Những giá trị sống khác biệt trên đảo sinh thái biệt lập gần trung tâm TP.HCM
Tại đảo sinh thái Angel Island, các biệt thự được bao bọc bởi 4 mặt nước sẽ mở ra một không gian sống hòa mình với thiên nhiên, phương tiện di chuyển chính của cư dân là du thuyền.
Sáng đi làm trung tâm, chiều đi du thuyền về đảo
So sánh với các thành phố lớn trên thế giới thì tiêu chí mảng xanh của TP.HCM ở mức thấp. Tiêu chuẩn cây xanh ở đô thị châu Âu là 12 – 15 m2/người; ở đô thị châu Á là 8 – 10 m2/người. Trong khi đó, TP.HCM chỉ đạt 0,5 – 0,7 m2/người (trong báo cáo của Cục Thống kê, TP.HCM đạt 1,3m2/người tính cả rừng ngập mặn Cần Giờ).
Giữa bối cảnh bê tông hóa, sinh thái đã trở thành giá trị quý giá. Dự án nào dành quỹ đất lớn cho mảng xanh thiên nhiên, mặt nước và phát triển cảnh quan sinh thái càng mang lại giá trị đẳng cấp và vị thế riêng trên thị trường. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, một số nhà kiến tạo đã phát triển nhiều ý tưởng như tối ưu diện tích để trồng cây xanh, xây dựng hồ, thác nước, kênh đào nhân tạo, mang thiên nhiên kết nối gần hơn với cuộc sống.
Theo các chuyên gia, tập khách hàng cao cấp đa phần muốn sống ở trung tâm để thuận tiện cho công việc, gặp gỡ đối tác. Họ đồng thời là những cá nhân có phong cách sống đẳng cấp, thích tận hưởng những khoảnh khắc đáng giá giữa không gian sống biệt lập và tràn ngập cây xanh, tầm nhìn mở rộng ra sông, hồ.
Những dự án đáp ứng được cả 2 tiêu chí “gần trung tâm” và “có mảng xanh sinh thái rộng lớn” sẽ có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là khi quỹ đất trung tâm ngày càng khan hiếm.
Biệt đảo sinh thái Angel Island chỉ cách Bến Bạch Đằng ( quận 1, TP.HCM) 25 phút di chuyển
Đảo sinh thái biệt lập Angel Island đang trở thành tâm điểm của thị trường phía Đông Nam TP.HCM nhờ sở hữu mảng xanh rộng lớn, cùng sông nước bao quanh bốn mặt đảo. Lợi thế mang tính quyết định của Angel Island nằm ở vị trí, khi chỉ cách bến Bạch Đằng (Quận 1, TP.HCM) 25 phút di chuyển.
Hằng ngày cư dân có thể đi làm tại trung tâm thành phố bằng du thuyền sang trọng, vừa di chuyển nhanh chóng, hít thở gió sông sảng khoái, vừa tránh được kẹt xe và khói bụi ô nhiễm.
Video đang HOT
Cuộc sống thi vị trên đảo sinh thái gần trung tâm quận 1
Việc sở hữu biệt thự sinh thái trên đảo xanh gần trung tâm là điều ít ai nghĩ đến vì tính khan hiếm. Sự xuất hiện của Angel Island đã mang đến cho khách hàng thành đạt một lựa chọn mới, đáp ứng nhu cầu sống kết nối thiên nhiên giữa nhịp sống đô thị năng động.
Angel Island được bao bọc bởi 4 mặt sông nước, mang đến không gian sống thanh bình
Với vị trí độc đáo, việc di chuyển đến trung tâm thành phố trở nên thuận tiện và đầy cảm hứng, khi mỗi sáng, những chiếc du thuyền sang trọng đón cư dân Angel Island vào quận 1 – khu vực CBD (Central Business District – lõi trung tâm thương mại) của TP.HCM. Mỗi chiều, cư dân sẽ về lại vùng sinh thái giao hòa giữa những mảng xanh rộng lớn và cảnh sông nước nên thơ.
Không phải chịu đựng cảnh kẹt xe đầy khói bụi, cư dân Angel Island sẽ được tận hưởng làn gió mát mẻ, vui vẻ đón chào ngày mới giàu năng lượng hay thư thả, sảng khoái về nhà sau một ngày làm việc căng thẳng, trên chiếc du thuyền thời thượng đầy đủ tiện nghi.
