Những ‘Easter egg’ thú vị cất giấu trong các phim bom tấn
&’ Easter egg’ là cụm từ dùng để chỉ những chi tiết gắn liền với một tác phẩm khác hoặc một điều thú vị nào đó được cất giấu hết sức tinh tế trong phim.
Easter egg có thể đến từ một sản phẩm văn hóa đương đại phổ biến nào đó. Ví dụ như trong bộ phim Tron năm 1982, hình ảnh nhân vật Pac-Man đã xuất hiện trên một bản đồ trông giống như trong tựa trò chơi cùng tên.
Easter egg cũng có thể xuất phát từ việc các đạo diễn muốn bày tỏ sự ghi nhận đối với đồng nghiệp. Chẳng hạn như trong Raiders of the Lost Ark, hình ảnh hai chú robot nổi tiếng R2-D2 và C-3PO từ bộ phim Star Wars của George Lucas đã xuất hiện trong một cảnh phim một cách đầy tinh tế.
Steven Spielberg tiếp tục ghi nhận tên tuổi của đồng nghiệp khi đặt tên cho một hộp đêm trong bộ phim Indiana Jones and the Temple of Doom theo nhân vật Obi-Wan Kenobi nổi tiếng của loạt Star Wars.
Để đáp lại, trong Star Wars Episode I: The Phantom Menace, đạo diễn George Lucas đã cho những người ngoài hành tinh có tạo hình giống như trong bộ phim E.T. the Extra-Terrestrial của Spielberg ở cảnh cuộc họp viện nguyên lão của dải ngân hà.
Những Easter egg liên quan tới Star Wars thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim bom tấn. Chẳng hạn như trong một cảnh của Star Trek năm 2009, hình ảnh R2-D2 đã lướt nhanh qua màn hình như một mảnh vỡ đang trôi dạt ngoài không gian. Đạo diễn của bộ phim là J.J. Abrams vốn rất yêu thích Star Wars và sẽ là người thực hiện phần 7 của loạt phim này.
Những cảnh cameo tinh tế cũng có thể được coi là Easter Egg. Ví dụ như nữ diễn viên Glenn Close nổi tiếng từng hóa thân thành một tên cướp biển râu rậm bị Thuyền trưởng Hook tra tấn trong bộ phim Hook hồi năm 1991.
Những điều ẩn dụ hoặc điềm báo trong phim cũng là Easter egg. Ví dụ như rất nhiều người hâm mộ cho rằng những trái cam là điềm báo tai ương sắp sửa ập tới trong bộ phim Godfather kinh điển.
Tương tự như vậy, cứ khi nào dấu hiệu chữ X xuất hiện là một nhân vật trong khung hình sẽ bỏ mạng trong bộ phim hình sự The Departed của đạo diễn lừng danh Martin Scorsese.
Easter egg cũng có thể là chi tiết gợi mở cho một bộ phim sắp sửa ra mắt. Chẳng hạn như chiếc khiên nổi tiếng của Captain America từng xuất hiện trong Iron Man 2, trước khi bộ phim về nhân vật siêu anh hùng biểu tượng của nước Mỹ ra mắt một năm.
Video đang HOT
Thậm chí Easter egg còn được dùng để tiên đoán về một bộ phim chưa chắc đã tồn tại trong tương lai. Chẳng hạn như hình logo lồng ghép giữa Batman và Superman từng xuất hiện trong bộ phim I am Legend hồi năm 2007. Khi đó, hãng Warner Bros. chưa hề có kế hoạch thực hiện một tác phẩm quy tụ hai siêu anh hùng hàng đầu của DC Comics. Phải mãi tới lúc sau khi Man of Steel ra mắt hồi mùa hè 2013, dự án phim Batman v Superman: Dawn of Justice mới được Warner Bros. công bố.
