Những game show đáng sợ nhất thế giới
Nhiều chương trình trò chơi truyền hình lựa chọn khai thác nỗi sợ để đem lại sự giải trí cho khán giả.
Fear Factor (2001-2006): Trong suốt 6 năm lên sóng, Fear Factor vừa là chương trình truyền hình ăn khách tại Mỹ, vừa là tâm điểm gây tranh cãi vì những thử thách man rợn. Mỗi người chơi được yêu cầu hoàn thành 3 nhiệm vụ mạo hiểm để nhận khoản tiền thưởng 50.000 USD. Một trong những thử thách cực điểm kinh dị là khi các thí sinh phải uống nước tiểu và tinh dịch của lừa. Tuy nhiên, tập này bị hủy phát sóng vào phút chót.
Fear Factor tạm dừng sản xuất vào năm 2006. Từng hồi sinh năm 2011 và hủy vĩnh viễn một năm sau đó. Gần nhất, chương trình được MTV tái sản xuất vào năm 2017. Rapper, diễn viên Ludacris đảm nhận vai trò dẫn chương trình.
101 Ways to Leave a Gameshow (2010-2010): 101 Ways to Leave a Game show (tạm dịch: 101 cách để rời khỏi game show) được đánh giá là một trong những chương trình truyền hình đáng sợ nhất tại Anh. Mỗi số gồm 8 thí sinh trả lời các câu hỏi kiến thức, giành giải thưởng có giá trị 10.000 bảng Anh.
Theo đó, những thí sinh trả lời sai sẽ bị loại khỏi chương trình theo những cách khác nhau nhưng đều mạo hiểm. Tổng số có 101 cách các thí sinh “rời” khỏi chương trình. Hiện tại, có 9 quốc gia, bao gồm Mỹ và Trung Quốc, đã mua bản quyền 101 Ways to Leave a Game show.
Total Blackout (2012-2013): Điểm đặc biệt của Total Blackout là người chơi phải hoàn thành các thử thách như xác định đồ vật bằng tay, mũi hoặc miệng, tìm vật phẩm hoặc đi từ điểm A đến điểm B trong bóng tối. Mỗi tập gồm 4 thí sinh, cạnh tranh giành lấy phần thưởng là 5.000 USD.
Bởi vì người chơi hoàn toàn bị động trong môi trường thiếu sáng, nhiều vật phẩm đáng sợ như chuột, chồn, rắn được sắp đặt. Ngoài ra, những đồ vật bình thường cũng trở nên kinh dị hơn khi các thí sinh chỉ được phép cảm nhận bằng các chi giác.
Video đang HOT
Killer Karaoke (2012-2014): Dựa trên bản gốc của Anh mang tên Sing If You Can, Killer Karaoke được sản xuất tại Mỹ với độ kinh dị được đẩy cao lên nhiều lần. Mỗi tập gồm sáu thí sinh, được chia thành ba vòng đối đầu giữa hai người. Trong vòng 90 giây thể hiện bài hát, các thử thách kinh dị được chương trình cho xuất hiện lần lượt.
Killer Karaoke nổi tiếng với câu nói chủ đề “dù có chuyện gì xảy ra, đừng ngừng hát”. Khán giả tại trường quay trực tiếp lựa chọn người thắng qua mỗi vòng đối đầu. Hiện tại, nhiều quốc gia đã mua lại bản quyền chương trình, trong đó có Việt Nam và Thái Lan. Khi phát sóng ở Việt Nam, game show này bị phản ứng dữ dội và đã phải dừng phát sóng.
Hellevator (2015-2016): Hellevator là game show kinh dị của Mỹ, ra mắt năm 2015 do Jason Blum sản xuất. Tập đầu tiên thu hút hơn 500.000 người xem. Chủ đề của các tập đều mang tính kinh dị, có liên quan tới ma ám hoặc lấy mạng người hàng loạt.
Theo luật chơi mới nhất, mỗi nhóm tham gia gồm 4 thí sinh. Nhiệm vụ của họ là thực hiện thử thách cá nhân trong thời gian có hạn. Xuyên suốt quá trình tham gia thử thách, người chơi thường bị đe dọa bởi âm thanh hoặc các diễn viên hóa trang kinh dị.
Đôi lúc, họ cũng bị bất ngờ bắt cóc tới nhiều khu vực khác nhau.
Theo zing
Tắm máu bò, gắp chuột bằng miệng... bạn đang xem 1 show thực tế chứ không phải phim kinh dị đâu!
Không những gây ra sự kinh dị hãi hùng, show này còn đem lại những cảnh quay ấn tượng, có 1-0-2 trước những trò chơi cho ai có tinh thần thép chưa chắc đã dám thử.
Không những gây ra sự kinh dị hãi hùng, show này còn đem lại những cảnh quay ấn tượng, có 1-0-2 trước những trò chơi cho ai có tinh thần thép chưa chắc đã dám thử.
