ, nhất là lại với người nước ngoài.
Điều đặc biệt nữa trong clip này là anh đã thể hiện một cách tự nhiên bài hát, tự đệm đàn cây đàn và thu âm từ bằng thiết bị kết nối với cái máy tính. Clip của anh đã nhận được sự tán thưởng của người nghe: “Quá là dễ thương”. Hay “Giọng quá chuẩn luôn, không xem clip mà chỉ nghe thì cứ ngỡ anh là người Việt”. Có bạn còn khẳng đinh “Đúng giọng Sài Gòn luôn!”. Và nhiều người cũng phải đặt câu hỏi: “Cái anh chàng này là ai vậy, hát dễ thương quá đi”. Mặc dù cho tới giờ danh tính của anh chàng có vsingleton này vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng giọng hát của anh thì đã vươn xa.
Ngoài ra, trên mạng cũng còn rất nhiều Clip của các ca sĩ “tay ngang” ở mọi độ tuổi, trình bày đủ mọi thể loại, với độ thuần thục tiếng Việt cũng khác nhau, thế nhưng tất cả họ đều có cùng điểm chung là tình yêu với âm nhạc Việt Nam, và không hát nhép.
Tình yêu tuyệt vời-một ca khúc được cậu nhóc tuổi teen này cho là “thấy đẹp” nên cố hát dù sợ “hát không đẹp lắm”
Một vòng trái đất – Ca khúc Việt còn được dân Mỹ ưa chuộng trong Các buổi liên hoan Karaoke
Ông Tây hát cải lương từng gây sốt tại miền Tây
Có thể thấy, những bài hát Việt nói riêng và tiếng Việt nói chung luôn có một chỗ đứng đặc biệt trong lòng bạn bè quốc tế. Không chỉ có cách phát âm thú vị mà ngôn ngữ của chúng ta còn là cả một kho tàng phong phú về ngữ nghĩa mà người ngoại quốc luôn muốn tìm tòi, khám phá. Như những gì mà các “ông Tây” ở trên đã chia sẻ, để có thể hát được một ca khúc Việt Nam, họ đã dành thời gian cùng nhiều công sức rèn luyện, không chỉ để bản thân có thể hiểu rõ ca từ, thông điệp của bài hát, mà người trình bày còn muốn truyền tải tất cả điều đó đến với người nghe, vì âm nhạc là một phần quan trọng của văn hóa, như Kyo York đã nói.
Với những tranh cãi đa chiều về việc hàng loạt tài năng trẻ đang ngày càng sử dụng nhiều ca khúc ngoại tại các sân chơi âm nhạc, có lẽ vấn đề nằm ở chổ họ đã thực sự cảm nhận được cái độc đáo của âm nhạc Việt Nam hay chưa? Và nếu chưa thì do đâu? Liệu có phải một phần trong các lý do là bởi ngay cả thế hệ đàn anh đàn chị cũng đang ngày càng thể hiện theo hướng nhạt dần, kém tìm tòi sáng tạo, loay hoay trong lối mòn, khiến các ca khúc Việt Nam thiếu đi sức thuyết phục với thế hệ trẻ.
Chuyện hát nhạc nước ngoài nhiều hay ít, hẳn nhiên không đáng lo, vì người Việt Nam cũng đã đến lúc cần hòa mình vào các thông điệp của thế giới, tuy nhiên nếu những giọng ca hay mà lại chỉ có thể hát được nhạc ngoại thì đó mới thật sự là vấn đề đáng suy ngẫm. Bên cạnh đó, những tài năng trẻ cũng cần học hỏi tinh thần của các “ông Tây” khi muốn thể hiện một bài hát không phải bằng tiếng mẹ đẻ, đừng quá dễ dãi với ý nghĩ: hát tiếng Anh cho sang, hay tỏ vẻ hợp thời. Nếu không có sự chuẩn bị đầu tư kỹ lưỡng, chưa nắm rõ thông điệp cũng nhưng phát âm thiếu chuẩn sát thì tất cả cũng chỉ là căn bệnh sính ngoại mà thôi, dù nhạc lý có vững đến đâu. Hãy tôn trọng văn hóa của bạn bè quốc tế như cách họ đã rất tôn trọng văn hóa Việt Nam thông qua âm nhạc.