Những Easter egg được ẩn giấu trong phim thực ra không phải là điều quá mới mẻ. Bản thân đạo diễn Alfred Hitchcock lừng danh từng thấp thoáng xuất hiện trong nhiều bộ phim do chính ông thực hiện. Như với Lifeboat (1944), hình ảnh của vị đạo diễn đã xuất hiện ở một mẩu tin quảng cáo trên tờ báo trong phim.
Phiên bản đầu tiên của Planet of the Apes hồi năm 1968 cũng đã có một cảnh phim nhắc khán giả nhớ tới bức tranh ba chú khỉ khôn ngoan nổi tiếng.
Theo Zing
10 điều thú vị bạn có thể đã bỏ qua trong phim 'X-Men' mới
"X-Men: Days of Future Past" đã liên kết các tình tiết trong những tập phim trước và tiết lộ thêm nhiều điều thú vị đến cho khán giả yêu thích loạt phim dị nhân.
1. Tổng thống John F. Kennedy là một dị nhân
Mặc dù bị bắt và kết tội ám sát cựu Tổng thống Mỹ, Magneto đã phủ nhận hoàn toàn lời cáo buộc trên. Khi chia sẻ với Charles Xavier trong phim, Magneto đã tiết lộ rằng, thực chất khi đó anh đang cố bảo vệ Tổng thống bằng cách đẩy viên đạn đi lạc hướng bởi ông "là một người trong số chúng ta".
Trong phim, Erik Lehnsherr, với biệt danh là Magneto, bị kết án là đã ám sát Tổng thống Mỹ, John F. Kennedy.
Đáng tiếc thay, Magneto lại bị một thế lực nào đó ập đến tấn công bất ngờ và vu cho tội ám sát Tổng thống. Trên thực tế, vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy vẫn luôn là một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Quỹ đạo bay của viên đạn là điều kì lạ mà cho đến giờ các nhà điều tra và sử học gia vẫn chưa thể tìm ra lời giải thích thỏa đáng.
2. Con trai của William Stryker vẫn chưa bộc phát năng lực dị nhân
William Stryker là một nhân vật quan trọng từng xuất hiện trong X2 và X-Men Origins: Wolverine. Đây là người thành lập nên Weapon X, chương trình nghiên cứu chế tạo vũ khí chiến tranh cho quân đội Mỹ thông qua việc thí nghiệm trên các dị nhân.
Nhân vật William Stryker nổi tiếng là có mối thù ghét đặc biệt đối với các dị nhân.
Trong X-Men: Days of Future Past, Stryker là phụ tá của Bolivar Trask. Hắn cũng đã tiết lộ rằng con trai mình hiện đã 10 tuổi và vẫn hoàn toàn bình thường (tức là chưa bộc phát năng lực dị nhân như trong X2). Nhiều khả năng, William Stryker sẽ giữ vai trò quan trọng trong các tập phim X-Men kế tiếp.
3. Gia đình của Magneto
Mặc dù chi tiết này không còn mới mẻ đối với các fan của nguyên tác truyện tranh, nhưng khi cả Marvel và Fox đều sở hữu bản quyền làm phim về nhân vật Quicksilver và Scarlet Witch, nhiều người đã tò mò chờ xem Fox sẽ sắp đặt câu chuyện về hai nhân vật này như thế nào trước khi Avengers: Age of Ultron ra mắt trong mùa hè năm sau.
Quicksilver đã xuất hiện, nhưng bé gái ngồi kế bên thì không phải là Scarlet Witch huyền thoại.
Chưa có một chi tiết nào thực sự rõ ràng nhưng các nhà làm phim đã gửi gắm một gợi ý nho nhỏ. Trong trường đoạn Quicksilver tới cứu Magneto khỏi buồng giam, dị nhân trẻ tuổi đã nói, "Anh biết điều khiển kim loại hả? Mẹ tôi từng quen một người có khả năng như thế đấy". Đây là một gợi ý tới chi tiết trong nguyên tác rằng Magneto là cha đẻ của Quicksilver.
