Những đứa trẻ tố cáo lối sống ‘thoáng’ của các cặp đôi sinh viên
Khi thai nhi lớn, việc phá bất thành, “mượn” đến nhà chùa làm nơi sinh. Lúc đứa bé thoi thóp chào đời, cơ thể bị dị dạng do nhiễm thuốc, liền bỏ con, chạy trốn trách nhiệm.
Trong số các cuộc tình đó, có cả học sinh, sinh viên (SV).Nằm cách TP.HCM khoảng 50km, tọa lạc tại ấp Tân Cang, xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai là chùa Diệu Pháp, có khuôn viên rộng 3ha do sư Huệ Đức làm trụ trì. Nơi đây, đang cưu mang những sinh linh bé bỏng có số phận xót xa, đang nằm bất động là kết quả của biết bao cuộc tình SV để lại.
Số phận những đứa trẻ bỏ rơi
Theo sư Huệ Đức, từ năm 1983 đến nay, chùa “nhặt” được 67 đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi xung quanh chùa, nuôi 102 đứa trẻ, 21 người khuyết tật và 19 trường hợp là các bà mẹ sinh viên từ khi lỡ mang bầu đến ngày sinh nở.
Đưa chúng tôi vào thăm các cháu, nhìn hình hài mỗi đứa trẻ, sư kể lại từng hoàn cảnh ra đời, cũng như kết cục các mối tình SV từ các bà mẹ sau khi bỏ rơi con tại nhà chùa rồi bặt âm vô tính.
Đó là trường hợp nữ SV tên Kh. (quê ở Bắc), học ngành du lịch. Sau một thời gian sống thử với người yêu, phát hiện có thai, là lúc bị người yêu trở mặt, ruồng bỏ. Sợ bạn bè chê cười nên Kh. chuyển sang học ngành Sư phạm mầm non tại một trường khác.
Để xóa bỏ cái thai ngày mỗi phát triển lớn, Kh. đã nhiều lần uống thuốc phá nhưng bất thành. Đến ngày sinh nở, do ảnh hưởng di chứng của thuốc để lại nên hình hài đứa trẻ bị biến dạng và mắc phải bệnh não úng thủy. Đầu bé to và dài, tay chân lại bé xíu. Các ni sư đặt tên là bé Trâu (do bé sinh vào năm Sửu – PV), và tên khai sinh là Hồ Đức Diệu Hoa, nay bé hơn 4 tuổi.Vừa sinh bé Hoa được một tháng, Kh. viết thư để lại phòng, bỏ luôn cả đứa bé mới chào đời tại chùa và âm thầm ra đi. Trong thư Kh. kể lại, cuộc đời sinh viên trong những ngày ở xa nhà, trót dại tin người, nên sống thử, rồi mang bầu, nhiều lần uống thuốc để phá thai với những liều thuốc mạnh nhưng bất thành. Từ đó, đứa trẻ sinh ra cũng biến thành dị dạng, Kh. bỏ con, rồi trốn chạy trách nhiệm.
Một trường hợp khác, vào năm 2007, có một nữ học sinh vừa tròn 15 tuổi, học lớp 10, ba mẹ ly hôn, sống với bà ngoại. Buồn tủi thân phận, nữ sinh này lao vào các cuộc ăn chơi trác táng. Đến khi trót lỡ mang bầu thì tìm đến nhà chùa mong nhờ sự cưu mang. Trước khi đến nhà chùa, nữ sinh lớp 10 đã này uống thuốc phá thai nhiều lần, nên đứa bé sinh ra bị bại não. Cháu bé được sư đặt tên là Chà Và (6 tuổi), tên khai sinh là Hồ Đức Diệu Ân. Riêng mẹ của cháu, sau khi sinh bé được một tháng, nữ sinh này báo cho sư biết, phải quay trở về quê để tiếp tục việc đi học. Từ đó đến nay, 6 năm trôi qua, nhưng chưa lần nào nữ sinh này liên lạc lại với nhà chùa. Sư Huệ Đức tâm sự.
Trường hợp gần đây nhất, là SV tên Mơ, trong thời gian đang ngồi ghế giảng đường, Mơ đã trót yêu phải ông N. Họ đến với nhau chỉ là những cuộc tình “thỏa thuận” (chỉ “sinh hoạt trao đổi” – PV). Đến một ngày, ông N. hay tin Mơ dính bầu, ông tìm cách lẫn tránh.
Video đang HOT
Những đứa trẻ tố cáo lối sống thoáng của các cặp đôi sinh viên.