"Fear Factor" là một chương trình thực tế nổi tiếng của Mỹ được phát sóng trên kênh NBC từ năm 2001 đến 2006. Sau đó, show đã được NBC hồi sinh vào năm 2011, nhưng lại bị hủy bỏ một lần nữa vào năm 2012. Chương trình đã được "hồi sinh" lần thứ hai vào năm 2017.
Được biết, phiên bản gốc của Hà Lan với tên gọi là "Neverland" được mua lại và điều chỉnh cho phù hợp với thị trường Mỹ, show đổi tên thành "Fear Factor". Chương trình ban đầu được dẫn dắt bởi diễn viên hài, bình luận viên UFC Joe Rogan, sản xuất bởi đạo diễn Matt Kunitz và David A. Hurwitz. Sau khi khởi động show lại vào năm 2007, diễn viên, rapper Ludacris đảm nhận vai trò người dẫn chương trình.
Đây là một nơi lý tưởng để những người đam mê thử thách nguy hiểm, muốn thể hiện bản lĩnh có thể đọ sức với nhau để hoàn thành một loạt các trò chơi thót tim trong khoảng thời gian nhanh nhất, với giải thưởng tiền mặt trị giá 50.000 USD (tầm 1 tỷ 2 VNĐ).
Người dẫn chương trình là rapper, diễn viên Ludacris được biết đến trong loạt phim nổi tiếng "Fast and Furious"
Phần khiến người xem kinh hãi nhất là những thử thách đầy hoảng sợ như: nằm trong quan tài đầy bọ cạp, tìm vòng trong bể máu, ăn súp chuột chết... hoặc một số nhiệm vụ dị hợm, thậm chí là nguy hiểm cận kề cái chết như những trò chơi bị khóa dưới nước, đòi hỏi người chơi phải nỗ lực giải cứu đồng đội trong thời gian quy định, nếu không muốn nhận hậu quả khôn lường. Một đội chơi thông thường gồm 3 nam và 3 nữ, để giành được 50.000 đô la quả thực là một cuộc chiến cả về thể lực lẫn tinh thần.
Người chơi sẽ bị thả vào trong bể kính bị khóa chân cùng 400 con chuột nhung nhúc bò qua bò lại, một cảm giác kinh hãi đến khó tả
Anh chàng này cùng đồng đội có nhiệm vụ giải cứu và chỉ được dùng miệng để giải quyết nhiệm vụ gắp những con chuột ra
Những cô gái sẽ bị trói bằng xích trong một cái túi đựng trong đựng đầy dế, giun hổ, sâu gạo, bọ xít nâu và gián gió Madagascar. Họ bị nhốt trong tủ bảo quản tử thi và phải tự thử chìa khóa để giải thoát
Họ phải giải nén túi và tự đẩy mình ra khỏi ngăn tủ. Ba người hoàn thành pha nguy hiểm này nhanh nhất sẽ tiến vào trận chung kết. Thí sinh chậm nhất sẽ bị loại
Tiếp đến là thử thách dành cho tinh thần thép khi người chơi sẽ phải hất những chiếc vòng nhựa trong một thùng chứa hơn 50 galông máu bò. Hai nam và hai nữ lấy được nhiều vòng nhất trong 2 phút sẽ tiến vào vòng tiếp theo.
Cô gái này sẽ phải cố gắng lăn lộn để sâu gạo bám lên người nhiều nhất có thể
Đồng đội cũng phải làm nhiệm vụ khó khăn chẳng kém khi chỉ được dùng miệng để lấy thật nhiều sâu gạo trên người cô gái cho vào chiếc lọ
Còn gì nguy hiểm hơn khi có những thí sinh ưa mạo hiểm đặt cược tính mạng vào trò mở khóa lồng sắt dưới nước. Chỉ có một vài khoanh thoát khí nhỏ sát mặt nước, vậy nên muốn chiến thắng cũng không phải dễ dàng gì
Thí sinh sẽ phải cho đầu vào tấm Plexiglas để đựng hàng trăm con bọ cạp hoàng đế. Người bạn chơi cùng bị trói ngang người và có nghĩa vụ bốc bọ cạp đưa vào tấm Plexiglas trên
Mô phỏng một cuộc cứu hộ trực thăng, người chơi phải thật tốc độ và duy trì độ bền sức khỏe để kịp thời mở các ổ khóa. Nếu không nhanh tay mở kịp, trực thăng sẽ bị chìm
Nguồn: Wikipedia, Episodedata
Theo ttvn
Hai nhóm nhạc 'nhọ' nhất Kpop: Comeback không gặp scandal thì cũng đụng độ 'tai to mặt lớn' Cùng đến từ Big 3, cùng có nhan sắc và tài năng, song con đường comeback của hai nhóm nhạc này chưa bao giờ suôn sẻ. Một năm chỉ có 12 tháng và đúng 4 mùa, sự lựa chọn không nhiều nên thời điểm để các sao Hàn trở lại vô cùng quan trọng. Chỉ cần 'xúi quẩy' chọn trúng ngày trở lại...