Những game Việt làm hài lòng dân cày nhất từ đầu 2011
Hãy cùng điểm qua một số MMO có sự trỗi dậy lớn lao sau gần nửa năm qua.
Thời gian ảm đạm của làng game lại là lúc các NPH tranh thủ nguồn lực cho các sản phẩm cũ của mình. Điều này đã làm nhiều cái tên có những bước chuyển mình mạnh mẽ để lấy lại “sức sống” khi xưa, thậm chí một sản phẩm còn vươn mình lên top những game hàng đầu tại Việt Nam cả về doanh thu lẫn sự thu hút game thủ. Hãy cùng điểm qua một số MMO như thế.
Gunny
Khởi đầu khá chậm chạp khi phải cạnh tranh với đối thủ TAAN và chịu áp lực từ cái bóng quá lớn của Gunbound, Gunny trong năm đầu tiên phát hành không để lại nhiều dấu ấn và thời gian đó chỉ là một webgame trung bình khá.
Thậm chí ngay cả khi FPT Online tuyên bố đóng cửa TAAN nhường lại hoàn toàn thị trường game bắn súng theo lượt cho VNG, nhiều người vẫn không mấy tin tưởng và sự thành công của webgame này.
Nhưng một lần nữa VNG lại làm nhiều người bất ngờ. Với một chính sách hợp lý, mạnh mẽ và hiểu game thủ (ví dụ như việc đưa game lên mạng xã hội…), Gunny đã tận dụng thành công thời cơ và vươn lên trở thành một trong những game hàng đầu tại Việt Nam cả về mặt doanh thu lẫn lượn người chơi (hiện tại đang đứng top 3 doanh thu của VNG, một sự thật rất bất ngờ).
MU Online
MU là cái tên đã đem khái niệm game online đến với game thủ Việt. Không ai phủ nhận công lao và tầm ảnh hưởng của tựa game này với sự hình thành và phát triển của làng game Việt. Tuy nhiên, do ra đời không đúng thời điểm và nhận chưa đủ sự quan tâm và đầu tư đích đáng từ NPH, MU bản chính thức chưa đủ khả năng bước chân vào top những game online hàng đầu Việt Nam.
Thậm chí, thời gian khoảng 1 năm trước đây còn là những tháng ngày không mấy tốt đẹp của MUkhi không nhận được nhiều sự quan tâm từ NPH. Điều này cộng thêm sự cạnh tranh của các game online khác khiến cho nó ngày một vắng vẻ.
Nhưng trong hoàn cảnh không thể phát hành được game mới, FPT Online đã áp dụng những chính sách mới hấp dẫn nhằm lôi kéo game thủ (ví dự như chương trình “gom B đổi lấy bạc”). Điều này khiến cho MU đã và đang có những bước chuyển mình đáng kể và dần lấy lại vị thế trong lòng game thủ Việt.
Tru Tiên
Video đang HOT
Tru Tiên có thể coi là một trong những trường hợp thất bại bất ngờ và đáng thất vọng nhất của làng game online Việt. Ra mắt với sự kỳ vọng lớn của cộng đồng game online do có cốt truyện khá nổi tiếng, gameplay và đồ họa được đánh giá cao ở thời điểm bấy giờ.
Đúng là Tru Tiên đã có những ngày ra mắt không đến nỗi nào, game thu hút được một lượng khá lớn người chơi. Tuy nhiên, do công tác phát hành quá yếu kém nên nhanh chóng mất đi lượng người ban đầu của mình và rơi vào tình trạng ảm đạm và suýt nữa thì đóng cửa.
Nhưng với việc sáp nhập với VTC Game, Tru Tiên đang chuẩn bị có những bước chuyển mình lớn với việc cho ra mắt bản big update Tru Tiên 3 trong thời gian ngắn sắp tới (24/05). Thông tin này đang làm nóng cộng đồng ảm đạm bấy lâu. Nếu tiếp tục được áp dụng những chính sách đúng đắn, khả năng trò chơi vươn lên và giành lại những thứ vốn thuộc về mình gần như là hiển nhiên.
Cổ Long
NPH DECO được biết đến nhiều hơn với TGHM nhưng Cổ Long mới là game đại diện cho những nỗ lực của hàng trong những ngày đầu năm 2011.
Có lối chơi không quá hấp dẫn, đồ họa cũng tầm tầm, Cổ Long chưa bao giờ thuộc hàng ngũ những “ông lớn” của thị trường GO Việt. Tuy nhiên, cộng đồng này lại được đánh giá cao bởi sự trung thành. Tất nhiên, tình trạng ảm đạm của trò chơi khiến cho những game thủ này như ngồi trên đống lửa.
