Những gia đình đẻ thuê bị chia cắt vì Covid-19
Con của Cherry Lin chào đời cách đây 3 tháng, nhưng cô vẫn chưa được gặp vì Nga đóng cửa biên giới với Trung Quốc để ngăn Covid-19.
Cherry Lin là một trong hàng trăm người mẹ Trung Quốc bị chia cắt với con sau khi thuê phụ nữ nước ngoài mang thai hộ. Đại dịch Covid-19 bùng phát buộc các nước đóng cửa biên giới, khiến Lin chưa thể đoàn tụ với con.
Trung Quốc cấm mọi hình thức đẻ thuê từ năm 2011, do lo ngại phụ nữ bị lạm dụng. Tuy nhiên, với 35.000-75.000 USD, các đôi vợ chồng có thể tìm phụ nữ nước ngoài, từ Lào tới Nga, Ukraine, Gruzia hay Mỹ, để mang thai hộ.
Tuy nhiên, Covid-19 khiến các chuyến bay bị hủy, visa bị đình trệ, tạo ra một loạt trẻ sơ sinh mắc kẹt, chờ bố mẹ ruột người Trung Quốc đón về nước. Tình hình này cũng làm hồi sinh thị trường đẻ thuê bên trong Trung Quốc.
Hàng chục trẻ sơ sinh đã được phát hiện trong các trại mồ côi hay các căn hộ, theo giới chức Nga và Ukraine.
Những trẻ sơ sinh được đẻ thuê mắc kẹt tại Ukraine vì bố mẹ ruột không thể sang đón. Ảnh: AFP.
Lin, một luật sư 38 tuổi, và chồng sang Nga hồi năm ngoái để tiến hành thụ tinh nhân tạo và ký hợp đồng với một công ty dịch vụ mang thai hộ. Cô sau đó mua sắm các đồ dùng đứa con mà mình mong ngóng, thậm chí tham gia một khóa học về sơ cứu trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, kế hoạch của cô tan tành khi Covid-19 hoành hành toàn cầu, đẩy cô vào “ác mộng” khi phải cập nhật những tuần đầu tiên của đứa con sơ sinh qua hình ảnh và video được công ty dịch vụ mang thai hộ gửi tới.
Video đang HOT
“Tôi không thể ngủ được khi nghĩ đến việc con mình đang mắc kẹt ở một trại trẻ mồ côi”, Lin, người lựa chọn dịch vụ đẻ thuê sau khi nhiều lần sẩy thai, nói ở thành phố Thành Đô.
Con của cô chào đời tại thành phố St Petersburg hồi tháng 6, ba tháng sau khi Nga đóng cửa biên giới với Trung Quốc để ngăn chặn Covid-19 lây lan.
“Chúng tôi không biết mình phải đợi đến bao giờ”, cô nói.
Thu nhập tăng, tỷ lệ vô sinh cao và khao khát có con trai của các cặp vợ chồng đã qua tuổi sinh đẻ sau khi Trung Quốc bỏ quy định một con vào năm 2016 đã thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm người mang thai hộ ở nước ngoài.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc và sứ quán Nga tại Bắc Kinh chưa phản hồi trước câu hỏi sẽ làm gì để giúp các bậc cha mẹ này đón con về nước.
Không có số liệu chính thức bao nhiêu trẻ em Trung Quốc được đẻ thuê đang mắc kẹt ở nước ngoài. Tuy nhiên, một video được dịch vụ mang thai hộ BioTexCom ở Ukraine đăng hồi tháng 6 cho thấy hàng loạt trẻ em nằm trong cũi ở một khách sạn. Gần một nửa trong số 46 đứa trẻ thuộc là con của các khách hàng Trung Quốc, phát ngôn viên của BioTexCom cho biết.
Giới chức Ukraine vẫn cấp giấy phép đặc biệt cho bố mẹ đến nước này nhận con, dù biên giới đã đóng cửa. Tuy nhiên, điều đó là không đủ với Li Mingxia, người có con trai sinh ra ở Kiev hồi tháng 5. Yêu cầu cách ly và các chuyến bay chưa hoạt động bình thường trở lại khiến cô vẫn khó có thể gặp con cho đến cuối tháng 11.
“Tôi sẽ nhớ 6 tháng đầu đời của thằng bé”, Li nói. “Tôi không thể lấy lại quãng thời gian đó”.
Hầu hết những trẻ em sinh ra ở nước ngoài không có giấy khai sinh, vì bố mẹ không thể đến làm xét nghiệm ADN để chứng minh huyết thống. Cảnh sát Nga và Ukraine cũng bắt đầu truy quét các điểm trông trẻ đẻ thuê do lo ngại về nạn buôn người.
“Khi cảnh sát tìm thấy nhiều trẻ em Trung Quốc không có giấy khai sinh, sống trong một căn nhà với người lạ thì trông như bạn đang bán những đứa trẻ để lấy nội tạng”, Dmitriy Sitzko, giám đốc marketing tại Trung Quốc của Trung tâm Mang thai hộ Vera tại St Petersburg, người làm việc với Lin, nói.
Dịch vụ này đã tìm được một chỗ tại một trại trẻ mồ côi của chính quyền để con của cô được chăm sóc miễn phí. Tuy nhiên, một số công ty tại Nga thu phí của bố mẹ 7.000-21.000 tệ (1.000-3.000 USD)/tháng, Sitzko cho hay.