Khi biết ông N. có gia đình, Mơ buồn lẫn cả tủi nhục. Cái thai đã bước qua tháng tứ 4, vòng bụng ngày mỗi lớn hơn. Sợ gia đình, bạn bè và người thân phát hiện, Mơ giấu mọi người, rồi thu xếp hành lý, tìm đến chùa Diệu Pháp xin sư cưu mang giúp cả mẹ lẫn con cho đến ngày sinh nở.Sau 5 tháng sống nương tựa tại chùa, Mơ học được cách tịnh tâm, không còn nghĩ đến chuyện uống thuốc phá thai. Cho đến tháng giêng (năm 2012), Mơ sinh được cháu bé kháu khỉnh, mẹ tròn con vuông. Sư Huệ Đức đặt tên là Hồ Đức Diệu Bảo. Tuy nhiên, mới sinh cháu bé chỉ được 5 ngày tuổi, nhưng cô SV này cũng đã bỏ con mình mà ra đi, đến nay cháu bé đã hơn một tuổi, nhà chùa vẫn không nhận được liên lạc của Mơ.
Khoảng lặng sau… “sống thử”
Người viết bài này đã tìm đến một trường Đại học thuộc quận Thủ Đức, nơi giáp ranh giữa tỉnh Bình Dương và TP.HCM. Qua ghi nhận, tại đây, khu vực nhà trọ chủ yếu là cho sinh viên thuê phòng để ở. Hơn chục dãy nhà trọ nằm san sát, dày đặt, bao quanh cả khu trường Đại học. Nhiều cặp SV nam- nữ sau giờ tan trường, luôn kè vai nhau tranh thủ mua từng con cá, bó rau cho bữa ăn. Họ xem cách “góp gạo thổi cơm chung” như một trào lưu.
“Muốn tìm các cặp SV sống chung như vợ chồng thì cứ đi thẳng vào bên hông của trường, nếu muốn thấy họ (các cặp SV sống thử – PV) có thêm con cái ở chung thì đến đây vào ngày Chủ nhật. Những ngày SV bận đi học, họ sẽ gửi con cho người thân trông hộ. Còn muốn tìm những cặp SV sống như vợ chồng thì qua khu vực phòng trọ hồ cá sinh viên”. Bà Hoa, người kinh doanh trên 10 năm tại đây cho biết.
Như chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến dãy nhà trọ thường tập trung các đôi SV nam- nữ đang chung sống. Khi hỏi thăm về phòng một nữ SV mà chúng tôi quen biết, đang mang thai. Một nam SV đáp nhanh, lời lẽ không mấy hài lòng: “Ở đây biết bao nhiêu cặp sống chung với nhau như vợ chồng. Phải biết rõ tên chính thức trong trường, học khoa nào, năm mấy..? SV ra ở trọ, sống chung như vợ chồng, hầu hết là có tên riêng, cứ đi thẳng vào trong mà hỏi”. Rồi quay sang bảo nữ SV đóng khép cửa phòng lại.Hoàng Anh T. (20 tuổi, quận Bình Tân) là SV khoa Anh ngữ, cùng sống với T. là nữ SV Lê Thị L. (cùng tuổi 20) đang học ngành kế toán tại một trường ĐH tại Bình Dương. “Năm đầu, hết giờ học là em về nhà, từ khi thấy các nam SV khác thuê phòng trọ ở, sau đó kéo thêm nữ SV về sống chung, tối đến, lại thấy họ đi chơi vui vẻ, không ai quản lý thời gian nên giờ em cũng thuê nhà trọ ở luôn tại trường. Còn L. là bạn em, cứ cuối tuần là L. ghé chơi, rồi ở lại hai ngày, đầu tuần L. phải về đi học”. SV T. cho biết.
Bạn N.T.K.T. (nữ SV năm cuối) tâm sự: “Người chủ nhà cho thuê phòng trọ khu vực này ở xa nên rất dễ dãi, mỗi phòng cho ở tối đa là 4 người, nam hay nữ ở chung không quan tâm, miễn đến tháng đóng đủ tiền. Trước đó, đối diện với dãy phòng em, có các cặp sống chung. Trong đó có cặp SV Tín và Thành, sau những lần mâu thuẩn do ghen tuông, dẫn đến xảy ra các cuộc chiến đâm chém nhau, nhiều SV phản ánh, nên họ chuyển sang dãy phòng khác…”.Là người chứng kiến nhiều cặp SV sống thử, N.T.K.T. chia sẻ: “Quan hệ tình dục trước hôn nhân đối với SV giờ đây không còn là chuyện hiếm hoi, nhưng nếu lỡ đã quan hệ, thì làm sao đừng để lại hậu quả cho chính mình và xã hội. SV ở thành phố nắm bắt thông tin kịp thời, bắt nhịp sự phát triển thông tin truyền thông nên vấn đề tìm hiểu về quan hệ tình dục an toàn là không quá khó, và SV ở các tỉnh lẻ, vùng quê thì ngược lại. Nhưng những đối tượng thuê nhà trọ để ở, đi học khi xa nhà, lại thường là những nhóm SV đang xa quê thế này”.