Trung Kiên
Theo 2sao
Những giọng ngoại hát nhạc Việt nổi tiếng nhất
Không phải là những giọng ca xuất sắc, những gì Richard, Kyo hay Lee mang đến chỉ mới thỏa mãn cảm giác lạ nhưng như thế cũng đủ giúp họ có được vị trí trong lòng nhiều người yêu nhạc Việt Nam
Ngoài những nghệ sĩ thuộc lĩnh vực nhạc hàn lâm, yêu và quyết định lập nghiệp ở Việt Nam còn có các chàng trai Tây "rặt" mê nhạc trữ tình Việt, nhất là nhạc Trịnh và hát khá chuẩn. Hẳn nhiên, họ chỉ chiếm số ít nhưng vẫn đủ để tô điểm cho thị trường nhạc Việt hiện nay.
Từ thích đến đam mê
Yêu một cô gái Việt, chàng Tây theo học tiếng Việt để tiện giao tiếp, rồi học hát để tặng người yêu. Khi tình yêu nam - nữ tan biến thì chàng trai phát hiện bản thân anh đã gắn bó với mảnh đất này với một tình cảm lớn hơn. Đó là trường hợp của kỹ sư Kyo York (tên thật là Kyle Cochran).
Từ trái sang: Lee Kirby, ca sĩ Ánh Tuyết, Kyo York trình
diễn trong chương trình nhạc Trịnh Công Sơn tại Hà Nội.
Đặt chân đến Việt Nam lần đầu vào cuối năm 2009, theo dự án sinh viên Mỹ dạy tiếng Anh cho thanh niên ở tỉnh Hậu Giang, Kyo York nhanh chóng bắt nhịp với cuộc sống nơi xứ lạ. Sau khi chương trình kết thúc, các thành viên trong đoàn của anh người quay về Mỹ, người sang các nước khác để tiếp tục làm việc. Riêng Kyo chọn ở lại TPHCM để sinh sống. Quyết định này đưa anh rẽ sang bước ngoặt bất ngờ trong đời, đi hát như một ca sĩ thực thụ.
Trong một lần vô tình nghe ca khúc của Ngô Thụy Miên, Kyo cảm thấy mê mẩn và tìm bằng được lời ca khúc này, cố gắng tự học. Từ yêu thích, Kyo dần dần đam mê và dành rất nhiều thời gian học thuộc các ca khúc của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Phú Quang, Trần Tiến, Trọng Đài, Nguyễn Cường, Phạm Duy...
Phôi pha (Trịnh Công Sơn) - Kyo
Tự tin khả năng và muốn thỏa mãn niềm đam mê của bản thân, Kyo tìm đến phòng trà của ca sĩ Siu Black để xin hát. Giọng hát tốt và sự bạo dạn đến ngộ nghĩnh của anh đã chinh phục được cô chủ Siu. Ngoài việc tham gia trình diễn tại các phòng trà, Kyo York còn xuất hiện trong nhiều live show của ca sĩ Ánh Tuyết, chương trình kỷ niệm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hằng năm.
"Kiếp trước, tôi là người Việt Nam. Tôi thấy nhiều thanh niên Việt Nam hiện nay thích nhạc nước ngoài dù không hiểu hết ý nghĩa của nó. Tôi rất muốn họ yêu nhạc Việt vì có rất nhiều bài hát hay, ý nghĩa" - Kyo nhận xét.
Là giám đốc điều hành của trường tư thục Ashbourne do cha, một tiến sĩ vật lý người Canada để lại, mẹ (người Anh lai Ý) là giáo viên văn học Anh nhưng Lee Kirby (nổi lên từ năm 2009 với video clip Diễm xưa trên YouTube) lại chọn Việt Nam để thử sức khả năng ca hát và để thỏa niềm đam mê nhạc Việt. Với Lee Kirby, đât nước Viêt Nam có môt sức hút kỳ lạ, khó cưỡng.
