Những đứa trẻ từng được gửi bằng đường bưu điện
Khi bưu điện Mỹ ra mắt dịch vụ chuyển phát bưu kiện năm 1913, nhiều loại hàng hóa đặc biệt được gửi đi, bao gồm quan tài, trứng, chó, thậm chí cả trẻ em.
Trước ngày 1/1/1913, Dịch vụ Bưu chính Mỹ giới hạn các gói hàng ở mức 1,8 kg. Khi khởi động dịch vụ chuyển phát bưu kiện, họ không quy định rõ mặt hàng nào được chấp nhận, dẫn đến việc các bưu tá đã phải “chuyển phát nhanh” cả trẻ em.
Theo nhà sử học của Bảo tàng Bưu chính Quốc gia Mỹ Nancy Pope, bà mẹ đầu tiên gửi con bằng đường bưu điện ở Mỹ là Jesse Beauge ở Glen Este, Ohio. Cô chuyển con trai sơ sinh nặng 4,5 kg đến nhà bà ngoại cách đó khoảng 1,6 km với mức phí 15 cent.
Cô còn trả thêm phí bảo hiểm nhưng không rõ khoản này là bao nhiêu. Nếu con cô gặp bất trắc trên đường vận chuyển, cô sẽ nhận được 50 USD tiền bảo hiểm.
Một bưu tá và một em bé trong bức ảnh được chụp để minh họa việc chuyển phát trẻ em bằng đường bưu điện ở Mỹ năm 1913. Ảnh: Bảo tàng Bưu chính Quốc gia Mỹ.
Một số trẻ em đã được gửi đi xa hơn nhiều. Cô bé 6 tuổi Edna Neff tại Pensacola, Florida, đã được gửi đến nhà bố ở Christiansburg, Virginia, cách hơn 1.100 km. Những “bưu kiện” đặc biệt này không được gói bằng giấy hay túi chống sốc. Thay vào đó, những đứa trẻ giống như những người bạn đồng hành hay được bưu tá địu trên người.
“Các em bé không được đóng hộp”, Pope nói. “Các em được bế, địu hay đi bộ cùng người đưa thư”.
Em bé được gửi bằng đường bưu điện nổi tiếng nhất, May Pierstorff, 6 tuổi, đã được gửi đi trên tàu chở thư vào năm 1914 trong hành trình hơn 110 km, tem bưu chính được dán trên áo khoác của cô bé. Tuy nhiên, Pierstorff có người chăm sóc: nhân viên bưu điện đi cùng là một người họ hàng của em.
“Bưu phí rẻ hơn vé tàu”, nhà sử học Jenny Lynch nói.
Bảo tàng Bưu chính Quốc gia Mỹ có ảnh của Pierstorff nhưng không lưu giữ vật dụng nào từ chuyến đi đó. “Chúng tôi rất muốn có chiếc áo khoác dán tem bưu chính cô bé đã mặc”, Pope nói.
May Pierstorff. Ảnh: Bảo tàng Bưu chính Quốc gia Mỹ.
Video đang HOT
Những chuyến gửi hàng đặc biệt này thường diễn ra ở vùng nông thôn. Mặc dù việc gửi con bằng đường bưu điện có thể bị coi là hành động vô trách nhiệm, Lynch coi đó là một ví dụ cho thấy cộng đồng nông thôn rất tin tưởng vào nhân viên bưu chính địa phương. Các phụ huynh thực chất không giao con cho người lạ. Ở vùng nông thôn, nhiều gia đình quen biết người đưa thư khá rõ.
“Những người đưa thư được coi là đáng tin cậy và họ đã chứng minh điều đó. Từng có những câu chuyện về người đưa thư ở vùng nông thôn giúp đỡ đẻ và chăm sóc người bệnh. Ngay cả thời nay, họ đôi khi còn cứu mạng người vì họ là những người duy nhất đến nhà những gia đình sống ở vùng xa xôi”.
Năm 1914, Bộ trưởng Bưu điện Mỹ ra quy định mới, chấm dứt hoạt động “chuyển phát người” và được duy trì đến ngày nay.
