Những game online “xì hơi” tại Việt Nam
Thị trường game online Việt Nam từng chứng kiến nhiều cái tên gây được sự chú ý cực lớn trước khi ra mắt, thế rồi lần lượt phải chịu thất bại thảm hại trong thời gian ngắn. Hãy cùng điểm lại một vài ứng viên điển hình như thế.
Là quân bài đầu tiên và cũng là chiến lược lớn của xGo trong năm 2011, Thần Bài dưới cái mã MMO bài ma thuật nhanh chóng gây sốt trong cộng đồng gamer Việt. Thậm chí nhiều người còn đánh giá đây sẽ là sản phẩm thành công vang dội, thế nhưng mọi chuyện lại ngược lại.
Dễ thấy, rõ ràng cái bóng quá lớn của Yugi-Oh đã khiến phần lớn những game thủ tham gia vào Thần Bàinhanh chóng cảm thấy thất vọng với cách chơi đơn giản và dựa nhiều vào may mắn. Đây cũng là điều dễ thấy bởi trong Yugi-Oh, tác giả đã xây dựng nên một hệ thống các quân bài đồ sộ, các chiến thuật cực kì độc đáo cùng những trận đánh nảy lửa.
Có lẽ, nhiều người đã kì vọng quá lớn vào Thần Bài nên khi đăng nhập vào game lần đầu, họ như bị dội một gáo nước lạnh bởi số lượng quân bài quá ít cũng như nội dung các ván đấu bài giữa các người chơi với nhau quá đơn giản và… thiếu lửa. Hậu quả là trò chơi này đóng cửa sau 5 tháng vận hành.
Linh Thú
Được mở cửa vào khoảng cuối năm 2009, Linh Thú là MMO hybrid đầu tiên được phát hành o Việt Nam. Với thể loại nhập vai kết hợp mô phỏng, Asiasoft kỳ vọng rất nhiều vào việc nó sẽ tạo được một bước đột phá với đồ họa dễ thương. Ngay cả ở thị trường ngoại, trò chơi này ( Monster Forest Online) cũng rất thành công.
Tuy nhiên, có vẻ vì game quá chú trọng vào cách chơi pha trộn nhiều phong cách, nền tảng đồ họa theo kiểu manga, tính đối kháng kém hơn hẳn so với các MMORPG thông thường nên nhanh chóng gây chán nản. Ai cũng biết, đại bộ phận game thủ Việt vốn vẫn ưa thích những MMO dễ cày kéo, lên level nhanh và PK hấp dẫn.
Sau hơn 2 năm tồn tại lay lắt, cuối cùng Linh Thú cũng phải đóng cửa vào ngày mai (01/05), như vậy trong tay “đế chế một thời” Asiasoft chẳng còn lại bao nhiêu quân bài.
Là một game thuộc dạng “đỉnh” của thế giới và được rất nhiều game thủ hardcore yêu thích. Nếu như theo dõi những hoạt động của cộng đồng này trước khi game về Việt Nam, nhiều người đã tin tưởng vào một thành công cho Granado Espada tại dải đất hình chữ S.
Tuy nhiên, sau thời gian đầu bùng nổ, GE đã trải qua một hành trình thất bại tại Việt Nam với việc thu hút một lượng người chơi ít ỏi. Nguyên nhân thất bại đã là chủ đề bàn luận của khá nhiều game thủ trước đây. Ngoài những nguyên nhân cố hữu thuộc về bản chất của game như cấu hình cao, gameplay quá khó so với người Việt thì công tác phát hành được nhiều người nhắc đến.
Có lẽ do quá tự tin về “sức mạnh” của trò chơi, NPH đã không có các chính sách đúng đắn với nó. Ví dụ như giá cả trong cash-shop tăng cao (giá Tool box cũng tăng), hay một số can thiệp quá sâu vào gameplay tạo nên sự khác biệt với phiên bản gốc.
