Những góc tối đầy bí ẩn về Cheat Ninja – tổ chức đã hủy hoại hoàn toàn PUBG, Fortnite và Call of Duty nhờ kỹ nghệ “hack cheat” của mình
Thế mới thấy công nghệ hack cheat đã hủy hoại các siêu phẩm như PUBG thế nào.
Nếu là một tín đồ của dòng game FPS, chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều đã có không ít lần phải trải qua sự khó chịu bởi vấn nạn hack cheat. Đặc biệt, kể từ khi trào lưu game sinh tồn lên ngôi, những PUBG, Fortnite hay thậm chí cả Call of Duty cũng đều đã từng có thời gian thăng hoa trước khi xuống dốc bởi vấn nạn hack cheat. Và thủ phạm, được quy tụ cho một nhóm hack mang tên Cheat Ninja – những kẻ đã góp công không ít trong việc hủy hoại các siêu phẩm kể trên. Là một tổ chức bí mật, thế nên, Cheat Ninja có vô vàn những bí ẩn mà không phải ai trong chúng ta cũng biết được đâu.
Kiếm được hàng chục triệu đô, nhưng rủi ro cũng luôn đi kèm
Theo một số thống kê, chỉ trong 3 năm, Cheat Ninja – tổ chức gian lận nổi tiếng nhất thế giới này đã kiếm lợi hàng chục triệu đô la – con số mà có lẽ ngay cả những nhà phát hành game hợp pháp, thông thường cũng chẳng thể kiếm được trong suốt sự nghiệp của họ.
Thế nhưng, lợi nhuận cao đôi khi cũng đi kèm với rủi ro lớn. Các thành viên của Cheat Ninja có thể là triệu phú chỉ sau quãng thời gian ngắn, nhưng đổi lại, họ cũng hoàn toàn có thể phải đối diện án tù trong tương lai.
Gần như không thể theo dõi
Video đang HOT
Nhờ các ứng dụng nhắn tin được mã hóa và giao dịch tiền điện tử, gần như không thể theo dõi các thành viên trong Cheat Ninja. Tuy nhiên, không vì thế mà một số “đại lý nhỏ” có thể an toàn. Điển hình như trong cuộc triệt phá các đường dây hack cheat tại Trung Quốc vào giai đoạn cuối năm 2020, 10 đại lý đã bị bắt, trong đó có hai nhân viên “nòng cốt” của Cheat Ninja.
Thậm chí, trước khi bị bắt, Catfish – thành viên của tổ chức Cheat Ninja này còn đóng sạch các trang web chính và đập vỡ máy tính cá nhân của mình nhằm tránh để lộ thêm các thông tin.
Ban đầu, mọi thứ chỉ tập trung vào PUBG
Theo lời khai của Catfish, ban đầu anh và “các bạn” của mình chỉ tập trung vào việc hack cheat PUBG. Nhưng rồi theo thời gian, khi những phần mềm hack cheat trở nên phổ biến hơn, Catfish dần “lan” sang các trò chơi khác, đồng thời cũng cần nhiều hơn các cơ sở hạ tầng để phát triển đường dây của mình.
Khi Catfish xây dựng toàn bộ hệ sinh thái để hỗ trợ việc bán các trò gian lận mà anh và nhóm của mình đang tạo ra, anh đã đổi tên thành Cheat Ninja. Vào thời điểm đó, nhóm đã có một kênh Cheat Ninja Telegram chuyên dụng và một loạt các trang web mà họ sử dụng để quảng cáo phần mềm của mình.
Những thương vụ hack cheat đình đám, "lưu danh sử sách" trong Call of Duty - thương hiệu FPS hàng đầu trên thế giới
Call of Duty - thương hiệu luôn gắn liền với những tranh cãi bất tận về nạn hack cheat.
