Những giai đoạn của ung thư vú và cách điều trị của từng giai đoạn mà bạn nên biết
Hiểu được những giai đoạn của ung thư vú giúp chúng ta có quyết định điều trị kịp thời và hiệu quả hơn.
Ung thư vú là một căn bệnh cực kì nguy hiểm đối với tính mạng và là nỗi lo hàng đầu của phụ nữ. Việc khám bệnh, quan sát cơ thể thường xuyên phát hiện những dấu hiệu của ung thư và chữa bệnh ngay lập tức là điều luôn được các bác sĩ khuyến cáo. Ung thư vú cũng như những căn bệnh ung thư khác đều trải qua các giai đoạn từ lúc phát bệnh đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng. Biết và hiểu dấu hiệu của từng giai đoạn ung thư vú cũng là một cách để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe trước căn bệnh hiểm nghèo này.
Các giai đoạn của ung thư vú phản ánh kích thước của khối u, tình trạng phát triển của bệnh và những ảnh hưởng của chúng đối với các cơ quan khác. Dựa vào kết quả khám nghiệm sinh thiết cũng như chụp X-quang, xét nghiệm máu… mà các bác sĩ có thể kết luận giai đoạn của ung thư vú. Biết được tình trạng và giai đoạn của bệnh sẽ giúp họ có những quyết định và cách điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng hiểu rõ được cơ hội sống sót của mình.
Dưới đây là 5 giai đoạn của ung thư vú và các phương pháp điều trị điển hình cho mỗi giai đoạn.
Giai đoạn 0: Tiền ung thư
Đây là giai đoạn sớm nhất của ung thư vú. Ung thư giai đoạn 0 phổ biến nhất là ung thư biểu mô tuyến tại chỗ, có nghĩa là sự tăng trưởng tế bào bất thường bắt đầu trong các ống dẫn sữa của vú.
Giai đoạn 0, ung thư vú không có tính xâm lấn, có nghĩa là nó đã không lan sang các mô khác trong vú. Các tế bào bất thường này cũng không lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Đối với những người ở giai đoạn ung thư này thường sẽ được điều trị bằng phẫu thuật hoặc với xạ trị, không cần thiết phải hóa trị. Những bệnh nhân bị thúc đẩy bởi estrogen hoặc progesterone có thể được điều trị bằng hormone sau phẫu thuật để giảm nguy cơ phát triển ung thư vú trong tương lai. Cơ hội có thể chữa trị của ung thư vú giai đoạn 0 đến 90% – 100% nếu kịp thời phát hiện.
Giai đoạn 1: Giai đoạn xâm lấn
Giai đoạn 1 ung thư vú còn được gọi là giai đoạn xâm lấn, có nghĩa là các tế bào ung thư đã bắt đầu lây lan sang mô vú khỏe mạnh. Ở giai đoạn 1A, khối u nhỏ hơn 2cm, chúng không lan ra ngoài vú và không có các hạch bạch huyết nào bị dính tế bào ung thư vào. Ở giai đoạn 1B, không có khối u hoặc khối u nhỏ hơn 2cm và các cụm tế bào ung thư vú nhỏ được tìm thấy trong các hạch bạch huyết.
Ở giai đoạn này, điều trị thường bao gồm cắt lumpectomy vú, cách giải phẫu chỉ lấy khối u ở vú ra với một vòng mô bình thường xung quanh và tiếp theo là xạ trị. Nếu khối u lớn thì phương pháp hóa trị có thể được khuyến nghị và nếu có các hạch bạch huyết thì sẽ thực hiện lấy sinh thiết. Cơ hội sống còn của bệnh nhân ở giai đoạn 1 là từ 80% – 90%.
Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển
Video đang HOT
Ở giai đoạn 2, các tế bào ung thư vú đang phát triển nhưng vẫn còn lành tính và ít ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Giai đoạn này có hai loại: 2A và 2B.
Ở giai đoạn 2A, có thể có một trong những dấu hiệu sau đây:
- Không có khối u và có ít hơn 4 hạch bạch huyết lan vào nách.
- Một khối u nhỏ, không quá 2cm, và có ít hơn 4 hạch bạch huyết ở nách.