Video đang HOT
Atlantica Online
Không phải nói gì nhiều về MMO này. Có thể nói Atlantica là game online half turn-base hay nhất thế giới thời điểm này. Với một lối chơi cực kỳ hấp dẫn, một cốt truyện chặt chẽ, độc đáo, một nền tảng đồ họa long lanh khó game online nào theo kịp, đây thật sự là một tượng đài khó lật đổ, hầu hết gamer Việt đều phải công nhận như vậy.
Quá hay, quá hoàn hảo nhưng tại thị trường Việt Nam, Atlantica thật sự là nỗi thất vọng tràn trè. Game quá ít người chơi, doanh thu thấp, rõ ràng, với những gì có sẵn, thất bại này xứng đáng được xếp vào một trong những thất bại lớn nhất của VTC Game.
Thất bại ngoài đến từ những nguyên nhân như cấu hình, độ khó của game thì công tác vận hành game cũng “góp phần” không nhỏ. Không như GE, Atlantica chạy khá trơn tru nhưng việc NPH “dập khuôn” phiên bản quốc tế đã làm game thất bại. Trò chơi đóng cửa vào ngày 14/10/2011.
Cửu Long Tranh Bá
Tới tận hiện tại khi quyết định đóng cửa game do VNG đưa ra đã an bài, đa phần gamer nước nhà vẫn ngợi khen CLTB cả về mặt đồ họa lẫn lối chơi. Khác với các MMORPG tới từ Trung Quốc, tựa game này không quá sa đà vào chất kiếm hiệp cày kéo mà chứa đựng nhiều bản sắc riêng đúng chất “Hàn”.
Tuy nhiên yêu cầu đồ họa quá cao ở thời điểm ra mắt, và nhất là sự bỏ mặc của NPH trước các vấn nạn hack khiến tình trạng gian lận lan tràn trong CLTB. Rốt cuộc, game thoi thóp suốt một thời gian dài vì cạn kiệt người chơi.
Năm 2011 có thông tin đồn đại rằng VNG đang tính nước phát hành lại trò chơi, tuy nhiên tất cả vẫn còn rất mịt mờ. Các fan của CLTB có thể gia nhập phiên bản Bắc Mỹ mới được phát hành lại cho đỡ “nhớ”.
Được so sánh với WoW trên trường quốc tế, Runes of Magic tuy không thể hay bằng MMORPG số 1 thế giới, nhưng chắc chắn vẫn là một trong những game online có lối chơi hay nhất tại Việt Nam. Đồ họa game cũng chấp nhận được và không quá ngốn cấu hình máy.
Thời điểm NCS Media công bố phát hành RoM, hầu hết game thủ nước nhà đều háo hức và muốn thử qua. Tuy nhiên do đi ngược lại phong cách kiếm hiệp cày kéo, lối chơi phức tạp và hình ảnh đậm chất tây phương xa lạ, trò chơi nhanh chóng thụt lùi lại phía sau và gần như bị lãng quên.
Tới năm 2011 chỉ còn một cộng đồng nhỏ còn gắn bó với RoM, quả thật là kết cục buồn cho NPH. Cuối cùng họ cũng đi đến quyết định khai tử trò chơi này vào ngày 22/09/2011.
Dán mác “MMOFPS số 1 Hàn Quốc”, SF hiên ngang về Việt Nam với kỳ vọng lớn sẽ thống trị thể loại bắn súng. Tuy vậy sau cuộc chiến dai dẳng với CrossFire, trò chơi dần tụt hậu và nằm ở chiếu dưới suốt quãng thời gian vận hành.
Gần như mọi game thủ ưa thích thể loại FPS đều công nhận rằng SF là tựa game đậm tính chiến thuật, đề cao kỹ năng cá nhân hơn là “ăn rùa”. Nhưng tiết tấu có phần chậm chạp đã khiến game mất đi lượng lớn khách hàng là giới trẻ vốn ưa thích bắn giết đã tay.