Đoạn cuối phim, bên cạnh Quicksilver xuất hiện bên một bé gái chừng 7-8 tuổi. Nhiều fan đã nghi ngờ rằng đây chính là Scarlet Witch, một trong những dị nhân mạnh nhất trong nguyên tác truyện tranh. Tuy nhiên, các nhà biên kịch sau đó đã lên tiếng phủ nhận điều này và cho biết Scarlet Witch vẫn chưa hề xuất hiện trong X-Men: Days of Future Past.
4 . Chiếc máy nghe nhạc kì lạ của Quicksilver
Bộ phim lấy bối cảnh năm 1973, tuy nhiên, mẫu máy Walkman đầu tiên phải tới tận năm 1978 mới ra đời. Nếu để ý, toàn bộ cảnh anh chàng hạ gục đám bảo vệ chỉ diễn ra trong vòng vài giây còn đoạn nhạc kéo dài tận khoảng hơn một phút. Như vậy, theo đúng logic, Quicksilver phải để nhạc chạy cực nhanh thì khán giả mới có thể thưởng thức được ca khúc Time in a Bottle bình thường như vậy.
Bản thân chiếc máy Walkman của nhân vật Quicksilver có lẽ cũng là một "dị nhân".
Có lẽ bản thân chiếc máy nghe nhạc của Quicksilver cũng là một "dị nhân" chăng?
5 . Những kỉ vật của các dị nhân
Khi Magneto tấn công vào hầm bí mật của bộ quốc phòng Hoa Kỳ nhằm lấy lại chiếc mũ giúp bảo vệ bản thân khỏi khả năng điều khiển trí não của Charles Xavier, khán giả có thể được thấy đôi cánh của Tempest, người bị sát hại bởi thí nghiệm của tập đoàn Trask (cùng với những Azazel, Emma Frost và Banshee) và bộ giáp điều khiển năng lượng của Havok.
Những kỷ vật từng xuất hiện và gắn liền với các dị nhân trẻ trong X-Men: First Class.
Tuy nhiên, còn một vật thể kì lạ hình tròn ở phía ngoài cùng bên trái. Liệu đây có phải là đồng xu Đức Quốc Xã mà Magneto luôn giữ bên mình trong X-Men: First Class hay không?
6 . Liên hệ tới các dị nhân từng xuất hiện trong các phim trước
Khi các Sentinel tấn công nhóm X-Men còn sót lại ở tương lai trong đoạn cuối phim, chúng bắt đầu sử dụng những siêu năng lực của các dị nhân từng bị sát hại. Khán giả có thể thấy một Sentinel tự chuyển hóa cơ thể thành kim cương giống như Emma Frost trong X-Men: First Class; hay một Sentinel khác sử dụng những móng vuốt dài giống như Lady Deathstrike trong X2.
Những chiếc vuốt dài dài của Lady Deathstrike trong X2 đã được các Sentinel sử dụng trong trận chiến cuối cùng.
Ở phần kết của bộ phim, khán giả cũng được gặp lại Cyclops và Jean Grey, hai nhân vật đã chết trong X-Men: The Last Stand. Có thể nói, X-Men: Days of Future Past đã phần nào thành công trong việc xóa bỏ những sai sót mà tập phim The Last Stand gây ra và đưa loạt phim trở lại đúng quỹ đạo cần có.
7 . Sự xuất hiện của các tác giả truyện tranh
Mặc dù ông trùm Stan Lee của Marvel không xuất hiện trong X-Men: Days of Future Past, thì có hai tác giả của truyện tranh X-Men đã góp mặt. Chris Claremont, tác giả của nguyên tác Days of Future Past, chính là người đàn ông mà Mystique biến hình thành sau khi bị dính đạn và đang cố gắng chạy trốn khỏi đám đông.
Hai tác giả truyện tranh có màn cameo trong X-Men: Days of Future Past.
Trong khi đó, Len Wein, người đã tạo ra hàng loạt các nhân vật nổi tiếng như Wolverine, Storm, Colossus và Nightcrawler, thì thủ vai một trong những thành viên của hội đồng có mặt tại Hội nghị Paris.