Có một thực tế khá đáng buồn là giờ đây, việc hack cheat gần như đã trở thành một phần không thể thiếu, hay nói cách khác, là thứ mà các game thủ luôn phải học cách chung sống, thích nghi, nhất là trong các tựa game FPS. Và trong suốt lịch sử của mình, Call of Duty - thương hiệu FPS hàng đầu thế giới có lẽ đã không còn quá bỡ ngỡ với vấn nạn hack cheat nữa. Thực tế, mọi thứ còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát tới mức Activision còn phải thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của Ricochet, phần mềm chống gian lận mới của hãng.
Ấy thế nhưng, dù có nỗ lực tới đâu, Call of Duty vẫn luôn nổi tiếng với những scandal hack cheat, tiêu biểu như các vụ việc đình đám trong quá khứ dưới đây.
Nhờ cả streamer nổi tiếng để "bắt gian"
Bạn không nghe nhầm đâu, đó chính xác là một trong những "bước đi" bị cho là tuyệt vọng mà Activision từng làm đấy. Alex Zedra - một cosplayer và streamer nổi tiếng đã được Activision mời gọi trở thành một phần của Call of Duty: Warzone bằng cách tạo ra nhân vật Mara mô phỏng cô ấy. Đổi lại, Alex thường xuyên tổ chức các buổi livestream trên kênh cá nhân của mình, và qua đó, hỗ trợ Activision "bắt" những kẻ gian lận.
3/2021, Alex đã bắt được một con "cá lớn", đó chính là nữ streamer IcyVixen, người hồn nhiên dí nòng xuống đất rồi hạ gục nguyên một team trên đồi theo cách khá thần thánh. Cũng từ đây, bạn trai của IcyVixen, một streamer khác cũng bị đưa ra ánh sáng và nhận án phạt cấm vĩnh viễn từ Warzone.
Gian lận ngay trong giải đấu trị giá 6 tỷ
Twitch Rivals: Doritios Bowl năm 2021, giải đấu với 250.000 đô la tiền thưởng đã bị rung chuyển bởi một vụ bê bối gian lận lớn tập trung vào bộ ba người chơi: Metzy_B, krypric_j0ker và Unifyz (thông qua NME ). Sau cùng, team này bị loại và như tuyên bố từ Twitch, họ xác định Metzy_B gian lận.
Thế nhưng sau đó, anh chàng này lại nhờ qua một bên trung gian truy cập vào máy tính từ xa và kiểm tra mọi tệp tin bất thường trong máy. Kết quả là chẳng có gì đáng nghi ngờ, nhưng anh chàng này và đồng đội vẫn bị loại khỏi giải.
Hack cheat ngay cả trong giải đấu từ thiện
Tới đây thì quả là vượt quá giới hạn chịu đựng của nhiều người. Trong giải đấu Royal Ruckus của Call of Duty: Warzone vào năm 6/2020, nơi mà 2/3 tiền thưởng của con số 150.000$ sẽ được trích ra để làm từ thiện, chẳng ai nghĩ rằng đội tuyển đứng đầu lại gian lận. Ấy vậy mà nó xảy ra thật.
Theo lời tố cáo từ một thành viên team về nhì, Team Sparkz - đội về nhất vô hiệu hóa chế độ crossplay - chơi đa nền tảng của Call of Duty - Warzone. Tức là về cơ bản, họ sẽ không phải đụng độ với những team chơi PC khi đang chơi bằng console. Đáng nói là luật lại không hề đề cập tới điều này. Và thế là tranh cãi lại trở nên gay gắt.
Đã miễn phí lại còn có sắp chống hack cực xịn, PUBG trở lại thời hoàng kim? PUBG chuẩn bị cập nhật hệ thống chống hack hoàn toàn mới, quyết diệt nạn hack cheat trong game. Kể từ khi ra mắt vào năm 2017, các nhà phát triển PUBG đã duy trì quy tắc "không khoan nhượng đối với những kẻ sử dụng phần mềm hack/cheat" nhằm tạo ra một môi trường chơi game lành mạnh và công bằng. Tuy...