Có thể nói ngoài đấu trường MMORPG, bài học về câu chuyện thị hiếu gamer Việt tiếp tục có mặt trong lĩnh vực MMOFPS với “tấm gương” này. Ngoài ra, một “nạn nhân” khác là Sudden Attack (VNG), cả 2 cùng tuyên bố đóng cửa hồi cuối năm ngoái vì không thể tồn tại qua thời kỳ khó khăn cùng cực của thị trường.
Theo Game Thủ
Những MMO được khen hết lời rồi... hụt hơi tại Việt Nam
Có những game online hay, được nhiều lời khen về một khía cạnh nào đó nhưng vẫn trong cảnh chợ chiều, đó là nghịch lý tại Việt Nam.
Thị trường game online Việt Nam vốn nổi tiếng bấy lâu với những đặc điểm "quái chiêu" khó mà giải thích được. Cụ thể, hiện tại có rất nhiều sản phẩm dù được khen nức khen nở và có nhiều "fan" nhưng vẫn ế ẩm trong cảnh chợ chiều.
Granado Espada
Là một game thuộc dạng "đỉnh" của thế giới và được rất nhiều game thủ hardcore yêu thích. Nếu như theo dõi những hoạt động của cộng đồng này trước khi game về Việt Nam, nhiều người đã tin tưởng vào một thành công cho Granado Espada tại dải đất hình chữ S.
Tuy nhiên, sau thời gian đầu bùng nổ, GE đã trải qua một hành trình thất bại tại Việt Nam với việc thu hút một lượng người chơi ít ỏi. Nguyên nhân thất bại đã là chủ đề bàn luận của khá nhiều game thủ trước đây. Ngoài những nguyên nhân cố hữu thuộc về bản chất của game như cấu hình cao, gameplay quá khó so với người Việt thì công tác phát hành được nhiều người nhắc đến.
Có lẽ do quá tự tin về "sức mạnh" của trò chơi, NPH đã không có các chính sách đúng đắn với nó. Ví dụ như giá cả trong cash-shop tăng cao (giá Tool box cũng tăng), hay một số can thiệp quá sâu vào gameplay tạo nên sự khác biệt với phiên bản gốc. Nay dù đã có nhiều thay đổi nhưng dường như đã muộn màng.
Atlantica Online
Không phải nói gì nhiều về MMO này. Có thể nói Atlantica là game online half turn-base hay nhất thế giới thời điểm này. Với một lối chơi cực kỳ hấp dẫn, một cốt truyện chặt chẽ, độc đáo, một nền tảng đồ họa long lanh khó game online nào theo kịp, đây thật sự là một tượng đài khó lật đổ, hầu hết gamer Việt đều phải công nhận như vậy.
Quá hay, quá hoàn hảo nhưng tại thị trường Việt Nam, Atlantica thật sự là nỗi thất vọng tràn trè. Game quá ít người chơi, doanh thu thấp, rõ ràng, với những gì có sẵn, thất bại này xứng đáng được xếp vào một trong những thất bại lớn nhất của VTC Game.
Thất bại ngoài đến từ những nguyên nhân như cấu hình, độ khó của game thì công tác vận hành game cũng "góp phần" không nhỏ. Không như GE, Atlantica chạy khá trơn tru nhưng việc NPH "dập khuôn" phiên bản quốc tế đã làm game thất bại. Trò chơi vừa được ấn định đóng cửa vào ngày 14/10/2011.
Cửu Long Tranh Bá
Tới tận hiện tại khi quyết định đóng cửa game do VNG đưa ra đã an bài, đa phần gamer nước nhà vẫn ngợi khen CLTB cả về mặt đồ họa lẫn lối chơi. Khác với các MMORPG tới từ Trung Quốc, tựa game này không quá sa đà vào chất kiếm hiệp cày kéo mà chứa đựng nhiều bản sắc riêng đúng chất "Hàn".
Tuy nhiên yêu cầu đồ họa quá cao ở thời điểm ra mắt, và nhất là sự bỏ mặc của NPH trước các vấn nạn hack khiến tình trạng gian lận lan tràn trong CLTB. Rốt cuộc, game thoi thóp suốt một thời gian dài vì cạn kiệt người chơi.