Sau khi đưa cư dân trở về nhà trên biệt đảo sinh thái, du thuyền sẽ cập bến Angel Bay sang trọng, nằm kề bên những chiếc du thuyền khác, tạo nên một “bộ sưu tập” đẳng cấp, ấn tượng.
Để phục vụ nhu cầu sở hữu phương tiện di chuyển được cư dân thành đạt yêu chuộng, chủ đầu tư đã xây dựng bến du thuyền quy mô lớn tới 3.000m2 có sức chứa hàng trăm chiếc. Cùng với đó là không gian nhà hàng Marina Club, salon bảo dưỡng du thuyền… cho những chủ nhân có cùng đam mê gặp gỡ dịp cuối tuần.
Angel Bay rộng 3.000m2 là bến đỗ của hàng trăm chiếc du thuyền sang trọng
Với điểm nhấn này, Angel Island gợi nhắc đến đảo Palm Jumeirah ( Dubai) cách trung tâm 20 phút hay đảo Fisher (Miami, Mỹ) cách trung tâm 7 phút, nơi phương tiện di chuyển của cư dân là những chiếc du thuyền sang trọng.
Nhờ quy hoạch “đảo trong đảo” trên quần thể rộng 204,7ha, cư dân Angel Island được tận hưởng cuộc sống trong lành, nhiệt độ quanh năm mát mẻ kể cả mùa hè, khi bốn mặt đảo được bao quanh bởi sông và những dòng kênh đào tự nhiên hài hòa uốn lượn.
Chủ đầu tư triển khai trồng thêm 20 nghìn cây xanh với 99 loài thực vật gồm hoa, cây dược liệu, ăn quả, cổ thụ cùng 4 đại công viên rộng lớn, biến Angel Island trở thành đảo sinh thái có mật độ cây xanh lớn hàng đầu Đông Nam Á.
Theo chia sẻ của chủ đầu tư, trong tương lai, cư dân sẽ được thưởng thức những mùa hoa đẹp với đủ sắc màu trong năm, trẻ em có cơ hội tìm hiểu thế giới tự nhiên sinh động. Hòn đảo sẽ còn tiếp tục được phủ xanh bằng những loại dây leo, thực vật bản địa có sẵn trong tự nhiên, thu hút các loại chim muông về sống.
Với sự đầu tư bài bản về mảng xanh sinh thái cùng quy hoạch cảnh quan, trong tương lai không xa, Angel Island sẽ là không gian lý tưởng mà các cá nhân thành đạt có phong cách sống tinh tế, hướng đến những giá trị nguyên bản đang tìm kiếm.
Bảo tồn "con đường di sản sông nước" ở TPHCM
Không gian sông nước không chỉ là đặc trưng theo hình thái địa lý, lịch sử hình thành mà trở thành một di sản, góp phần làm nên diện mạo, hồn cốt đô thị và không gian văn hóa công cộng ở TPHCM.
Hiện nay, trong tiến trình phát triển của đô thị, việc xây dựng không gian văn hóa công cộng hiện đại, phản ánh đặc điểm văn hóa, xã hội đặc thù, cần chú trọng hơn bao giờ hết, và việc xây dựng đó phải gắn với bảo tồn "con đường di sản sông nước" ở TPHCM.
Chợ hoa tết "trên bến dưới thuyền" ở Bến Bình Đông (quận 8) cần được bảo tồn và phát huy giá trị của di sản sông nước.
Dấu ấn "trên bến dưới thuyền"
Với lịch sử hình thành từ những ngày đầu mở cõi của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, TPHCM nằm tại khúc giao sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Chợ Đệm, nối liền với hệ thống kênh rạch khu vực ĐBSCL. Nếu nói TPHCM mang dấu ấn của đô thị sông nước cũng không sai, bởi hệ thống kênh rạch trong thành phố hòa mình vào đô thị, tham gia vào cấu trúc và tiến trình phát triển của thành phố.
Hoạt động "trên bến dưới thuyền" có thể bắt gặp ở nhiều khu vực như quận 1, 7, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh... với địa hình tiếp giáp nhiều sông và kênh, rạch. Tuy nhiên, khi nhắc đến cụm từ này, nhiều người vẫn ưu ái dành cho khu vực Bến Bình Đông (quận 8), với hơn 300 năm tuổi, từng là nơi giao thương, buôn bán sầm uất bậc nhất khu vực.