- Một khối u từ 2cm – 5cm nhưng không có các hạch bạch huyết.
Ở giai đoạn 2B ung thư vú có thể có những dấu hiệu:
- Một khối u từ 2cm – 5cm và có các cụm tế bào ung thư vú nhỏ trong các hạch bạch huyết.
- Một khối u từ 2cm – 5cm và tế bào ung thư lan vào ít hơn 4 hạch bạch huyết ở nách.
- Một khối u lớn hơn 5cm và không có sự tham gia của hạch bạch huyết
Mặc dù giai đoạn 2, các khối u ung thư lớn hơn giai đoạn 1 và có sự xuất hiện của các hạch bạch huyết nhưng bệnh nhân vẫn có cơ hội điều trị cao. Các phương pháp bao gồm giải phẫu cắt bỏ vú hoặc cắt bỏ khối u, còn được gọi là giải phẫu cắt bỏ một phần. Sau đó là tiếp tục với xạ trị. Phần lớn bệnh nhân sẽ được khuyên áp dụng thêm hóa chất trị liệu là chemotherapy, đặc biệt đối với các tế bào ung thư lớn và có hạch bạch huyết ở nách.
Giai đoạn 3: Giai đoạn lan rộng
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã phát triển mạnh và lan đến các hạch bạch huyết nhưng không lan sang các cơ quan khác. Giai đoạn này được chia thành ba loại: 3A, 3B và 3C, dựa trên kích thước khối u và khối lượng của hạch bạch huyết.
Theo Viện Ung thư Quốc gia, giai đoạn 3A sẽ có biểu hiện là một khối u lớn hơn 5cm và các cụm tế bào ung thư vú nhỏ trong các hạch bạch huyết. Hoặc có thể là một khối u lớn hơn 5cm và ung thư ở 1 – 3 hạch bạch huyết gần xương ức.
Khối u ung thư giai đoạn 3B có thể có kích thước bất kỳ. Chúng nằm trong thành ngực hoặc da của vú, có thể gây sưng. Và chúng đã lan tới 9 hạch bạch huyết gần đó.
Ở giai đoạn 3C, tế bào ung thư lan đến 10 hoặc nhiều hạch bạch huyết dưới cánh tay. Ung thư trong các hạch bạch huyết gần xương đòn và gần xương ức.
Điều trị giai đoạn 3 phức tạp hơn rất nhiều. Bác sĩ thường sẽ yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú hoặc cắt bỏ khối u và xạ trị, cộng với đó là loại bỏ hạch bạch huyết bằng hóa trị.
Bệnh nhân có thể điều trị bằng hormone hoặc trải qua hóa trị trước để thu nhỏ khối u, tiếp theo là cắt bỏ vú và xạ trị. Những người bị ung thư vú giai đoạn 3 thường sẽ phẫu thuật để loại bỏ ít nhất một số hạch bạch huyết dưới cánh tay và có thể có bức xạ để điều trị các hạch bạch huyết gần xương đòn và xương ức.
Giai đoạn 4: Giai đoạn di căn
Ở giai đoạn 4, ung thư vú đã lan rộng hoặc di căn đến các cơ quan khác ở xa trong cơ thể, thường là xương, gan, não, hoặc phổi. Đây được gọi là giai đoạn ung thư vú di căn. Mặc dù giai đoạn 4 ung thư vú được cho là không thể chữa trị, nhưng có những phương pháp điều trị mới cho phép bệnh nhân sống lâu hơn và kéo dài thêm vài năm tuổi thọ.
Thuốc là cách điều trị chính cho ung thư vú giai đoạn 4 và hóa trị cũng thường xuyên được khuyên dùng. Phụ nữ bị ung thư vú sẽ dương tính với hormone, có nghĩa là chúng sẽ bị kích thích bởi các hormone nữ nên có thể dùng liệu pháp hormon như Tamoxifen hoặc chất ức chế aromatase để ngăn ngừa khối u tiếp tục phát triển.
Các loại thuốc tập trung vào đặc tính cụ thể của từng tế bào ung thư, được gọi là liệu pháp nhắm mục tiêu, có thể chặn tác động của các enzyme hoặc protein thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư. Phẫu thuật và xạ trị được sử dụng để làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh như đau nhức.