Mới đây có thông tin đồn đại rằng VNG đang tính nước phát hành lại trò chơi, tuy nhiên tất cả vẫn còn rất mịt mờ. Các fan của CLTB có thể gia nhập phiên bản Bắc Mỹ mới được phát hành lại cho đỡ "nhớ".
Thuận Thiên Kiếm
Là game online được chờ đợi nhất trong hè năm ngoái, sản phẩm thuần Việt của VinaGame đã có một bước khởi đầu không thể tốt hơn. Với một cốt truyện thuần Việt, game mang đậm chất dân tộc,TTK là một game đáng để thử qua.
Đa phần game thủ đều phải công nhận rằng game truyền tải được hết văn hóa Việt, nhiều chi tiết lịch sử thú vị và đáng được ngợi khen. Tuy nhiên ngoài cốt truyện và bối cảnh hấp dẫn, đồ họa game có phần lỗi thời cùng với lối chơi không có nhiều đột phá nên khó giữ chân khách hàng.
Hơn nữa, trong bối cảnh mà chất lượng MMO trên thế giới ngày càng tăng tiến về đồ họa lẫn gameplay thì nhìn lại TTK, giới trẻ khó có thể cảm thấy bị cuốn hút. BQT game cũng đã rất cố gắng làm hài lòng khách hàng nhưng dường như trò chơi này đã đến lúc lùi vào dĩ vãng.
Chúa Tể Phục Sinh
Được so sánh với WoW trên trường quốc tế, Runes of Magic tuy không thể hay bằng MMORPG số 1 thế giới, nhưng chắc chắn vẫn là một trong những game online có lối chơi hay nhất tại Việt Nam. Đồ họa game cũng chấp nhận được và không quá ngốn cấu hình máy.
Thời điểm NCS Media công bố phát hành RoM, hầu hết game thủ nước nhà đều háo hức và muốn thử qua. Tuy nhiên do đi ngược lại phong cách kiếm hiệp cày kéo, lối chơi phức tạp và hình ảnh đậm chất tây phương xa lạ, trò chơi nhanh chóng thụt lùi lại phía sau và gần như bị lãng quên.
Tới năm 2011 chỉ còn một cộng đồng nhỏ còn gắn bó với RoM, quả thật là kết cục buồn cho NPH. Cuối cùng họ cũng đi đến quyết định khai tử trò chơi này vào ngày 22/09/2011.
Special Force
Dán mác "MMOFPS số 1 Hàn Quốc", SF hiên ngang về Việt Nam với kỳ vọng lớn sẽ thống trị thể loại bắn súng. Tuy vậy sau cuộc chiến dai dẳng với CrossFire, trò chơi dần tụt hậu và ở thời điểm hiện tại khó có thể bì kịp về lượng người chơi.
Gần như mọi game thủ ưa thích thể loại FPS đều công nhận rằng SF là tựa game đậm tính chiến thuật, đề cao kỹ năng cá nhân hơn là "ăn rùa". Nhưng tiết tấu có phần chậm chạp đã khiến game mất đi lượng lớn khách hàng là giới trẻ vốn ưa thích bắn giết đã tay.
Có thể nói ngoài đấu trường MMORPG, bài học về câu chuyện thị hiếu gamer Việt tiếp tục có mặt trong lĩnh vực MMOFPS với "tấm gương" này. Ngoài ra, một "nạn nhân" khác là Sudden Attack(VNG), cả 2 cùng tuyên bố đóng cửa hồi cuối năm ngoái vì không thể tồn tại qua thời kỳ khó khăn cùng cực của thị trường.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những GO được ngợi khen nhưng vẫn "ế" ở Việt Nam Có những game online hay, được nhiều lời khen về một khía cạnh nào đó nhưng vẫn trong cảnh chợ chiều, đó là nghịch lý tại Việt Nam. Thị trường game online Việt Nam vốn nổi tiếng bấy lâu với những đặc điểm "quái chiêu" khó mà giải thích được. Cụ thể, hiện tại có rất nhiều sản phẩm dù được khen nức...