Những game “thuần Việt” không … thuần Việt
Cùng game thủ AirBender chia sẻ cái nhìn về game thuần Việt qua bài bình luận của thành viên này trên diễn đàn Game8.
Từ rất lâu khái niệm người Việt làm game và giấc mơ một game hoàn toàn do người Việt dựng lên đã ấp ủ trong lòng nhiều game thủ, đến nay giấc mơ đang ngày càng đến gần. Tuy nhiên vẫn có nhiều cái nhìn khác nhau khi đánh giá về con đường của việc phát triển game tại Việt Nam. Game8 xin giới thiệu ý kiến của game thủ AirBender, một game thủ đã đưa ra nhiều nhận định độc đáo trước đây trên diễn đàn Game8.
Bạn có thể bắt gặp hai chữ “thuần Việt” trên nhiều bài báo về làng game Việt Nam thời gian gần đây. Từ cuối năm 2010 sự kiện SQUAD của VTC và Project 7554 đã châm ngòi cho hàng loạt công bố tiếp sau về những game được người Việt thực hiện. Hầu như tất cả các game đó đều được gắn một cái mác khá hoành tráng: “game thuần Việt”. Tuy nhiên khi xét kỹ thì hầu như chẳng có game nào đáng được gọi là thuần Việt cả, chúng ta thử “lật tẩy” danh hiệu “dỏm” này bằng cách định nghĩa đúng 2 chữ “thuần Việt” nhé.
SQUAD đã làm nóng khái niệm “game do Việt Nam sản xuất”.
Theo đúng định nghĩa thì “thuần” là một từ chỉ một cái gì đó đồng nhất từ một gốc, không có pha tạp. “Thuần Việt” là chỉ một cái gì đó có nguồn gốc 100% của Việt Nam, chúng ta có từ thuần Việt trong ngôn ngữ để chỉ những từ ngữ gốc của người Việt cổ để phân biệt với từ Hán – Việt vay mượn từ tiếng Hán và các bộ từ vay mượn từ các ngôn ngữ khác.
Nếu chiếu theo đúng định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy chẳng có game nào đúng nghĩa thuần Việt mà chỉ là ngụy tạo nhằm mục đích quảng báo “giật gân”. Các game này chỉ có thể gọi là “do Việt Nam sản xuất” và nếu dùng sự khác biệt về kỹ thuật – nội dung có thể chia ra thành 3 loại khác nhau.
Vật phẩm trong TTK từng bị cho là giống game Trung Quốc vì dùng cùng bộ công cụ phát triển.
Loại đầu tiên là “kỹ thuật ngoại nhập – nội dung Việt”. Đây là các game được sản xuất dựa trên kỹ thuật mua từ nước ngoài như engine, tool, SDK sau đó tạo dựng nội dung theo phong cách, văn hóa Việt Nam. Điển hình của thể loại này chính là Thuận Thiên Kiếm, bộ công cụ phát triển game được VNG công bố là mua từ hãng Object Software của Trung Quốc sau đó cảnh vật, item, quest được khởi tạo dựa trên ứng dụng mua này trở thành game Thuận Thiên Kiếm. Nói cách khác thể loại game này gọi là game vay mượn kỹ thuật của nước ngoài không thể gọi là game thuần Việt.
Project 7554 sử dụng Vision Game Engine của hãng Trinigy.
Loại thứ hai ngược lại dùng “kỹ thuật Việt – nội dung nước ngoài”. Đây là các game được xây dựng từ con số 0 bằng bàn tay của các hãng Việt, các thông số thuật toán quyết định sự vận hành của game hoàn toàn được dựng lên từng bước mà không cần mua những công cụ có sẵn từ nước ngoài. Trong khi đó, phần nội dung, bối cảnh game, các nhiệm vụ lại được dựng theo phong cách nước khác như Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ … Các game này cũng không thể gọi là thuần Việt vì chỉ có phần lõi là của Việt Nam, riêng nội dung game rõ ràng sử dụng của nước ngoài.
Video đang HOT
SQUAD cũng sử dụng Game Bryo Engine mua của nước ngoài.
