Những Giáo hoàng mê mẩn xe “Mẹc”
Một chiếc Mercedes-Benz M-Class được thiết kế riêng với phần thân xe đặc biệt mệnh danh Popemobile vừa được đích thân Chủ tịch HĐQT tập đoàn Daimler AG trao cho Đức Giáo hoàng tại tòa thánh Vatican.
Người đứng đầu tôn giáo Thiên Chúa sẽ sử dụng chiếc xe Mercedes-Benz Popemobile tại các chuyên công du gặp gỡ công chúng, không chỉ ở Vatican mà còn ở nước ngoài. Chiếc xe được thiết kế chuyên biệt giúp Đức Giáo hoàng có thể đến gần hơn với công chúng, song vẫn đảm bảo sự an toàn và thuận tiện cao nhất. Được biết, Đức Giáo hoàng sử dụng chiếc Popemobile này lần đầu tiên vào ngày 8 /12 vừa qua ở Rome, nhân ngày lễ ăn mừng của đạo Thiên Chúa được tổ chức ở quảng trường Spanish Steps nổi tiếng.
Đích thân chủ tịch tập đoàn Daimler trao xe cho Đức Giáo hoàng
Chiếc xe di động dành riêng cho Đức Giáo hoàng Popemobile được trang bị những công nghệ tối tân nhất, dựa trên nguyên bản chiếc M-Class. Ngoài ra, chiếc xe còn được thiết kế riêng về nội thất. So với phiên bản cũ, mái vòm đã được mở rộng để tăng thêm không gian bên trong xe và thuận tiện hơn khi lên xuống. Khoảng nhìn của Đức Giáo hoàng cũng được cải thiện đáng kể nhờ vào lớp kính được mở rộng hơn, với trần được chiếu sáng. Ngai vàng được thiết kế nổi bật với hình thêu huy hiệu của Đức Giáo hoàng.
Cận cảnh chiếc Popemobile
Cũng giống như các xe dành cho Đức Giáo hoàng trước đây, chiếc Popemobile được sơn màu trắng kim cương. Để thuận tiện hơn khi liên tục được vận chuyển bằng máy bay, Mercedes-Benz đã giảm chiều cao bên ngoài của chiếc xe một vài centimet, trong khi vẫn tăng được chiều cao của không gian bên trong. Mercedes-Benz cho biết họ đã mất hơn 9 tháng để thiết kế chiếc xe đặc biệt này.
Video đang HOT
Xe được thiết kế riêng, với logo Giáo hoàng trên xe
Được biết, trong hơn 80 năm qua, Mercedes-Benz luôn được chọn để đồng hành cùng các chuyến công du chính thức của Đức Giáo hoàng. Chiếc xe Mercedes-Benz đầu tiên mà Đức Giáo hoàng sử dụng là chiếc Nuerburg 460 Pullman Saloon, dành cho Đức Giáo hoàng Piux XI năm 1930. Tiếp đó, đến những năm 1960, Đức Giáo hoàng John XXIII sử dụng chiếc 300D Laudelet, dưới bộ khung của một chiếc Cabriolet mang hộp số tự động. Sau đó, Đức Giáo hoàng Paul VI sử dụng chiếc Mercedes-Benz 600 Pullman Landaulet và tiếp theo là chiếc 300 SEL.
Popemobile được thiết kế dựa trên nguyên mẫu của chiếc xe địa hình G-Class huyền thoại
Từ những năm 1980, Đức giáo hoàng John Paul đệ nhị đã sử dụng chiếc xe được thiết kế riêng “Popemobile” – dựa trên nguyên bản của chiếc G-Class – để diễu hành tại quảng trường thánh Peter. Và từ năm 2002, các Đức Giáo hoàng hầu như sử dụng chiếc xe Popemobile G-Class này của người tiền nhiệm, và đó cũng là chiếc xe mà Đức Giáo hoàng Benedict XVI đang sử dụng đến hôm nay. Sau khi hoàn thành sứ mệnh đặc biệt của mình, những chiếc Popemobile sẽ được trưng bày tại Vatican và bảo tàng Mercedes-Benz ở Stuggart.
Đức Giáo hoàng Paul VI dùng Mercedes-Benz 300 D trong một chuyến công du
M-Class là một trong những mẫu xe bán chạy nhất của Mercedes-Benz, với tổng số hơn 1,2 triệu chiếc giao cho khách hàng trên toàn thế giới, kể từ lần ra mắt đầu tiên vào năm 1998, tiếp tục giữ vững vị trí ngôi sao trong phân khúc xe thể thao đa dụng hạng sang. Chiếc M-Class được Mercedes-Benz giới thiệu tại thị trường Việt Nam vào tháng 4/2012 với mức giá 3,44 tỉ đồng.
Theo VnMedia
Ai sẽ là chủ nhân Nobel Hòa bình 2012?
Trước công bố giải Nobel Hòa bình vào ngày hôm nay, dự đoán về chủ nhân của giải thưởng sôi nổi suốt mấy ngày qua. Những cái tên nổi bật gồm có EU và các lãnh đạo tôn giáo, những người đóng góp không mệt mỏi cho sự hòa hợp giữa đạo Hồi-Thiên Chúa.
3 người phụ nữ đã dẫn dắt cuộc chiến phi bạo lực vì quyền tham gia chính trường của phụ nữ đã đoạt giải Nobel Hòa bình 2011.
