Những góc bếp giá 30 triệu đồng của 9X mê mô hình thu nhỏ
Để dựng lên những góc nấu nướng nhỏ xinh với vô số đồ dùng khác nhau, Thái Trinh phải sưu tầm các mô hình trong nhiều năm và chi đến 20-30 triệu đồng cho một căn bếp hoàn chỉnh.
Chủ nhân của những góc bếp tí hon tràn đầy sắc màu này là Thái Trinh, sinh năm 1993, hiện sống cùng gia đình ở thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Trinh bắt đầu chơi mô hình từ năm 2015 với nhiều loại không gian thu nhỏ khác nhau. Về chủ đề bếp, đến giờ cô đã dựng 3 mô hình hoàn chỉnh và tiếp tục thực hiện một phòng bếp khác.
Chia sẻ với Zing về niềm đam mê mô hình thu nhỏ của mình, Thái Trinh nói rằng việc chế tạo những không gian nhỏ xinh giúp cô thoả ước mơ trở thành kiến trúc sư và thiết kế nội thất ngày bé. Từ khi còn là cô nhóc, Trinh luôn yêu những món đồ chơi bé xinh, cô cũng có sở thích tự làm các món đồ thủ công, đòi hỏi sự tỉ mẩn, chăm chút.
Trong quãng thời gian học đại học, 9X bắt đầu tiếp xúc với thú chơi mô hình qua các ứng dụng ảnh như Pinterest, Flickr hay Instagram và bắt đầu tự mày mò chơi từ đó.
Những căn bếp của Trinh sở hữu hàng loạt món đồ dùng có kích thước, màu sắc đa dạng, được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng trong một bố cục nhất định. Trinh lấy cảm hứng sáng tạo từ việc tham khảo, nghiên cứu qua rất nhiều hình ảnh về các căn bếp thật trong đời sống.
Cô gái quê Kon Tum chia sẻ mình rất hâm mộ những căn bếp được bài trí theo phong cách Hàn Quốc, Nhật Bản mang gam màu tươi sáng, trang trí với nhiều vật dụng nhỏ có màu sắc và thiết kế dễ thương. Mong muốn thiết kế ra căn bếp đẹp như vậy và chụp ảnh cho mọi người cùng nhìn ngắm đã thôi thúc Thái Trinh sáng tạo. Cô nói rằng gần như ngày nào mình cũng suy nghĩ về việc làm ra mô hình như thế nào.
Video đang HOT
Thiết kế mô hình chủ đề bếp của Trinh thường theo phong cách Vintage, Zakka, bếp truyền thống từ thời Showa Nhật Bản. Kích thước của mô hình có nhiều cỡ từ 1/12, 1/8, 1/6… so với đồ thật.
Khi bắt đầu dựng một mô hình mới, cô lên các bản vẽ ý tưởng và tự tay làm các phần khung nhà, tủ bếp, máy hút mùi. Các vật dụng để trang hoàng cho căn bếp khác được Trinh đặt hàng thông qua một người bạn cũng chơi mô hình thu nhỏ nhập đồ từ Nhật về.
Về chi phí tạo dựng các mô hình kỳ công như thế này, Thái Trinh nói rằng rất khó để đong đếm chuẩn xác. Để có một mô hình theo ý tưởng, cô phải sưu tầm và tập hợp rất nhiều set đồ chơi hoặc các hộp full set (1 full = 8 set). Giá của mỗi set tuỳ thuộc vào độ hiếm, năm sản xuất. Set mới có giá khoảng dưới 300.000 đồng. Set cổ thì dao động 500.000-600.000 đồng, thậm chí có set giá bán cả triệu đồng. Tổng chi phí cho một căn bếp hoàn chỉnh của Trinh tiêu tốn đến 20-30 triệu đồng.
Ngoài các mô hình bếp, những “đứa con tý hon” của 9X còn được tạo hình theo một số chủ đề như tạp hoá thời Showa Nhật Bản, cửa hàng bánh mì, nhà gỗ Nhật Bản…
Tài khoản Instargram @mini_story_93 của cô gái 27 tuổi đăng tải loạt ảnh chụp các mô hình xinh xắn thu hút hơn 13.000 người theo dõi. Vì thú chơi mô hình thu nhỏ ở Việt Nam chưa phổ biến, ít người biết, Thái Trinh có cơ hội kết nối với những người cùng đam mê ở các đất nước khác qua tài khoản mạng xã hội này.
Bà mẹ Hà Nội tự làm nhà đồ chơi bằng thùng các tông, các con thích chí dọn luôn vào ở
Chỉ cần tận dụng các món đồ cũ trong nhà, chị Tú đã tự sáng tạo ra những món đồ chơi "bền - đẹp - rẻ" cho 2 nhóc tỳ nhà mình.