8 . Những ẩn dụ thú vị trong phim
Tại phòng họp diễn ra Hội nghị Paris, có một bức tranh được treo trên tường mang tên Liberty Leading the People được vẽ bởi Eugène Delacroix. Đây vốn là tác phẩm chào mừng thành công của cuộc cách mạng Pháp diễn ra vào năm 1830, với người phụ nữ là biểu tượng cho sự tự do. Đây là một phép ẩn dụ cho cuộc chiến đòi lại công bằng cho các dị nhân bị sát hại của nhân vật Mystique diễn ra trong phim.
Bức họa Liberty Leading the People đã xuất hiện tại căn phòng diễn ra Hội nghị Paris diễn ra trong phim.
Một chi tiết đáng nhớ khác là trong bài diễn văn giới thiệu về chương trình Sentinel, Tổng thống Nixon đã trích lại lời của giáo sư Oppenheimer, một trong những nhà khoa học được coi là cha đẻ của bom hạt nhân. Chương trình Sentinel sau đó cũng trở thành một thứ vũ khí mang tính hủy diệt.
9. Những liên hệ thú vị với các bộ phim khác
Khi tâm thức được gửi về năm 1973, Wolverine thức dậy trên giường với không một mảnh vải che thân. Chi tiết này tương đồng như trong loạt phim Terminator, khi nhân vật của Arnold Schwarzenegger luôn được gửi về quá khứ trong tình trạng không một mảnh vải che thân. Sau đó, Kẻ hủy diệt thường hay đụng độ với một đám côn đồ hoặc xã hội đen để lấy quần áo, tiền bạc và xe cộ. Wolverine cũng đã có một trải nghiệm gần như tương tự trong X-Men: Days of Future Past.
Wolverine đã có một trải nghiệm không khác mấy so với "Kẻ hủy diệt" khi được gửi về quá khứ.
Trong một cảnh phim khác, khi Charles Xavier, Hank McCoy và Wolverine ở trong phòng thiết bị, một màn hình TV đã chiếu một đoạn phim của Star Trek với thuyền trưởng Kirk (William Shatne) đang nói rằng: "Chúng ta sẽ đi ngược dòng thời gian". Đây là chủ đề chính của X-Men: Days of Future Past, và trên thực tế, đạo diễn Bryan Singer là một fan cuồng nhiệt của loạt phim Star Trek nổi tiếng này.
10. Sự xuất hiện của một kẻ thù khủng khiếp
Những ai kiên nhẫn nán lại ngồi chờ hết phần credits của bộ phim sẽ được thưởng thức đoạn phim ngắn chừng 30 giây có sự xuất hiện của một nhân vật kì lạ. Trong đoạn phim, nhân vật này di chuyển những khối đá khổng lồ bay lượn trong không trung để xây dựng nên kim tự tháp chỉ bằng tay không.
Nhân vật bí ẩn xuất hiện ở đoạn phim sau credits của X-Men: Days of Future Past.
Đó chính là En Sabah Nur, dị nhân thường được biết đến với biệt danh Apocalypse. Đây là một trong những dị nhân đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất, sở hữu sự bất tử và là một kẻ thù đáng sợ của các X-Men. Siêu ác nhân này sẽ xuất hiện trong tập phim tiếp theo mang tựa đề X-Men: Apocalypse, dự kiến ra mắt trong cuối tháng 5/2016.
Theo Zing
Jennifer Lawrence biến hoá xinh đẹp trong X-Men Đoạn clip ngắn trong phần tiếp theo của X-men được hé lộ khiến người hâm mộ loạt phim thêm tò mò và mong đợi về bộ phim sắp được ra mắt vào cuối tháng 5 này. Đoạn clip ngắn đã hé lộ phần nào nguyên nhân của cuộc chiến khốc liệt giữa con người và dị nhân trong "X-Men: Ngày cũ của tương...