Cát bụi (Trịnh Công Sơn) - Lee Kirby và Ánh Tuyết
"Những bạn trẻ ở Hà Nôi rât thân thiên. Cây đàn guitar này đã giúp chúng tôi kêt nôi lại với nhau. Có những bạn biêt chơi guitar thì chúng tôi thay nhau đệm đàn và có thê hát suốt buôi"-Lee tâm sự.
Lee cho biết anh đã hoàn toàn bị thu hút bởi nhạc Trịnh. Anh nhận thấy các bài hát tiếng Việt có điểm đặc biệt: "Phần lớn những bài tôi thích, lời của nó đều rất phức tạp và có những hình ảnh độc đáo, đầy chất văn hóa Việt Nam". Lee Kirby bây giờ đã là một ca sĩ hát nhạc Trịnh trong các phòng trà ca nhạc tại Hà Nội và TPHCM.
Muốn trở thành người Việt
Không chỉ yêu thích nhạc Việt và quyết tâm trở thành ca sĩ, nhiều "ông Tây" còn muốn trở thành người Việt thực thụ như Richard Fuller. Không ai nghĩ cái tên Nguyễn Phong Phú là của Richard Fuller - một người Tây "rặt" đã có mặt tại Việt Nam trong những năm cuối thập niên 1960. Richard Fuller là một tín đồ nhạc Trịnh, ông đến Việt Nam và yêu nhạc Trịnh như duyên nợ. Chính ông đã dịch sang tiếng Anh các ca khúc Da vàng của Trịnh Công Sơn rồi gửi cho danh ca Joan Baez hát trong phong trào phản chiến. Từ yêu nhạc Trịnh, ông yêu mến Việt Nam và chọn cho mình cái tên rất Việt.
Một cõi đi về
Như nghệ danh Trần Phong Phú của mình, cuộc đời Richard Fuller là những chuyến rong ruổi khắp nơi. Ông đi đi về về giữa Việt Nam và nước Mỹ. Thỉnh thoảng trong những quán cà phê, phòng trà ca nhạc, công chúng yêu nhạc vẫn bắt gặp hình ảnh quen thuộc về một ông Tây ôm đàn guitar hát say sưa những ca khúc Trịnh Công Sơn.
Không phải là những giọng ca xuất sắc, những gì Richard, Kyo hay Lee mang đến chỉ mới thỏa mãn cảm giác lạ nhưng như thế cũng đủ giúp họ có được vị trí trong lòng nhiều người yêu nhạc Việt Nam. Họ hát chuyên nghiệp ở nhiều phòng trà có tiếng tại TPHCM: Đồng Dao, ATB, Saxn'art Jazz Club, Lio... với sự hỗ trợ của nhiều ca sĩ Việt. Khán giả không khỏi kinh ngạc mỗi khi nghe họ cất tiếng hát những ca khúc tiếng Việt thật trôi chảy và rất cảm xúc.
"Hát là một điều rất tự nhiên. Nó đến từ tâm hồn bạn. Đó là một ngôn ngữ quốc tế mà tất cả mọi người trên thế giới đều có thể cảm nhận và hiểu được. Đối với tôi, hát đã giúp tôi thay đổi cuộc đời" - Kyo thổ lộ.
Theo Người Lao Động
Chàng Tây hát nhạc Trịnh làm show tạm biệt VN Trướ khi về nướ, chàng trai Anh Lee Kirby tổhứ đ&ecirm nhạ ở TP HCM để khép lại chặng hoạt động ca hát s&ociri nổi cùng ca sĩ Ánh Tuyết tại Việt Nam. Lee Kirby sẽó 2 đ&ecirm diễn tại phòng trà ATB, quận Phú Nhuận TP HCM. Rất y&eciru cá ca khú nhạ Trịnh C&ocirng Sơn, nhưng trong hai đ&ecirm này, anh...