So với việc mua đồ chơi ngoài hàng, nhiều bậc phụ huynh lại thích tự mày mò, làm tặng con các món đồ chơi hơn. Bởi việc này không chỉ giúp tiết kiệm 1 khoản tiền mà còn đem lại nhiều ý nghĩa, thể hiện công sức, tình cảm mà bố mẹ dành cho con.
Chị Tú là một bà mẹ trẻ hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Hai con của chị đều còn nhỏ, một bé 4 tuổi và một bé 2 tuổi.
Chị Tú không học chuyên ngành về thiết kế nhưng lại có niềm đam mê mãnh liệt với những món đồ thủ công.
Mặc dù không học chuyên ngành về thiết kế nhưng chị Tú lại có niềm đam mê mãnh liệt với những món đồ thủ công. Chị thường xuyên đan áo, tự làm những con búp bê bằng len xinh xắn để tặng các con. Trong dịp hai bé được nghỉ ở nhà dài ngày vì dịch Covid-19, chị Tú quyết định tự làm 1 món đồ chơi đặc biệt để tặng 2 nhóc tỳ. Đó là 1 căn nhà đồ chơi từ thùng các tông.
"Những ngày nghỉ ở nhà, một trong những kinh nghiệm mình rút ra là làm cho bọn nhỏ một cái ổ riêng rồi chúng nó chui miết trong đấy gọi cũng chẳng thèm ra", chị Tú thích thú chia sẻ.
Chị Tú cho biết, trong một lần dán nhà giúp bạn, vì thấy thừa xốp nên chị nảy ra ý định mua lại để làm nhà đồ chơi cho các bé. Hôm đó nhà chị mua máy giặt mới nên đã tận dụng luôn cả thùng các tông đựng máy giặt. Tổng thiệt hại chỉ hết vỏn vẹn 200 ngàn đồng nhưng thành quả thì lại thích mê, đạt đủ 3 tiêu chí "bền - rẻ - đẹp".
Ngôi nhà được chị Tú làm cho con.
"Cách làm thì đơn giản lắm. Các mẹ hoàn toàn có thể tự làm cho các con. Bản thân mình chỉ mất một buổi tối là "xây" xong nhà cho các con rồi", chị Tú kể lại.
Theo đó, chị Tú đã ngồi đo đạc diện tích thùng bìa các tông và các tấm xốp dán nhà, sau đó tỉ mỉ cắt theo kích thước dưới đây. Xong xuôi chỉ cần ráp lại theo thiết kế là xong. Trong căn nhà nhỏ, chị Tú còn khéo léo lắp thêm đèn đom đóm dùng pin, loại không cắm điện để bảo đảm an toàn cho 2 nhóc tỳ.
Ngôi nhà dược chị Tú làm theo kích thước sau.
Ngôi nhà được chị Tú làm từ những vật liệu đơn giản.
Theo kinh nghiệm của chị Tú, để làm thành công ngôi nhà các tông này thì bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Chọn thùng các tông dày (cỡ thùng máy giặt, tủ lạnh) hoặc dán các lớp với nhau cho dày dặn.
- Nên giữ nguyên đáy thùng, cắt phần trên làm mái như hình. Vì giữ nguyên đáy sẽ giúp nhà vững hơn, chịu lực tốt hơn.
- Cửa thì bằng dao rọc giấy lớn sẽ dễ hơn dùng kéo cắt.
Ngôi nhà đồ chơi được trang trí thêm đèn đom đóm.
- Xốp trang trí là loại xốp giả gạch, mặt sau có lớp dính bóc ra dính vào rất dễ, nếu tìm trên google từ khoá "xốp giả gạch" sẽ ra rất nhiều nơi bán. Nên cắt tạo hình xốp trước khi dính vào nhà.
- Nếu trang trí đèn thì nên mua loại đèn dùng pin, không mua loại cắm điện để đảm bảo an toàn cho các con.
- Chỉ nên dán xốp trang trí mặt ngoài nhà, nếu dán cả bên trong thì nhà rất nặng, khó giữ được dáng. Bên trong nhà nên giữ nguyên để các bé có thể tự do vẽ vào, thỏa sức sáng tạo.
Chia sẻ bí quyết "xây nhà", chị Tú hy vọng các bậc cha mẹ có thêm một bí kíp hay ho để làm đồ chơi cho con trong những các bé ở nhà dài ngày vì dịch.
Thanh Hương
Mách cha mẹ cách thiết kế chỗ chơi cho con trong nhà vừa thông minh lại tiết kiệm diện tích Bạn đang tìm kiếm ý tưởng để thiết kế một chỗ chơi cho con trong nhà thì đừng bỏ qua những gợi ý vô cùng hữu ích dưới đây. 1. Tạo không gian đa hoạt động Chúng ta đều biết rằng trẻ nhỏ có khoảng thời gian tập trung vào một món đồ chơi là khá ngắn. Vì vậy một không gian vui...