Theo Ủy ban Nobel Na Uy, năm nay có tới 231 cá nhân và tập thể nằm trong danh sách ứng cử tối mật của cơ quan này. Và người/tổ chức giành giải sẽ được công bố tại Oslo vào 11h sáng nay 12/10 (tức 3h chiều nay giờ Việt Nam).
Ứng viên ở nhiều lĩnh vực khác nhau có trong danh sách lựa chọn, nhưng vào cuối ngày hôm qua 11/9, giới quan sát đã bàn tán về một vài lựa chọn chính, với châu Âu đứng đầu danh sách dự đoán.
Đài NRK, đài thường nắm rất rõ về thông tin giải thưởng, cho biết ngay trước khi công bố, Ủy ban Nobel năm nay có vẻ như đã có quyết định cuối cùng nghiên về Liên minh châu Âu (EU), sau 60 năm "người" tiền nhiệm của cơ quan này, Cộng đồng than và thép châu Âu, chào đời. Cộng đồng than và thép châu Âu đã mang lại hòa bình và ổn định cho Âu lục lúc đó bị "tan đàn xẻ nghé" bởi chiến tranh.
"Ít nhất trong mắt người Na Uy, điều ngạc nhiên nhất là EU giành giải Hòa bình", nhà bình luận của NRK Knut Magnus Berge cho biết. Ông cho rằng giải thưởng trao cho EU sẽ ghi nhận vai trò lịch sử của khối này trong nỗ lực hợp nhất Âu lục sau Thế chiến II và trao cho khối động lực đúng vào thời điểm khu vực đồng tiền chung châu Âu đang vật lộn trong cuộc khủng hoảng nợ.
Song bầu cho EU sẽ gây tranh cãi, bởi 5 thành viên của Ủy ban Hòa bình được quốc hội Na Uy chọn và bản thân Na Uy đã hai lần từ chối gia nhập EU.
NRK cũng nhắc đến cuộc đấu tranh nhân quyền của giám mục Mexico Bishop Raul Vera Lopez trong danh sách ứng cử hàng đầu và cho biết NRK có cơ sở để tin giải năm nay sẽ được trao cho một người.
Giải Nobel hòa bình năm ngoái được chia sẻ cho 3 phụ nữ, đó là Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf, "chiến binh hòa bình" Leymah Gbowee của bà và nhà hoạt động Yemen Tawakkul Karman trong phong trào biểu tình được gọi là Mùa xuân Ả rập.
Trong khi đó đài truyền hình TV2, cũng là cơ quan thường được tiếp cận sâu với nguồn tin Nobel, dự đoán giáo sư khoa học chính trị Mỹ Gene Sharp sẽ đoạt giải, vì những lý thuyết đấu tranh phi bạo lực của ông, đã truyền cảm hứng cho các phong trào nổi bật khắp thế giới, trong đó có cả Mùa Xuân Ả rập.
Cái tên chung duy nhất được cả NRK và TV2 nhắc đến là EU, tổ chức mà thành viên Na Uy, chủ nhà của Nobel Hòa bình đã hai lần từ chối tham gia vào năm 1972 và 1994.
Chủ tịch Ủy ban Nobel Thorbjoern Jagland cũng là tổng thư ký Hội đồng châu Âu và là người ủng hộ nhiệt thành khối 27 quốc gia này. Nhưng các cuộc thăm dò gần đây cho thấy gần 3/4 người Na Uy phản đối nước họ gia nhập EU.
Cựu Thủ tướng Đức Helmut Kohl, kiến trúc sư chính của một châu Âu hợp nhất, cũng được giới quan sát đề cập đến là người có khả năng được trao giải năm nay.
Ngoài ra, giới quan sát còn nhắc tới một số cái tên ở đông Âu cho giải thưởng Nobel Hòa bình năm nay.
20 năm sau khi giải Nobel Hòa bình cuối cùng được trao cho châu Mỹ La-tinh, khi Rigoberta Menchu, người Guatamala, được nhận vinh dự đó vào năm 1992, NRK nhắc đến giám mục Mexico Lopez, người đã bảo vệ những số phận mong manh nhất ở một đất nước Mexico đang chìm trong cuộc chiến đổ nhiều máu của quân đội nhằm truy quét các băng nhóm ma túy.
Nhà hoạt động Afghanistan, người phản đối quần áo trùm đầu Sima Samar và Maggie Gobran, người được mệnh danh là "Mẹ Teresa" của Ai Cập vì hoạt động giúp đỡ người nghèo ở các khu ổ chuột Cairo, cũng được nhắc tới.
Người được trao giải Nobel Hòa bình năm nay sẽ nhận được một bằng chứng nhận, một huy chương vàng và khoản tiền 8 triệu kronor Thụy Điển (1,2 triệu USD) tại buổi lễ ở Oslo vào ngày 10/12 tới, đúng ngày mất của nhà công nghiệp Thụy Điển và nhà sáng lập giải Nobel, Alfred Nobel.
Theo Dantri
Pakistan bắt giáo sĩ đã tố bé gái đốt kinh Koran Một giáo sĩ Pakistan, người buộc tội bé gái theo Thiên Chúa giáo tội báng bổ đạo Hồi trong vụ việc gây ra quan ngại quốc tế, đã bị bắt giữ ngày 2/9 vì bị tình nghi thao túng chứng cứ và xúc phạm kinh Koran. ảnh minh họa Bé gái Rimsha, đã bị giam giữ sau khi bị bắt tại khu ngoại...