Cuối cùng cũng là loại tệ nhất: “kỹ thuật ngoại – nội dung ngoại – người Việt vận hành”. Đây là các game có source phát triển mua sẵn từ nước ngoài, cốt truyện, bối cảnh, nhiệm vụ mang phong cách của nước ngoài chỉ có đội ngũ thực hiện là người Việt. Nhưng nếu bạn bảo rằng “thế khác quái nào mua game nước ngoài về phát hành ?” thì bạn nhầm, ít ra người Việt vẫn có quyền can thiệp vào mã nguồn của game để chỉnh sửa.
Đồ Long Online công bố ảnh trong đó bản đồ game là lãnh thổ Trung Quốc.
Sau những phân tích vừa qua chắc hẳn bạn đã hình dung ra một game thực sự “thuần Việt” sẽ còn rất xa nữa mới đến tay người chơi. Để có được nó cần phải làm rất nhiều việc và đầu tiên có lẽ là phải bóc bỏ tất cả những cái mác giả đang được gắn vào các game do Việt Nam phát triển hiện nay. Những cái mác giả này làm cộng đồng bị lạc hướng về một game thực sự mà người Việt làm được, nói cách khác nó cho một ảo tưởng là trình độ làm game của người Việt đã phát triển cao, người Việt đã có thể tự làm nổi một game thuần khiết Việt Nam từ đầu đến cuối.
Unity Engine cũng vừa được “chào hàng” tại Việt Nam để phục vụ sản xuất game.
Những cái mác giả tạo đó chỉ có tác dụng đánh bóng tên tuổi hãng phát hành và giật tít câu người đọc của một số kênh truyền thông mà thôi. Thử tưởng tượng một ngày các hãng nước ngoài dừng bán công cụ phát triển game cho Việt Nam hay các nước phản đối đưa hình ảnh quốc gia họ vào game Việt Nam phát triển thì các “game thuần Việt” này sẽ ra sao ? Chúng ta chỉ thực sự có game đúng nghĩa thuần Việt khi xây dựng được một engine của Việt Nam, một cốt truyện mang văn hóa, lịch sử và phong cách của người Việt.
Theo AirBender – Diễn Đàn Game8
Top tin tức nóng hổi nhất làng GO Việt 168 giờ qua
DECO thay áo mới, MMO đầu tiên đóng cửa, FPT Online lộ tài liệu mật, webgame thuần Việt sắp ra đời... đó là những gì bạn khó bỏ qua trong 7 ngày gần đây.
Webgame thuần Việt đầu tiên của năm 2011
Theo trao đổi nhanh với đại diện VTC Studio, hiện tại các công đoạn hoàn thiện sơ bộ cho Generation 3 đã gần như kết thúc. Dự kiến giữa tháng 04 tới game sẽ thực hiện thử nghiệm có giới hạn giống như SQUAD hồi tháng 11 năm ngoái. Như vậy rất có thể webgame này sẽ trở thành MMO "made in Việt Nam" đầu tiên của năm 2011.
Còn với SQUAD, trước đây phía NSX từng dự kiến game có thể hoàn tất phiên bản tiếp theo trong tháng 03 để tiếp tục ra mắt gamer, thế nhưng do một số vấn đề kỹ thuật, dự án có đình trệ lại đôi chút.
Generation 3 là webgame chiến thuật thời gian thực đầu tiên do VTC Studio nghiên cứu và phát triển.
Game online Việt đầu tiên đóng cửa năm 2011
Ngày 15/03 vừa qua, VTC Game đã chính thức nói lời "báo tử" với Band Master. Theo đó, đúng 3 tháng sau thông báo đóng cửa trên trang chủ, tức là vào 15/06 tới, trò chơi sẽ chính thức đóng cửa.
Hiện tại, trong thông báo của VTC trên trang chủ, nguyên nhân của quyết định đóng cửa này vẫn chưa được đưa ra và tất nhiên, nó đã tạo nên một làn sóng bất bình trong cộng đồng game thủ. Nhẹ nhàng hơn, nhiều game thủ đã gửi những bức "tâm thư" của mình cầu mong NPH xem xét lại.
Band Master là tựa game online thể loại diễn tấu âm nhạc do công ty Dyson Interactive phát triển, game về VN hồi tháng 03/2010.