Trong năm 2010, do tập trung sức lực cho TGHM, Cổ Long ít được DECO chăm chút nhưng qua năm 2011 mọi việc đã khác. Hãng tập trung nhiều hơn và đã đem lại những sự thay đổi lớn cho tựa game. Thậm chí với bản update để hồi sinh chính mình, gần 1000 game thủ đã hội ngộ tại Hoa Long trong ngày vui mừng phiên bản mới.
SQUAD
Dù có tuổi đời ít nhất trong danh sách này và cũng là thành viên “thuần Việt” duy nhất, SQUAD vẫn xứng đáng được ngợi khen bởi sự chuyển mình nhanh chóng vừa qua. Phiên bản thử nghiệm lần 2 của trò chơi đã khắc phục được hầu hết các vấn đề thiếu sót năm ngoái, nhất là về mặt đồ họa và gameplay.
Hơn thế nữa, việc VTC Studio liên tục lắng nghe góp ý và update phiên bản mới hàng tuần cho thấy hãng đang dồn toàn lực cho đứa con đầu lòng. Sự hỗ trợ toàn phần từ trong nước rõ ràng mở ra tương lai tốt đẹp cho MMO này chứ không phải “khổ sở” nhờ vả đối tác nước ngoài như các sản phẩm khác.
Hy vọng trong thời gian tới, G3 – Webgame thuần Việt của VTC cũng sẽ có những thay đổi hợp lý như đàn anh của mình. Xa hơn nữa là một loạt ứng viên “made in VN” khác như Jay Online, Showbiz…
Theo Bưu Điện Việt Nam
Trái chiều ý kiến dân cày Việt về Tam Quốc Truyền Kỳ - Tiên Kiếm
Có thể nói, trong thời điểm hiện nay, dân cày Việt đang ở trong tình trạng... bội thực Webgame với hàng loạt sản phẩm được ra mắt kể từ đầu năm tới nay.
Đầu tiên, đó là sự ra mắt khá đình đám của Thần Bài Online, tiếp theo đó, Webgame thuần ViệtGeneration 3 được cho ra mắt bên cạnh sản phẩm Âu Lạc, Cửu Đỉnh. Giai đoạn nửa cuối tháng 4, đầu tháng 5 tiếp tục là thời kì thịnh vượng của thể loại Webgame khi liên tiếp các dự án được công bố và cho ra mắt, trong đó đáng chú ý nhất là Webgame nổi tiếng hàng đầu thế giới Warflow - Tam Quốc Truyền Kỳ hay sản phẩm thứ 3 của xGo tại thị trường Việt - Tiên Kiếm. Sau đây, chúng ta hãy cùng xem qua ý kiến game thủ Việt về 2 Webgame mới được ra mắt này:
Tam Quốc Truyền Kỳ - Đỉnh cao của Webgame chiến thuật
Không cần phải bàn cãi về chất lượng của Tam Quốc Truyền Kỳ bởi ngay từ đầu, Webgame này đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi của game thủ nước ngoài. Nhờ sự nổi tiếng của mình từ phiên bản tiếng Anh, Tam Quốc Truyền Kỳ nhanh chóng được đón nhận nồng nhiệt bởi gamer Việt, đặc biệt là từ những người đã thử sức với Webgame này ở các phiên bản quốc tế.
Đặc điểm đáng chú ý đầu tiên của Tam Quốc Truyền Kỳ và cũng là điểm được NPH dùng để quảng bá chính là game không có Cash Shop. Điều này có nghĩa là gamer sẽ khó có cơ hội để mua được những item hay vật phẩm quá "khủng" từ việc nạp thẻ. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây dù sao cũng chỉ là một hình thức "quảng cáo".
Việc Tam Quốc Truyền Kỳ không có Cash Shop thực tế chỉ làm giảm hiệu quả của việc nạp thẻ bởi trong quá trình cày kéo, người chơi có thể thu tận dụng xu (có được từ việc nạp thẻ) để tăng cường thu thuế để kiếm bạc (loại tiền tệ chủ yếu trong game) cũng như tăng cường tốc độ xây công trình cũng như huấn luyện tướng, binh sĩ... Như vậy, có thể thấy là việc nạp thẻ vẫn đóng góp một phần nhất định vào tốc độ cày kéo trong Tam Quốc Truyền Kỳ và điều này đã bị nhiều gamer Việt bóc mẽ trên diễn đàn.
Tuy nhiên, dù bạn có nạp thẻ nhiều đến mấy, sở hữu quân đoàn mạnh đến mấy, tướng có trang bị khủng đến mấy thì nếu không biết phối hợp cùng đồng đội trong khu vực của mình thì mới có thể giành chiến thắng. Đặc biệt, Tam Quốc Truyền Kỳ không có chế độ PK lẻ (nếu ta bỏ qua hình thức chiếm mỏ, ruộng của nhau) mà các người chơi chỉ có thể tiến chiếm các vùng, lãnh thổ của đối thủ từ 2 quốc gia khác (khi lên level nhất định bạn sẽ phải lựa chọn gia nhập 1 trong 3 thế lực Ngụy - Thục - Ngô).