Trong những tài liệu biên khảo của nhà văn Sơn Nam, Bến Bình Đông chạy dài từ chân cầu Chà Và tới đoạn gần đình Bình An. Từ thế kỷ 18, sau khi từ Cù lao Phố (thuộc Biên Hòa, Đồng Nai ngày nay) đến vùng Chợ Lớn, người Hoa bắt đầu hoạt động buôn bán, giao thương dọc hai bên bờ kênh Tàu Hũ. Ở thời điểm phát triển mạnh, Bến Bình Đông tấp nập ghe xuồng chở nông sản, nhất là lúa gạo, từ khắp vùng lục tỉnh đổ về đây và ngược lại. Hiện nay, Bến Bình Đông kéo dài từ cầu Nguyễn Tri Phương tới nơi giao nhau giữa kênh Tàu Hũ với rạch Lò Gốm (phường 11, đến giáp phường 16 quận 8).
Trong sự phát triển nhộn nhịp, hiện đại của TPHCM, Bến Bình Đông vẫn giữ riêng cho mình những nét hoài niệm cũ, những dãy nhà hướng mặt ra dòng kênh, đặc trưng của một di sản sông nước trong lòng đô thị. Nét mua bán sầm uất ngày trước đã giảm đi nhiều khi hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển ngày càng tiện lợi. Chỉ tay về phía xí nghiệp bột mì, bà Minh Hạnh (68 tuổi, một cư dân lâu năm) chia sẻ: "Giờ chỉ thấy ghe lớn chở lúa mì vô Xí nghiệp Bột mì Bình Đông, có đường ống bơm lúa mì từ ghe vào trong luôn, còn lại thì nhộn nhịp chợ hoa tết thôi. Nhà máy bột mì này phải hơn 50 tuổi rồi".
Ở đây, vẫn còn đó một chợ hoa xuân "trên bến dưới thuyền", trở thành một phần hồn cốt trong lòng đô thị và một nét văn hóa riêng. Trước tết khoảng 1 tháng, các ghe chở hoa, kiểng từ các tỉnh miền Tây Nam bộ bắt đầu cập bến, người thành phố tranh thủ rảo chợ hoa, để "coi mắt" các loại hoa, kiểng kiểu dáng năm nay. Đủ loại, đủ giá và hơn hết là cách buôn bán nhanh lẹ, không nói thách của dân thương hồ, chính là điểm để khách tìm đến Bến Bình Đông. Hơn hết chính là khung cảnh sóng nước vỗ mạn thuyền, làm cho hoa kiểng, bông trái trở nên đặc biệt một cách lạ kỳ. "Ghe bông bây giờ ít hơn hồi xưa, nhưng năm nào, lối đầu tháng chạp dòm ra thấy vài ghe cập bến là lòng nôn nao tới tết. Nhiều năm nay, tôi ra đây không hẳn là mua mai, mua kiểng mà phải thưởng thức cái rộn ràng như miệt vườn sông nước của chợ hoa", bà Đặng Thị Thanh (70 tuổi, ngụ quận 8) kể.
Và dọc theo kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, một cung đường với đại lộ Võ Văn Kiệt, Bến Vân Đồn, Bến Ba Đình, Bến Bình Đông... lưu dấu nhiều giá trị di sản của một đô thị gắn liền sông nước, cùng nhiều làng nghề nổi tiếng ở Chợ Lớn như: gốm Cây Mai, gốm Hưng Lợi... Theo nhiều người dân sống dọc hai bên Bến Bình Đông, thời điểm giao thương sông nước phát triển, hai bên bờ kênh có nhiều nhà máy thu mua, xay xát lúa gạo. Gạo sau khi qua nhà máy xay, được chứa trong các chành (theo cách gọi của người Hoa là nơi chứa hàng hóa) và bán ra chợ Trần Chánh Chiếu (quận 5), xuất khẩu. "Con đường lúa gạo" ngày nào ít nhiều vẫn còn hiện hữu, đó cũng là cơ sở để con đường này trở thành "con đường di sản" đậm dấu ấn đô thị sông nước.
Một "bảo tàng đường sông"
"Gầm cầu Thị Nghè vốn là một ổ tệ nạn, xì ke tụ tập. Còn phía trên cầu người ta ngã giá đi khách mại dâm hà rầm... Ở đây, cảnh chửi nhau, ẩu đả như cơm bữa. Chưa kể, đoạn kênh phía dưới toàn rác rến, muỗi mòng, mùi hôi nồng nặc... Mà đó là hồi trước thôi, cái hồi có nằm mơ cũng không nghĩ có ngày khu vực chân cầu Thị Nghè sạch sẽ, kênh nước đen trở thành dòng kênh xanh mát như giờ. Như ngay khúc cầu Thị Nghè, giờ có bến thuyền, ghe thuyền du lịch lớn nhỏ tấp nập, người ta còn được thả đèn hoa đăng, thả hồn trên chiếc du thuyền ngắm bình minh, hoàng hôn", chú Trần Quang (64 tuổi, ngụ quận 1) chia sẻ.