Nhưng điều đó không ngăn được tên trộm William DeLucia tự nhốt mình để được vận chuyển cùng các bưu kiện bằng đường hàng không. DeLucia chui vào trong một chiếc thùng được dán nhãn “ nhạc cụ”, mang theo thức ăn và bình oxy. Giữa chuyến bay, anh ta ra khỏi thùng, lấy trộm hàng hóa trị giá hàng nghìn USD từ các bưu kiện xung quanh rồi lại trốn vào thùng. Anh ta bị bắt tại sân bay Atlanta năm 1980 khi nhân viên vận chuyển dỡ hàng.
“Chúng tôi vẫn giữ bình oxy của anh ta tại bảo tàng”, Pope nói.
Lật bộ mặt nghịch tử giết mẹ để hưởng gói tiền bảo hiểm
Hiện trường thể hiện bà Tống nằm úp trên nền đất, bên cạnh là dây điện cháy sém như một vụ tai nạn do điện giật, nhưng vết máu trên tường lại khẳng định bà bị giết.
Rạng sáng 10/3/2018, tại một thôn ở vùng núi thuộc TP Tự Cống, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, bà Tống (56 tuổi) tử vong trong nhà bếp với nhiều vết cháy sém trên thi thể.
Tai nạn hay một vụ sát hại?
Nghe tiếng la hét của đứa cháu 9 tuổi, hàng xóm chạy qua phát hiện thi thể bà Tống có nhiều vị trí cháy sém. Chiếc quạt điện nằm bên dưới cơ thể bà, bàn tay nạn nhân vẫn nắm một đầu phích cắm.
Cảnh sát có mặt phong tỏa hiện trường và nhận định đây là vụ giết người tạo hiện trường giả. Bởi rơle của nguồn điện tổng không tự động ngắt, điện ở các phòng vẫn sáng.
Trên bức tường từ phòng khách xuống bếp cảnh sát phát hiện một vết máu còn mới, qua kiểm tra máu là của bà Tống.
Hiện trường vụ án. (Ảnh: CCTV)
Khi lật bà Tống lên cảnh sát phát hiện thêm nền đất dưới thi thể có những vết kéo lê, nó khớp với những vệt bụi trên quần - phần mông của nạn nhân.
Cảnh sát nhận định hiện trường đã được sắp đặt, những vết máu trên tường và vết kéo lê cho thấy bà Tống bị giết ở vị trí khác.
Trong phòng ngủ của bà Tống, mọi thứ gọn gàng không có dấu hiệu xáo trộn, không có vết máu. Nhưng trên bức tường trắng có những mảng sơn bị khoét đi còn khá mới, bụi rơi xuống thành giường, dính trên gối. Những vết xoá còn chưa khô hết nước.
Kết quả khám nghiệm pháp y cho thấy trên thi thể bà Tống có hai vùng tổn thương chính. Đó là vết bỏng hai cánh tay do điện giật và chảy máu não do tác động ngoại lực từ vật cứng đầu tù. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nạn nhân tử vong.
Cuộc gọi lúc nửa đêm của con trai út
Hàng xóm cho biết bà Tống góa chồng đã hơn 20 năm, một mình nuôi hai con trai khôn lớn. Con trai lớn cùng vợ làm ăn xa tận Thâm Quyến, hai con của họ nhờ bà chăm sóc từ nhỏ.
Con trai thứ kết hôn trước đó vài năm, lập gia đình và có sự nghiệp khá tốt tại tỉnh Quảng Đông. Trong mắt mọi người hai con trai của bà Tống đặc biệt ngoan ngoãn, hiếu thuận. Họ được coi là tấm gương cho mọi người trong thôn xóm học theo.
Về quan hệ xã hội, bà Tống cũng không có mâu thuẫn xích mích với ai. 20 năm góa chồng bà chưa một lần có qua lại tình cảm với người đàn ông nào khác.
Cảnh sát kiểm tra thuê bao điện thoại của nạn nhân phát hiện đêm hôm xảy ra án mạng, bà Tống nhận một cuộc gọi từ con trai út tên Phó Cường, lúc hơn 1h. Tuy nhiên, trong nhật ký điện thoại của bà Tống không hề có cuộc gọi này.
Xác minh hành tung của Phó Cường, cảnh sát phát hiện ra hai ngày trước khi xảy ra án mạng, ông ta đi máy bay từ Quảng Đông về Tứ Xuyên và thuê phòng tại một khách sạn trên TP Tự Cống.