Dễ thấy, trong Tam Quốc Truyền Kỳ không tồn tại "hàng khủng" mà để giành chiến thắng, các người chơi phải biết tập trung lại, đề ra các chiến thuật tấn công cụ thể. Trong đó, các người chơi sẽ của mỗi quốc gia sẽ có quyền tham gia bầu chọn "Quốc chủ" của mình và tất nhiên, người đó sẽ định hướng chiến thuật cũng như quyết định xem quốc gia mình sẽ đối đầu với kẻ thù nào trong 2 quốc gia còn lại. Đây cũng là yếu tố được người chơi đánh giá cao nhất trong Tam Quốc Truyền Kỳ.
Đây cũng chính là điều mà game thủ chờ mong ở Tam Quốc Truyền Kỳ khi đề cao tính cộng đồng. Ngay lập tức, Linh Vương - Webgame đình đám nhất trong giới game online Việt đã được đem ra để so sánh. Cùng thể loại, cùng lối chơi và cách phát triển nhưng nếu bạn muốn phải đối mặt với những "đại gia" một mình thống lĩnh cả thiên hạ thì nên chơi Linh Vương, còn nếu muốn được cùng chia sẻ với các bằng hữu trong game thì nên chơi Tam Quốc Truyền Kỳ!
Tiên Kiếm
Tiên Kiếm là Webgame thể loại nhập vai side-scrolling (diễn biến game theo chiều ngang màn hình). Bên cạnh đó, một điều khác biệt của Tiên Kiếm so với các tựa game online khác chính là gameplay dạng turn-base (đánh theo lượt) cùng phong cách thiết kế in-game mang đậm tính tiên hiệp. Ngoài ra, nếu các bạn chưa biết thì Tiên Kiếm chính là sản phẩm Việt hóa từ Webgame Mộng Ảo Tu Tiên ở bên Trung Quốc.
Dù cho Tam Quốc Truyền Kỳ nhận được rất nhiều lời khen từ phía gamer nhưng ngược lại, Tiên Kiếm - Sản phẩm thứ 3 của xGo vừa cho ra mắt server đầu tiên vào đúng 10h trưa ngày hôm qua lại không thực sự nhận được nhiều ủng hộ từ phía dân cày mà thay vào đó, nó chỉ được đánh giá ở mức "trung bình".
Đầu tiên, yếu tố Tiên Kiếm bị gamer đánh giá thấp chính là đồ họa 2D quá rắc rối. Ngoài NPC, quái vật chồng chất trên bản đồ khá bé, người chơi còn phải "gánh chịu" thêm hàng loạt giao diện khác như nhiệm, vụ, kênh chat... Dễ thấy, đồ họa không được thiết kế bắt mắt sẽ khiến cho Tiên Kiếmkho có thể cạnh tranh với các MMORPG đình đám hiện nay ở Việt Nam.
Ngoài ra, vấn đề dịch thuật trong game cũng bị chê lên chê xuống khi tên nhân vật dịch hết cả ra thành nghĩa tiếng việt, các loại code number, tên NPC, item cũng không chịu đảo cho phù lại cho phù hợp với văn phạm. Đặc biệt, hướng dẫn nhiệm vụ cũng bị đánh giá là quá... khó hiểu. Người chơi cứ đơn giản là click vào các cụm từ đã có sẵn thôi chứ không thể hiểu được rằng ý nghĩa của nhiệm vụ này là gì.
Tuy nhiên, điều khiến cho Tiên Kiếm hiện nay vẫn làm người chơi cảm thấy cuốn hút chính là gameplay dạng turn-base (đánh theo lượt) khá mới lạ. lượt, người chơi sẽ được quyền lựa chọn lối đánh của mình bao gồm: tấn công thông thường, tấn công kết hợp skill, sử dụng item, phòng thủ... Hơn thế nữa, Tiên Kiếm cũng có chế độ đặt auto tự đánh trong trận đấu để giảm thiểu công sức cho người chơi trong quá trính đánh NPC.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Top server "lậu" đang là cứu cánh với gamer Việt Nhờ có chúng, nhiều người chơi mới thoát khỏi cảnh xa rời món ăn mình yêu thích mãi mãi. Cũng như mọi mặt hàng kinh doanh khác, sự xuất hiện của các phiên bản game online "private" (hay gọi một cách dân dã là "lậu") là điều tất yếu. Mặt lợi và hại của chúng vẫn đang gây nhiều tranh cãi trong cộng...