Những gầm cầu nhếch nhác tại TP HCM
Tận dụng làm nơi họp chợ, chỗ ở cho những người vô gia cư thậm chí là để hút chích, đi vệ sinh, vận chuyển hàng hóa… những gầm cầu ở TP HCM đang trở thành lãnh địa của nhiều người.
Đại lộ Võ Văn Kiệt (Đại lộ Đông Tây) vốn là đại lộ đẹp nhất tại TP HCM. Tuy nhiên, do vị trí giao nhau giữa nhiều cầu bộ hành nên dưới các gầm cầu này luôn được dùng để buôn bán, họp chợ.
Gầm cầm Ông Lãnh, quận 1 lại trở thành nơi vận chuyển rau củ quả, cản trở phương tiện giao thông. Đây là cây cầu dài nhất bắc qua kênh Bến Nghé (đoạn qua cầu Chữ Y), giáp ranh giữa quận 1 và quận 4.
Cứ mỗi khi chiều đến, cầu Ông Lãnh thường xuất hiện những thanh niên tụ tập từng nhóm nhỏ để nhậu nhẹt, đánh bài… Theo phản ánh của nhiều người dân, đây còn là nơi “tập kết” của người nghiện ma túy.
Cầu Nguyễn Văn Cừ nối liền quận 4, 8 với trung tâm thành phố giờ thành chỗ ngủ của người vô gia cư.
Video đang HOT
Còn tại cầu Thủ Thiêm nối hai bờ sông Sài Gòn với quận 2, quận Bình Thạnh tới Khu đô thị mới Thủ Thiêm và trung tâm thành phố thành nơi ngắm cảnh của nhiều người. Từ đây, các dịch vụ buôn bán cũng ăn theo.
Chân cầu Thủ Thiêm, phía quận Bình Thạnh thành nơi tập kết rác.
Một số nơi thành nhà vệ sinh…
Cầu Nguyễn Tri Phương nối 2 bờ quận 5 và quận 8, bắc qua kênh Tàu Hủ được tận dụng làm nơi để xe rác và bán hàng rong.
Người chủ xe ba gác này vẫn ngủ say, bất chấp rác chất thành đống cạnh đó.
Theo VNExpress
Họp chợ trên đường tàu
Mua bán thực phẩm, hoa quả ngay trên đường ray, có tàu đến thì chạy... là thực trạng tại đoạn đường sắt đi qua xã Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội).
Đoạn đường sắt km13 024, tuyến Bắc Hồng - Văn Điển đi xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, đang tồn tại một chợ cóc.
Sát chợ cóc này là chợ Cổ Nhuế. Người dân ở đây cho hay, do bên trong chợ chật chội nên nhiều người buôn bán ngồi tràn ra ngoài.
Mặc dù đã có biển báo "Cấm họp chợ", nhưng từ lâu nó đã trở nên vô tác dụng.
Đàn ông ngồi lên đường ray hút thuốc lào chờ đợi khách.
Đàn bà ngồi buôn chuyện trong lúc rỗi rãi. Trung bình mỗi ngày có 4 đến 5 chuyến tàu đi qua.
Đồ đạc được người bán hàng để giữa đường tàu. Một phụ nữ tên Hương cho hay: "Nghe tiếng còi tàu từ xa là chúng tôi dọn dẹp chạy, lâu năm có kinh nghiệm chạy tàu rồi, chả chết được đâu".
Và khi có đoàn tàu chở hàng đi qua (tốc độ chừng 60 km/h), những người buôn bán lại chạy dạt sang hai bên. Theo anh Nguyễn Đức Tiến, công nhân gác chắn tại chốt Cổ Nhuế (gần khu vực chợ hoạt động), nơi đây từng xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người do tàu hỏa đâm. Các trường hợp bị tai nạn hầu hết là khách mua hàng vì thiếu "kinh nghiệm".
Một phụ nữ tiện thể vứt túi rác lên toa. Nhiều lần chính quyền huyện và xã đã giải tỏa nhưng chợ vẫn tồn tại.
Chiều 30/3 dù thiết bị cảnh báo tự động đã rung chuông, nhưng xe khách chở 18 người đi ăn cưới trên đường trở về quê Thái Nguyên vẫn cố tình vượt qua đường sắt tại huyện Thường Tín (Hà Nội). Hậu quả là xe khách đã bị tàu húc vào đuôi và xoay 180 độ. 7 người tử nạn tại chỗ, 2 người chết trên đường đến bệnh viện.
Trước đó ngày 6/8/2010, tại huyện Duy Tiên (Hà Nam), sau cú húc văng xe tải, 3 toa tàu Thống Nhất đã bị lật nghiêng. Hơn 300 hành khách trên tàu an toàn, nhưng lái tàu Trương Xuân Thức đã mang thương tật suốt đời.
Cách đó khoảng một năm, trưa 22/11/2009, tại huyện Thường Tín (Hà Nội), xe khách 30 chỗ đang chở một đám ăn hỏi qua đường ngang giao cắt với đường sắt, đã bị tàu hỏa TN1 Hà Nội - TP HCM húc bẹp, 9 người tử nạn.
Theo VNExpress
Bà cụ 70 tuổi giúp hàng trăm cuộc đời đau khổ Không cam lòng nhìn cảnh hàng trăm thanh niên trong khu vực lao vào con đường nghiện ngập, bà Phương đã âm thầm lặn lội đến từng ngõ ngách để khuyên bảo và giúp họ cai thuốc. Bà Nguyễn Thị Phương cư ngụ tại khu phố 4, phường 10, quận 3, TP HCM (gần ga Sài Gòn), địa bàn có thành phần dân...