Nguồn: Health
Theo Helino
Đây là 4 căn bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới mà bạn nên tìm hiểu ngay từ bây giờ
Xoay quanh những căn bệnh ung thư phổ biến ở cả hai giới thì có tới 4 căn bệnh ung thư lại thường rất hay gặp ở nữ giới. Cùng tìm hiểu xem đó là những bệnh ung thư nào để biết cách điều trị ngay từ sớm.
Ung thư đang là căn bệnh ngày càng lan rộng trên xã hội, tỷ lệ tử vong ở cả nam giới và nữ giới đều rất cao. Đặc biệt trong số đó, có 4 loại ung thư mà nữ giới có khả năng mắc phải rất cao. Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết của 4 loại ung thư này để kịp thời phòng tránh bệnh từ sớm bạn nhé!
Ung thư vú
Từ những cơn đau vùng ngực bất thường, bạn hoàn toàn có thể mắc phải căn bệnh ung thư vú nếu không chủ động đi khám bệnh rõ ràng. Đây là một trong 4 loại ung thư mà nữ giới có khả năng mắc phải rất cao. Một số dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh ung thư vú ở nữ giới là có cảm giác đau tức ngực, thường xuyên ngứa ở vùng ngực, đau lưng và vai gáy, hình dạng và kích thước núi đôi có sự thay đổi khác lạ. Ngoài ra, một dấu hiệu đáng lưu ý nhất của bệnh ung thư vú là xuất hiện cục u, hoặc có một chỗ dày lên trong vú, nách.
Ung thư cổ tử cung
Với nữ giới trên 30 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung là rất cao. Bạn có thể nhận biết căn bệnh này qua những dấu hiệu như xuất huyết bất thường ngoài kỳ kinh nguyệt, quan hệ vợ chồng thấy có máu... Khi gặp phải những triệu chứng này, bạn cần chủ động đi khám ngay để tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung kịp thời. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa nguy cơ mắc phải căn bệnh này nhờ đi tiêm vắc-xin HPV từ sớm.
Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng hoàn toàn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào của nữ giới. Tuy nhiên, đây lại là loại ung thư vô cùng nguy hiểm và thường khó phát hiện từ sớm. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh ung thư này thường không rõ ràng và khá giống với những triệu chứng thông thường như có cảm giác đầy bụng, khó chịu, hoặc đau vùng chậu, ăn không tiêu, đầy hơi, táo bón... Ngoài ra, một vài dấu hiệu còn có liên quan mật thiết đến hệ tiết niệu như tiểu dắt, đi tiểu thường xuyên... Nếu vòng eo thay đổi bất thường thì nhiều khả năng là một triệu chứng cho thấy có khối ung thư trong vùng chậu.
Ung thư nội mạc tử cung
Bệnh ung thư này lại thường gặp ở phụ nữ trên 60 tuổi, tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm thì có thể điều trị bệnh tốt hơn. Phụ nữ sau mãn kinh nên chú ý tới một số dấu hiệu của bệnh ung thư nội mạc tử cung như xuất huyết âm đạo với máu đỏ sậm, lượng máu rỉ ra bất thường... Thậm chí, người bệnh còn có thể ra huyết trắng, đau bụng dưới, đau lưng, rối loạn đại tiểu tiện...
Thường thì những người lập gia đình và sinh con muộn, hay có kinh sớm có tỷ lệ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung cao.
Theo Helino
Tinh thần 'thép' chiến đấu với căn bệnh ung thư của hoa khôi đá cầu Huyền Trang khiến các bệnh nhân khác phải khâm phục Trong 5 năm điều trị ung thư vú, chị Huyền Trang vẫn luôn chiến đấu với tất cả sự cố gắng và mạnh mẽ. Tinh thần "thép" chiến đấu ung thư Chiều ngày 24/7, có mặt tại nhà hoa khôi đá cầu Nguyễn Thị Huyền Trang, toàn bộ không khí tang gia bao trùm khắp ngôi nhà. Mặc dù, chị Huyền Trang đã...