Những góc khuất đằng sau vụ ’siêu lừa’ Huyền Như
Vụ án lừa đảo chiếm đoạt hơn 4.000 tỷ đồng do Huỳnh Thị Huyền Như gây ra đã thu hút sự quan tâm của dư luận, báo giới trong thời gian vừa qua.
Bị cáo Huyền Như
Chỉ cần gõ hai chữ Huyền Như lên công cụ tìm kiếm Google, trong vòng 0,45 giây đã cho ra 33.300.000 từ khóa có tên nhân vật này. Điều đó cho thấy vụ án lừa đảo chiếm đoạt hơn 4.000 tỷ đồng do Huỳnh Thị Huyền Như gây ra đã thu hút sự quan tâm của dư luận, báo giới như thế nào. Thế nhưng, để rõ hơn về con người thực sau song sắt, cũng như quá trình hầu tòa của “siêu lừa” này thì chỉ có các luật sư mới tường tận.
“ Nóng” dư luận, áp lực luật sư”
Bà Lê Nguyễn Quỳnh Thi và ông Nguyễn Văn Ngoan là hai luật sư nhận bào chữa cho bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như vào phút chót cùng với Luật sư Nguyễn Tiến Hùng (thuộc đoàn Luật sư Hà Nội)- người trực tiếp theo vụ việc ngay từ đầu. Luật sư Quỳnh Thi kể, đã từng tham gia tranh tụng nhiều vụ án nhưng đây là vụ án kinh tế hình sự lớn nhất mà bà tham gia nên lúc đầu cũng thấy áp lực.
Đặc biệt, quá trình tham gia vụ án của bà Thi chỉ bắt đầu khi cơ quan chức năng đã tiến hành xong phần điều tra, hồ sơ đã được chuyển sang tòa án để chuẩn bị xét xử. Trong khoảng thời gian chỉ hơn một tháng, bà Thi vừa đọc hồ sơ, tài liệu vừa 7 lần vào trại giam gặp trực tiếp Huyền Như nhưng chỉ trong chốc lát. Thời gian gấp rút nên khi vào gặp Huyền Như luật sư phải chuẩn bị trước những vấn đề gì cần làm rõ thêm, còn tất cả thông tin phải đọc kỹ hồ sơ vụ án.
Video đang HOT
“Mặc dù không nói ra nhưng qua thái độ, cử chỉ khi tiếp xúc, nét mặt Huyền Như buồn hơn khi có đứa con bên cạnh. Bởi có nói gì thì mọi chuyện đã quá muộn rồi, cô phải trả giá cho những sai lầm của mình”- Luật sư Quỳnh Thi nói.
Còn Luật sư Nguyễn Văn Ngoan thì cho biết, đây là vụ án có thời gian xét xử khá dài, trong vòng gần một tháng trời. “Tôi không chỉ có một vụ án này mà còn thực hiện nhiều vụ án khác. Khi được tòa giao vụ án này, tôi phải sắp xếp lại công việc của mình, xin lùi lại các phiên tòa khác để có thời gian tập trung cho vụ án” – Luật sư Ngoan nói.
Một điều khó khăn khác là có 3 luật sư bào chữa cho Huyền Như, nhưng luật sư Nguyễn Tiến Hùng thì ở tận Hà Nội và đến khi cận ngày xét xử mới vào TP Hồ Chí Minh. Luật sư Thi kể, lúc đầu cũng chịu áp lực là không biết 3 luật sư có đồng quan điểm trong các tình tiết để bảo vệ cho Huyền Như hay không. “Nhưng may mà trước khi phiên tòa diễn ra, cả ba luật sư đều trao đổi nhanh và thống nhất quan điểm”. Nhờ đọc kỹ hồ sơ vụ án, các luật sư bào chữa cho Huyền Như cũng đã định hình được tội danh và trách nhiệm mà Huyền Như phải chịu, còn lại là vấn đề tranh luận về hành vi cấu thành tội phạm của Huyền Như.
Khi được hỏi, có trường hợp luật sư dựa vào những vụ án lớn để “đánh bóng” tên tuổi của mình hay không, thì luật sư Quỳnh Thi cho rằng cũng không hẳn, nhưng thừa nhận đây cũng là áp lực đối với chính bản thân mình. Bởi vụ án đã được truyền thông phản ánh nhiều, dư luận xã hội rất quan tâm, lại xét xử trong thời gian dài nên khi biện hộ, luật sư phải có chính kiến của mình, điều này phải được thống nhất, xuyên suốt từ đầu đến cuối để không bị lung lay trước áp lực dư luận. “Đây chính là điều mà một luật sư cần có để khẳng định trình độ, tên tuổi của mình chứ không nhất thiết phải dựa vào các vụ án lớn để đánh bóng tên tuổi” – Luật sư Quỳnh Thi nói.