Gần 1/4 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản ở Trung Quốc bị vô sinh, theo nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu được công bố trên tạp chí y khoa Lancet năm 2017. Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa mức độ ô nhiễm cao với việc suy giảm khả năng sinh sản ở nam giới, trong khi phụ nữ Trung Quốc đang có xu hướng trì hoãn việc làm mẹ do chi phí sinh hoạt và nuôi con tốn kém.
Liên Hợp Quốc cảnh báo việc mang thai hộ vì mục đích thương mại có nguy cơ biến trẻ em thành “hàng hóa” và kêu gọi các nước hợp pháp vấn đề này cần quản lý tốt hơn.
Nga, Ukraine, Gruzia và Belarus đang là những điểm đến hàng đầu với các đôi vợ chồng Trung Quốc muốn tìm người đẻ thuê. Giá dịch vụ này ở Ukraine và Gruzia là 35.000-50.000 USD, còn tại Nga là 73.000 USD.
Các nhà chính trị và nhà hoạt động ở Nga và Ukraine cảnh báo phụ nữ và trẻ em đang bị những người nước ngoài giàu có lợi dụng. Tuy nhiên, khi lệnh hạn chế đi lại toàn cầu khiến ngành công nghiệp này bị đình trệ, các đôi vợ chồng Trung Quốc đang chuyển sang thị trường chợ đen trong nước.
Shenzhou Zhongtai, một công ty dịch vụ ở thành phố Quảng Châu, cho biết họ lấy giá 600.000 tệ (87.000 USD) cho mỗi ca cấy thai và sinh con thành công.
“Thêm 200.000 tệ (30.000 USD) nếu muốn lựa chọn giới tính thai nhi và 200.000 tệ nữa để có cặp song sinh Rồng Phượng”, một nhân viên nói, đề cập gói mang thai song sinh một trai một gái.
Lin, người đã từ bỏ hành nghề luật sư để sinh con, nói rằng cô sử dụng dịch vụ mang thai hộ ở nước ngoài vì quá sợ hãi thị trường chợ đen Trung Quốc, nhưng đại dịch đã khiến cô hối hận khi lựa chọn như vậy.
“Nếu tôi chấp nhận rủi ro đó, hôm nay tôi đã được ôm con mình”, Lin nói.
Hơn 60.000 người tình nguyện tiêm vaccine Covid-19 Nga
Hơn 60.000 tình nguyện viên ở Moskva đã đăng ký tiêm Sputnik V, khi vaccine ngừa Covid-19 của Nga đang thử nghiệm Giai đoạn ba.
Hàng nghìn người trong số đó đã vượt qua các bài kiểm tra y tế theo yêu cầu để trở thành ứng viên tiềm năng tiêm thử nghiệm vaccine Sputnik V, Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin cho biết trong cuộc phỏng vấn trên kênh Rossiya-1 TV hôm 20/9. Ông thêm rằng hơn 700 người đã được tiêm vaccine và "tất cả đều cảm thấy khỏe".
Sputnik V do Viện Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh vật học Gamaleya thuộc Bộ Y tế Nga phát triển và trở thành vaccine Covid-19 đầu tiên được cấp phép trên thế giới hôm 11/8.
Vaccine Covid-19 tại Viện Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh vật học Gamaleya ở Moskva, Nga hôm 6/8. Ảnh: AP.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí y khoa Lancet, vaccine Spunik V đã tạo ra phản ứng kháng thể trong tất cả những người tham gia các cuộc thử nghiệm giai đoạn đầu. Kết quả hai cuộc thử nghiệm hồi tháng 6 và tháng 7 trên 76 người cho thấy 100% phát triển kháng thể với nCoV và không có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Nga sau đó tuyên bố cấp phép cho Sputnik V trước khi tiến hành thử nghiệm Giai đoạn ba, giai đoạn tiêm vaccine cho số lượng lớn người tình nguyện để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả.
Giới chức Nga cho hay khoảng 20 quốc gia đã đặt hàng một tỷ liều vaccine Covid-19 của họ. Nước này có kế hoạch tăng cường sản xuất vaccine lên đến 200 triệu liều vào cuối năm nay, trong đó 30 triệu liều phục vụ tiêm chủng trong nước.
Các chuyên gia phương Tây bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển vaccine của Nga, cho rằng giới nghiên cứu nước này có thể đã "đốt cháy giai đoạn" khi Sputnik V được phê duyệt và đưa vào sản xuất dù chưa hoàn thành thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba. Tuy nhiên, Bộ Y tế Nga khẳng định những hoài nghi này là "vô căn cứ", cho biết vaccine đã trải qua tất cả những cuộc thử nghiệm cần thiết và chứng minh được khả năng xây dựng miễn dịch với nCoV trong ít nhất hai năm.
Nga đang thử nghiệm Sputnik V Giai đoạn ba với khoảng 2.000 người khắp thế giới. Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge hôm 21/9 cho hay WHO đánh giá cao và cảm ơn Nga vì nỗ lực tạo ra một vaccine Covid-19 an toàn, hiệu quả.
WHO cám ơn Nga về vắc-xin Covid-19, Anh đang nguy cấp Thế giới ghi nhận thêm gần 210.000 ca nhiễm mới và khoảng 3.500 trường hợp tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ qua. Theo số liệu cập nhật của trang thống kê toàn cầu Worldometers, tính đến 6h sáng 22/9, đại dịch tiếp tục hoành hành ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho khoảng 31,5 triệu bệnh nhân và...