Điều tra cho thấy, tối 9/3/2018, Phó Cường thuê taxi về nhà lúc nửa đêm và rời đi vào rạng sáng. Khi về nhà ông ta mặc chiếc áo khoác màu cam nhạt, mang theo balô. Tuy nhiên khi rời đi người đàn ông này lại mặc áo khoác xanh da trời, balô và giày cũng được thay mới.
Gói bảo hiểm "tai nạn ngoài ý muốn"
Khoảng 8h ngày 10/3/2019, tại một con phố, Phó Cường nhận được cuộc điện thoại và đứng lại nói chuyện. Sau này cảnh sát xác nhận đó là cuộc gọi của anh trai báo bà Tống đã chết.
Phó Cường nói với anh trai rằng sẽ bắt máy bay từ Quảng Đông về ngay.
Nhưng thực tế hắn ở ngay cách nhà gần hai chục cây số. Nghe điện thoại xong, Phó Cường tiếp tục đi ăn sáng và trở về khách sạn ngủ.
Hai ngày sau đó khi con trai út đang ở nhà chuẩn bị tang lễ cho mẹ, lực lượng chức năng khám xét phòng khách sạn hắn thuê phát hiện chiếc áo khoác dính máu dưới gầm giường.
Ở một hướng điều tra khác cảnh sát phát hiện cách đó không lâu Phó Cường mua cho bà Tống một gói bảo hiểm nhân thọ với mức bảo hiểm tai nạn rất cao. Nhân viên bảo hiểm cho biết khi soạn hợp đồng Phó Cường luôn nhấn mạnh về điều khoản "chết do tại nạn ngoài ý muốn" là như thế nào và phải rơi vào trường hợp thế nào mới có thể được bồi thường.
Chiếc áo khoác dính máu dưới gầm giường khách sạn. (Ảnh: CCTV)
Ngày cảnh sát thu thập đủ chứng cứ và ra quyết định bắt giữ cũng là ngày cuối cùng trong tang lễ của bà Tống. Trước sự có mặt của họ hàng lối xóm, cảnh sát bắt giữ Phó Cường trước sự ngỡ ngàng của những người có mặt.
Tại cơ quan cảnh sát, Phó Cường liên tục chối tội. Hắn nói xoá nhật kí cuộc gọi vì sợ cảnh sát nghi ngờ. Việc hắn trở về Tự Cống là để xin việc làm mới, nhưng không nêu được cụ thể đi xin việc ở đâu hay công ty nào.
Kẻ giết người đổ tội cho bà Tống là một phần động cơ để hắn ra tay.
Phó Cường nói bà Tống yêu con trai cả hơn, chăm con cho anh trai mà không chịu chăm con cho hắn. Nhưng thực tế thì ngược lại, bà Tống chiều chuộng Phó Cường hơn anh trai, tất cả vốn liếng, tiền vay mượn thậm, chí còn ép con trai cả cho con trai út gần 700 triệu để dồn mua nhà trên thành phố.
Sau nhiều ngày đấu tranh Phó Cường mới khai thật rằng hắn giết mẹ nguỵ tạo hiện trường để lừa lấy số tiền bảo hiểm. Số tiền đó hắn sẽ mua căn nhà mới và cho con đi học trường tư.
Phó Cường khai đêm xảy ra án mạng hắn lặng lẽ về nhà, cầm một cái chày để ngoài hiên rồi lên tầng hai và đánh nhiều nhát vào đầu bà Tống, khi mẹ còn đang ngủ.
Sau đó hắn lôi mẹ xuống bếp và dùng điện giật vào hai bên cánh tay làm cho bà Tống tử vong. Sau khi xử lý những vết máu và sắp xếp lại hiện trường hắn lập tức rời đi.
Ngày 3/7/2019, TAND Trung cấp TP Tự Cống tuyên Tống Phó Cường án tử hình.
Gói sầu riêng khiến hàng chục người sơ tán 12 nhân viên bưu điện được chữa trị y tế, còn hàng chục người phải sơ tán do một bưu kiện đựng sầu riêng gây mùi khó chịu. Cảnh sát, lính cứu hỏa và dịch vụ khẩn cấp đã được gọi đến một bưu điện ở thị trấn Schweinfurt, bang Bavaria, hôm 20/6 sau khi các nhân viên phát hiện mùi lạ tỏa...