Như lời chú Quang, đúng là đã có một nhịp sống văn minh, sạch đẹp trở lại với người dân đôi bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè từ vài năm nay. Các hoạt động văn hóa, du lịch được tổ chức, người dân đã có thể vui vẻ trên dòng kênh từng mệnh danh "dòng kênh chết"... Dòng kênh đã và đang trở thành một điểm sáng trong hoạt động cải thiện môi trường, điều kiện sống cho người dân và là không gian công cộng ven sông, ven kênh - một bản sắc riêng, đặc trưng của TPHCM. Các sinh hoạt "trên bến dưới thuyền" gắn với văn hóa, du lịch có ý nghĩa cũng đã được đưa vào hoạt động, phát huy giá trị phi vật thể của di sản đô thị.
Ngay từ cuối năm 2015, thành phố đã triển khai tuyến du lịch đường thủy nội thị đầu tiên trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bằng thuyền mái che và thuyền phụng nhỏ chèo tay, lộ trình tuyến du lịch gồm 4,5km, đi qua các quận 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận trong khoảng 1 giờ. Khách tham quan được nghe thuyết minh về lịch sử thành phố, thưởng thức đờn ca tài tử - cải lương, các trò chơi, thả hoa đăng... Thực tế, tour du lịch này đã trở thành một sản phẩm được du khách quan tâm.
Ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch Saigon Boat, ông chủ tuyến du thuyền kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, cho biết cách đây 4 năm, khi định đầu tư tour du thuyền, ai cũng nói ông... điên. "Không điên sao được khi cái kênh hôi vầy mà nhảy vô làm du thuyền, làm du lịch? Và ước muốn biến kênh Nhiêu Lộc thành một "Venice" cho thành phố nữa? Ấy vậy mà, từ ước mơ đến thực tế giờ cũng đã nên hình nên dạng. Nước kêng không còn đen và hôi như trước, chúng tôi tái hiện cảnh "trên bến dưới thuyền", đưa vào hoạt động 44 chiếc thuyền lớn nhỏ (thuyền phụng, thuyền quy). Tùy thời điểm nước nhỏ nước lớn, và nhu cầu của du khách mà mình tổ chức tour. Từ trên thuyền, khách có thể ngắm hai phố ẩm thực bình dân lớn nhất thành phố. Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là một bảo tàng sống, rất đẹp. Chỗ uốn khúc là dòng sông Bình Trị, khúc Tân Bình xuống thẳng là kênh Nhiêu Lộc, phần còn lại là rạch Thị Nghè. Từ 17 giờ 30 đến 18 giờ, ngắm hoàng hôn cực kỳ đẹp", ông Xuân Anh chia sẻ.
Tuy nhiên, giữa niềm vui vì đã có một bảo tàng sống đô thị sông nước, ông Xuân Anh vẫn bày tỏ nhiều trăn trở. Ông nói: Thành phố mình có những con kênh đặc trưng, ý nghĩa vô cùng. Vậy mà, điều đau khổ là người dân thành phố mình chưa tham gia trải nghiệm nhiều các hoạt động "trên bến dưới thuyền". Không mấy người dân mình biết rằng đang đi trên một vùng đất, vùng sông nước vô cùng giá trị mà tổ tiên để lại. Khách du lịch từ Hà Nội, phía Bắc và khách nước ngoài thì lại rất nhiều. Người đến TPHCM đều muốn tham gia tour "trên bến dưới thuyền" này, bởi gần như dạo qua nhiều nơi trong thành phố, ngắm nhìn đời sống sinh hoạt người dân đôi bờ.
Sống lại ký ức về kênh Tàu Hủ nhộn nhịp, trên bến dưới thuyền Trải qua lịch sử trăm năm chuyển dời, kênh Tàu Hủ là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lâu đời, lưu giữ không ít ký ức đẹp về Sài Gòn xưa. Chỉ mỗi độ Tết đến xuân về, khu vực kênh Tàu Hủ hay bến Bình Đông mới trở nên tấp nập với những chiếc thuyền neo đậu sat sát, chở...