Những gốc Hoàng Mai giá trăm triệu ở Huế
Giá bán mai Huế thường cao hơn so với nhiều loài mai khác, một gốc mai có giá từ vài chục triệu đến cả trăm triệu, thậm chí là tiền tỷ.
Hoàng Mai được xem là cây cảnh “đặc sản” của xứ Huế, và còn được gọi là Lạp mai. Lạp là sáp ong, được ví với màu vàng tươi nhuận của hoa mai. Còn hiểu cách khác thì Lạp nguyệt là tháng chạp, vậy Lạp mai là loài hoa mai chỉ nở một lần trong năm vào cuối tháng chạp (tháng 12 âm lịch).
Mai Huế thường có 5 cánh và lá xanh, hương thơm nhè nhẹ, tịnh khiết và thanh thoát rất riêng biệt.
Giá bán mai Huế thường cao hơn so với nhiều loài mai khác, một gốc mai có giá từ vài chục triệu đến cả trăm triệu, thậm chí là tiền tỷ.
Gốc Hoàng Mai tạo thế độc đáo này được chủ vựa cây hô giá bán lên đến 200 triệu đồng.
Theo kinh nghiệm thì cây mai vàng càng già, hoa lại càng đẹp. Do đó, mọi người thường ưa chuộng lão mai.
Cây Hoàng Mai được rao bán giá 300 triệu đồng.
Video đang HOT
Chăm sóc mai là một công việc đòi hỏi người trồng mai, người chơi mai cần có kỹ thuật và kinh nghiệm về bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa cành, uốn thế, điều khiển trổ đúng vào dịp Tết…
Gốc Hoàng Mai được rao bán với giá 180 triệu đồng.
Gốc Mai được rao bán với giá 195 triệu đồng.
Những cây mai có gốc đẹp, thế độc đáo, lại có nụ nhiều thì càng được giá.
Nhiều người dân đi ngang qua Hội chợ hoa xuân Huế trước mặt Kỳ Đài đã dừng lại nhìn cây mai trăm tuổi giá một tỷ đồng.
Gốc Hoàng Mai có tuổi đời cả trăm năm được rao bán với giá một tỷ đồng.
Những người chơi mai lâu năm khuyên chậu mai cần được đặt ở vị trí trang trọng, đảm bảo đầy đủ ánh sáng, thông thoáng, tưới đủ nước, và thuận tiện chăm sóc trong những ngày Tết; tránh đặt chậu mai gần bóng đèn có công suất lớn làm hoa nở nhanh, nhanh tàn, héo nụ, cháy cành, thân.
Mặc dù mai vàng đắt đỏ nhưng vẫn được nhiều người chọn mua để chơi dịp Tết.
Võ Thạnh
Theo VNE
Nghề săn mai cảnh kiếm tiền triệu ở Huế
Đi săn tìm cây mai vàng để mua về chăm sóc, bán trong dịp Tết đã trở thành một nghề "hái ra tiền" đối với nhiều người chơi cây cảnh lâu năm ở Huế.
Làm nghề buôn cây cảnh lâu năm, anh Lê Hoài Nam (phường An Đông, TP Huế) cho biết có hai loại mai bán chạy dịp Tết là Hoàng Mai (mai Huế) và Hoàng Diệp.
"Với mai Huế, cây đẹp giá lên đến vài chục triệu, thậm chí cả trăm triệu nên khách hàng chủ yếu là những người khá giả" anh Nam nói.
So với Hoàng Mai thì Hoàng Diệp rẻ hơn nhiều nhưng không có sẵn ở địa phương, cánh săn mai thường phải lặn lội vào Bình Định, Quảng Ngãi... đặt tiền trước cả tháng để mua, rồi mang ra Huế bán vào dịp Tết. Loại mai này có giá trên dưới một triệu đồng mỗi cây.
Nghề buôn mai giúp nhiều người "hái ra tiền" dịp Tết. Ảnh: Võ Thạnh.
Cũng là "thợ săn mai", trước Tết vài tháng, ông Lê Hữu Chiến (62 tuổi, phường An Đông, TP Huế) thường khăn gói đi khắp nơi tìm mua mai mang về chăm sóc. Sau đó, ông ngày đêm kỳ công cắt tỉa, tạo thế và chăm sóc cây.
"Hơn 20 năm làm nghề này, tôi chưa bao giờ lỗ vốn, chỉ có hoà trở lên", ông Chiến nói và giải thích người làm công việc săn mai đều am hiểu về cây cảnh, "nhìn thoáng qua là biết giá trị cây mai, tính được lời lỗ". Theo ông, những cây mai có giá trị trước hết ở bộ rễ đẹp, sau đó mới đến thân, cành.
Ông Chiến kể, dịp cuối năm vừa qua ông đi mua được 4 cây Hoàng Mai của người dân ở một vùng quê giá 21 triệu đồng, vài ngày sau bán lại 3 cây cho khách ở thành phố, thu về 30 triệu đồng.
Một cây mai được ông Tuấn tạo lại thế. Ảnh: Võ Thạnh.
Ông Ngô Văn Tuấn (72 tuổi, làng Vân Dương, xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy) là chủ vườn mai gần 200 gốc, trong đó nhiều cây trước đây ông mua chỉ vài trăm nghìn đồng nay có giá tiền triệu.
Theo nghề nhiều năm, ông Tuấn nhớ mãi vụ mua mai "siêu lãi" gần 10 năm trước. Khi đó ông có duyên mua được vườn mai 23 cây với giá 18 triệu đồng. Ông đưa cây về, tỉa cảnh và tạo lại thế, rồi thoa mủ cao su để chống thối cành, sau đó để cây vào những chậu sang trọng nhằm tăng giá trị.
Theo thời gian, trong số 23 cây mai mua về, ông bán mỗi cây với giá từ trên 10 triệu đồng. Hiện ông vẫn còn 5 cây mai mua từ 10 năm trước, nhiều người trả giá cao nhưng ông muốn giữ làm kỷ niệm.
Dịp Tết năm nay, ông Tuấn đưa ra thị trường gần 30 chậu Hoàng Mai. Theo ông, mỗi dịp xuân về, ai cũng muốn có một cây mai vàng chưng trong nhà, nhưng để cây nở hoa đúng ba ngày Tết thì phải chăm sóc rất công phu. Vì vậy ít người tự trồng để chơi, chủ yếu đi mua. "Đây là cơ hội cho nghề săn mai cảnh tiếp tục phát triển", ông Tuấn nói.
Võ Thạnh
Theo VNE
Huế tái hiện Lễ dựng nêu trong cung đình triều Nguyễn Trong đời sống cung đình ở Huế, trước ngày Tết người xưa thường làm lễ "Thướng tiêu" tức dựng nêu để báo hiệu một năm đã qua, ngày Tết đã tới. Sáng 20/1 nhằm ngày 23 tháng chạp âm lịch, trên cơ sở chất liệu cung đình, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã tái hiện một kịch bản có...