Những ga tầu điện ngầm ấn tượng nhất châu Âu
Sau hơn 150 năm kể từ ga tầu điện ngầm đầu tiên ra đời, hãy điểm qua cùng chúng tôi những ga tầu điện ngầm nổi tiếng nhất châu Âu.
Năm 1863, hệ thống tầu điện ngầm đầu tiên ra đời tại London. Các trạm tầu điện ngầm lúc đó có thể không tiện lợi và không khoẻ mạnh. Nhưng rồi người ta nhận ra rằng rất ít thành phố, bất kể rộng lớn ra sao, lại không cần đến phương tiện vận chuyển này.
Đến những năm giữa thập kỷ 1920, Paris, Madrid, Berlin và Milan bắt đầu xây dựng các tầu điện ngầm với chất lượng tốt hơn, sử dụng tầu chạy bằng điện thay vì hơi nước như ở London.
Moscow tham gia mạng lưới tầu điện ngầm vào năm 1935 và hiện nay có hệ thống tàu bận rộn nhất thế giới – chở 6.5 triều người trong một ngày.
Sau hơn 150 năm kể từ ga tầu điện ngầm đầu tiên ra đời, hãy điểm qua cùng chúng tôi những ga tầu điện ngầm nổi tiếng nhất châu Âu.
2. Westfriedhof, Munich
3. Komsomolskaya, Moscow
Video đang HOT
4. Olaias, Lisbon
5. Westminster, London
6. T-Centralen, Stockholm
7. Bokenheimer Warte, Frankfurt
8. Fosteritos, Bilbao
9. Palais Royal, Bảo tàng Louvre, Pháp
10. Admiralteyskaya, St. Petersburg
11. Plac Wisona, Warsaw
12. Staromestska, Prague
Theo ngôi sao
Kỷ niệm 56 năm thảm họa rơi máy bay Munich
Ngày 6/2/2014, nước Anh và thế giới kỷ niệm tròn 56 năm xảy ra thảm họa Munich, tai nạn đã cướp đi sinh mạng của một thế hệ đầy tài năng của Quỷ đỏ.
Những hình ảnh cuối cùng của Man Utd trước thảm họa Munich
Tám cầu thủ cùng ba người trong BHL Quỷ đỏ đã thiệt mạng sau khi chiếc máy bay chở đội bóng của Sir Matt Busby trở về sau chuyến làm khách tại Belgrade ở Cup Châu Âu. Máy bay mang số hiệu 609 dừng lại tại Munich để tiếp nhiên liệu và sau hai lần cố gắng cất cánh nhưng không thành công, nó đã bị rơi trong nỗ lực thứ ba trên đường băng phủ đầy tuyết.
21 người đã thiệt mạng ngay lập tức. Cơ trưởng Kenneth Rayment qua đời ba tuần sau đó và Duncan Edwards, một trong những ngôi sao sáng nhất lịch sử bóng đá xứ Sương mù, ra đi 15 ngày sau trong bệnh viện.
Thủ môn Harry Gregg sống sót sau vụ tai nạn kinh hoàng và đã quay trở lại để cứu những người sống sót. Hai cầu thủ Johnny Berry và Jackie Blanchflower đã không bao giờ còn có thể chơi bóng sau thảm họa này.
Roger Byrne, Eddie Colman, Mark Jones, David Pegg, Tommy Taylor, Geoff Bent, Liam Whelan và Duncan Edwards là những cầu thủ đã qua đời cùng thư kí đội bóng Walter Crickmer, hai HLV Bert Whalley và Tom Curry.
Tám nhà báo Alf Clarke, Tom Jackson, Don Davies, Georges Fellows, Archie Ledbrook, Eric Thompson, Henry Rose và Frank Swift cũng qua đời trong tai nạn này. Willie Satinoff, Bela Miklos và Tom Cable là những người cũng không qua khỏi.
Trước đó 1 ngày, Man Utd dưới sự dẫn dắt của HLV Matt Busby đã thủ hòa Sao Đỏ Belgrade 3-3 trên đất Nam Tư sau khi giành chiến thắng 2-1 ở trận lượt đi trên sân Old Trafford, qua đó chính thức lọt vào vòng bán kết cúp C1 Châu Âu, chạm chán AC Milan. Ngay sáng hôm sau, toàn đội lập tức lên máy bay trở về Anh để kịp tham dự trận đấu với Sheffield Wednesday tại FA Cup.Mùa giải năm đó, Quỷ đỏ đã đặt ra cho mình một tham vọng rất lớn, đó là giành cú ăn 3 lịch sử bao gồm chức vô địch nước Anh, FA cup và Cup C1 Châu Âu. Thế hệ những cầu thủ Man Utd ấy được đánh giá là vô cùng tài năng và hoàn toàn đủ sức hoàn thành mục tiêu này. Tuy nhiên, tai họa bất ngờ đã khiến giấc mơ của người hâm mộ đội bóng thành Manchester bị gián đoạn tới 41 năm, cho tới khi Sir Alex Ferguson giúp CLB giành được cú ăn 3 vào năm 1999.
"Những đứa trẻ của Busby"
Những tưởng sự ra đi của Duncan Edwards và các đồng đội sẽ kéo theo sự sụp đổ của cái tên Manchester United, nhưng với tài năng thiên phú của mình, Sir Matt Busby đã xây dựng lại đội bóng từ con số 0, với nòng cốt là những ngôi sao đầy tài năng như Bobby Charlton, Dennis Law và George Best. Để rồi đúng 10 năm sau, Quỷ đỏ chính thức trở thành đội bóng Anh đầu tiên giành được chức vô địch Châu Âu sau khi vượt qua Benfica trong trận chung kết diễn ra vào năm 1968.Nối tiếp thành công đó, một HLV người Scotland khác là Sir Alex Ferguson đã xây dựng nên đế chế Man Utd thành công rực rỡ kéo dài suốt 27 năm kể từ 1986 cho tới tận 2013, với 13 chức vô địch Premier League, 2 Champions League và vô số những danh hiệu lớn nhỏ khác.
Chức vô địch châu Âu năm 1968 của Man Utd
Mặc dù vậy, chiến lược gia huyền thoại này cũng không khỏi bùi ngùi mỗi khi nhắc lại thảm họa đau thương xảy ra trước đó hơn nửa thế kỷ: "Tôi bị ám ảnh từ những ngày đó, bởi cái chết của những con người trẻ trung, đầy tài năng và nhiệt huyết. Những gì Sir Matt Busby đã làm được thật đáng khâm phục, ông ấy luôn là một tấm gương sáng để tôi noi theo".Từ thế hệ "Busby Babies" cho tới "Class of 92" của Alex Ferguson, từ đống đổ nát sau thảm họa Munich kinh hoàng cho tới đỉnh cao danh vọng của ngày hôm nay, các cổ động viên trung thành của Man Utd vẫn luôn nhắc về những ký ức buồn của đội bóng với một niềm tự hào lớn lao, về một đế chế được xây dựng trên ý chí bất khuất và không bao giờ chịu lùi bước trước khó khăn.
Theo VNE
Ukraine: Tổng thống trở lại làm việc, Nga cảnh báo phe đối lập Nga kêu gọi lãnh đạo phe đối lập ở Ukraine chấm dứt chiến dịch "tối hậu thư và đe dọa", trong khi Tổng thống Ukraine Yanukovych trở lại làm việc sau 4 ngày nghỉ ốm. Lãnh đạo biểu tình kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế đối với tình hình hiện nay ở Ukraine Bộ Ngoại giao Nga ngày 3/2 cho hay...