Chát đắng chữ “tình”
Trong phần bào chữa tại tòa, Luật sư Nguyễn Tiến Hùng nhận định mấu chốt dẫn đến một vụ án lớn như thế này đều xuất phát từ lòng tham và sự cả tin. Có lẽ bị cáo khiến nhiều người theo dõi vụ án xúc động nhất khi đứng trước vành móng ngựa là Huỳnh Mỹ Hạnh, chị gái của Huyền Như.
Mới học hết lớp 9, hàng ngày bán trứng vịt lộn ở Tiền Giang nuôi 3 con nhỏ nhưng vì tin em gái Huỳnh Mỹ Hạnh lên Sài Gòn, đầu tiên là làm nhân viên, sau đó là Phó giám đốc một công ty cổ phần do Huyền Như lập nên. Bị cáo Hạnh không ngờ bị chính em gái của mình đưa đẩy đến vòng lao lý, để rồi khi nghe tòa tuyên mức án 14 năm tù thì bị cáo òa khóc.
“Khi tôi hỏi bị cáo sẽ làm gì để nuôi con thì Hạnh nói sẽ về bán trứng vịt lộn như ngày trước. Tôi nghe mà nghẹn lòng. Một bà Phó giám đốc đường đường ký chịu trách nhiệm hàng trăm tỷ đồng ngày nào mà chỉ ước mơ về “bán trứng vịt lộn” mà phải chờ hơn 10 năm sau khi trả giá” – Luật sư Trương Thị Hòa bào chữa cho bị cáo Hạnh nói.
Còn theo Luật sư Quỳnh Thi, sau nhiều năm bào chữa, tiếp xúc với nhiều bị cáo nhưng Huyền Như vẫn để lại những ấn tượng đặc biệt. Mỗi lần vào trại T17 để gặp Huyền Như lúc nào bên cạnh bị cáo cũng có đứa con đỏ hỏn mới vài tháng tuổi. Cùng là phụ nữ nên luật sư Quỳnh Thi hiểu tình cảm của người mẹ dành cho con như thế nào. “Đứa bé khiến tôi cũng có cảm nhận khác và tôi nghĩ bản thân bị cáo Huyền Như cũng cảm nhận được điều đó, rằng cô đang ở hoàn cảnh nào và điều gì đang chờ đợi con của cô ấy” – luật sư Quỳnh Thi chia sẻ.
Theo Xahoi
Chủ tịch nước yêu cầu khẩn trương rà soát vụ án Huyền Như
TTXVN ngày 9/5 đưa tin, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương rà soát vụ án, làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm.
Cụ thể, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương rà soát vụ án, làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo trên cơ sở đó xác định tội danh và quyết định mức hình phạt theo đúng luật định, xét xử công bằng, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để sót người, lọt tội, nhưng cũng không làm oan người vô tội.
Đồng thời, cần làm rõ và đầy đủ những vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, không loại trừ tổ chức, cá nhân nào, có hình thức xử lý tương xứng, đáp ứng kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân, có tác dụng tốt trong việc răn đe, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và làm cho kinh tế-xã hội phát triển lành mạnh hơn.
Văn phòng Chủ tịch nước đã có công văn nêu rõ yêu cầu nói trên của Chủ tịch nước, gửi tới các cơ quan pháp luật hữu quan.
Trước đó, sau khi TAND TP Hồ Chí Minh kết thúc xét xử sơ thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm với tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" và "Cho vay nặng lãi", có nhiều ý kiến khác nhau về bản án mà Hội đồng xét xử sơ thẩm đã tuyên.
Huỳnh Thị Huyền Như (áo hồng) tại phiên tòa sơ thẩm (Ảnh: VOV)
Nhiều bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án này có đơn kháng cáo. Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng có kháng nghị phúc thẩm. Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang xem xét, giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm.
Liên quan đến vụ án Huyền Như, bản án sơ thẩm của TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Như mức án tù chung thân vì đã có hành vi làm giả nhiều chữ ký, con dấu của các cá nhân, tổ chức để chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của nhiều tổ chức và cá nhân. Ngoài ra, 22 bị cáo khác trong vụ án cũng bị tuyên án tù.
Theo Dantri
Xét xử Bầu Kiên: Tuyên án xong Nguyễn Đức Kiên, vụ án vẫn chưa kết thúc Theo cáo trạng của VKS và tài liệu của vụ án cho thấy, dù tòa có tuyên án Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm thì vụ án này vẫn chưa thể kết thúc. Bị cáo Nguyễn Đức Kiên tại tòa sơ thẩm. Cục trưởng C46 - Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh - người trực tiếp có mặt chỉ huy phá án chia...