VTC Game tiết lộ trang chủ Tru Tiên 3
Hiện tại VTC Game đã hoàn tất trang teaser cho Tru Tiên 3, một động thái cụ thể cho thấy hãng đã sẵn sàng để trình làng trò chơi vào đầu tháng 04/2011. Dự kiến teaser sẽ ở dưới dạng đếm ngược giống như nhiều sản phẩm tương tự trước đây, chúng tôi cũng đã có trong tay bức ảnh đầu tiên của website này.
Ông Lê Hải Nguyên - Trưởng dự án Tru Tiên tiết lộ về lộ trình ra mắt: "Để thuận tiện nhất cho game thủ khi tham gia chơi Tru Tiên và download phiên bản 3, lộ trình ra mắt sẽ chia thành 3 giai đoạn: Ghép máy chủ, Update Tru Tiên phiên bản 3, Mở server mới Hoài Quang. Dự kiến đầu tháng 4/2011, phiên bản Tru Tiên 3 - Phản phác quy chân sẽ chính thức tới tay người chơi".
FPT lên tiếng sau sự cố chụp trộm tài liệu "mật"
Mới đây một gamer đã bất ngờ tung... bản kế hoạch tháng 03 của FPT Online xây dựng cho Bá Chủ Thế Giới lên diễn đàn. Theo lời kể lại thì trong một buổi lên trụ sở NPH "có việc", anh đã tranh thủ chụp lại màn hình của nhân viên điều hành, trong đó là tài liệu nội bộ của BQT vGE.
Theo bà Phạm Thị Phương Lâm, Giám đốc sản phẩm - đại diện Nhà phát hành FPT Online, kế hoạch mà game thủ tiết lộ là bản kế hoạch chưa hoàn chỉnh, chỉ là bản nháp và chưa hề được ký duyệt.
"Vì đó là bản nháp nên không ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều hành game nhưng với việc lộ ra ngoài một trong những danh mục tài liệu mật như vậy sẽ ảnh hưởng đến công tác bảo mật của công ty", bà cho hay.
Các "ông bố" thai nghén game thuần Việt tụ hội
Chiều 18/03, cuộc hội thảo giới thiệu Unity Engine, công cụ phát triển game đang nổi trên thế giới vừa diễn ra tại Đài truyền hình VTC. Đây là sự kiện do IDGA, phân nhánh của Tổ chức các nhà phát triển game quốc tế (International Game Developer Asscociation) tại Việt Nam đứng ra chủ trì.
Đúng như dự kiến, hầu hết các studio đang thai nghén game thuần Việt đều tham dự sự kiện này, ngoài ra không ít bạn trẻ trong ngành lập trình game nghiệp dư cũng tới để học hỏi kinh nghiệm. "Đây là engine tiềm năng", đó là tâm sự của đa phần các đại diện studio tham dự hội thảo.
Hy vọng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều dịp tương tự để giúp giới phát triển game Việt Nam tiếp cận gần hơn với công nghệ nước ngoài.
DECO thay biểu tượng, hứa hẹn mang game mới về
Mới đây, DECO đã chính thức ra mắt Logo mới với thiết kế sáng tạo, mang phong cách trẻ trung hơn hẳn so với mẫu Logo cũ. Điểm nhấn chủ đạo của mẫu Logo được thể hiện bằng chữ D trên nền đỏ - tượng trưng cho mặt trời, thể hiện sức trẻ, nhiệt huyết và niềm tin.
Liên tục trong thời gian vừa qua, DECO đã đưa ra những thông tin về các sản phẩm MMO đang rất thu hút tới từ đối tác quen thuộc: Perfect World - cha đẻ TGHM. Hai "bomb tấn" của NSX phương Bắc này là Ỷ Thiên Đồ Long Ký và Thần Ma Đại Lục đều được chào hàng rất nhiệt tình, đội ngũ Tester của DECO cũng được những ưu đãi đặc biệt khi tham gia thử nghiệm.
Theo PLXH
Điểm lại sự "sống chết" của các dự án game thuần Việt Rất nhiều dự án đang trên đà hoàn thiện, đồng thời các hãng phát triển trên thế giới cũng bắt đầu để ý tới Việt Nam. Điểm lại cho tới lúc này, làng game nước nhà đã có không dưới chục đầu sản phẩm thuần Việt với sự đầu tư chuyên nghiệp và bài bản (không kể tới các dự án nghiệp dư...