Nhiều bạn trẻ tâm sự, “mốt” sống thử rồi bỏ con của giới SV bắt nguồn sâu xa từ chính quan niệm xem nặng vấn đề tự ý “sống thử” của các bậc phụ huynh khi con mình chưa kết hôn. Trong khi đó, giáo dục từ nhà trường thì chưa cởi mở, nhiều giảng viên dạy bộ môn về giới tính, khi nói đến chuyện quan hệ tình dục, cô giáo vẫn còn đỏ mặt.Và kết quả của những cuộc tình SV, những tháng ngày “sống thử” là những sinh linh bé bỏng, tội nghiệp được sinh ra ngoài ý muốn, trở thành gánh nặng, là nỗi nhức nhối trong xã hội…
Theo PLVN
Khám bệnh lúc... 3 giờ sáng
Một thanh niên khoảng 20 tuổi dắt bà nội vào ghế chờ ở khu vực đăng ký khám bệnh, vừa đi vừa dụi mắt, miệng liên tục ngáp. Khi bà nội "yên vị", chàng trai lăn ngay ra dãy ghế bên cạnh ngủ ngon lành.
3 giờ sáng một ngày cuối tháng 10/2013, chúng tôi có mặt tại khu vực đăng ký khám bệnh của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Lúc này ở hàng ghế trước khoa xét nghiệm đã có hơn chục bệnh nhân, chủ yếu là người lớn tuổi. Họ có mặt từ rất sớm, người lặng lẽ thức, người tranh thủ ngủ trên ghế.
Vừa khám bệnh vừa tập thể dục
Đúng 4 giờ, đèn bật sáng, ông Võ Thanh Phong, bảo vệ của bệnh viện vào bấm số lấy ra khoảng 150 số thường và 50 số ưu tiên. Các cụ đánh thức, í ới gọi nhau, lục đục đến nhận số rồi lại về chỗ của mình trong trật tự. Không gian lại tiếp tục im ắng.
Rất đông bệnh nhân là người lớn tuổi đến Bệnh viện đa khoa Đồng Nai lấy số thứ tự từ 3 giờ sáng để được khám sớm.
Nhìn cháu nội đang ngủ ngon lành, cụ Trần Thị Độ (82 tuổi), ở phường Trảng Dài (TP Biên Hòa) nói: "Cứ 2 tuần một lần tôi lại nhờ cháu chở đi khám bệnh. Đến đây lần nào nó cũng lăn ra ngủ". Cụ Độ khá nhiều bệnh, nên lần khám nào cũng phải làm xét nghiệm máu. Cụ nói: "Nếu không đi sớm, phải chờ đến đầu giờ chiều mới lấy được kết quả thì mệt lắm".
Để hạn chế tình trạng "cò" lấy số để bán lại cho bệnh nhân, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã yêu cầu mỗi bệnh nhân khi đến đăng ký khám chữa bệnh phải trình sổ khám bệnh. Khi trình sổ khám bệnh, bệnh nhân mới được nhân viên bệnh viện cấp số thứ tự.
Còn ông Trần Văn Chấp (67 tuổi), nhà ở xã An Phước, huyện Long Thành, mướn xe ôm tới bệnh viện từ 2 giờ sáng. Ông Chấp bị tới 6 bệnh: suy thận, suy tim, tiểu đường, huyết áp cao, tim hở 2 lá và bệnh khớp... "Bệnh viện là nhà của tôi từ 17 năm nay. Cứ mỗi lần đi khám, tôi lại nhờ anh xe ôm ở gần nhà chở đi, khi về tôi đón xe buýt" - ông Chấp cho biết. Dù đi từ 2 giờ sáng, nhưng xong các công đoạn khám cũng mất hết buổi sáng. Theo ông, chờ đợi ở khâu lấy thuốc là lâu nhất.
Ở tận huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang), ông Dương Văn Kiên (78 tuổi) bị tiểu đường đã nhiều năm cũng có mặt tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai lúc 3 giờ sáng. Trước kia, ông đã điều trị bệnh ở nhiều nơi, cách đây một năm khi lên chơi với con trai ở phường Bửu Long (TP Biên Hòa), ông khám bệnh và uống thuốc ở Bệnh viện đa khoa Đồng Nai thấy hợp, nên con trai đã mua bảo hiểm y tế cho ông tại bệnh viện này.
Kiên trì cứ 2 tuần một lần, ông Kiên từ Tiền Giang lên, khám bệnh, xét nghiệm, lấy thuốc rồi lại về. Mỗi lần tái khám, ông lại dậy từ 1 giờ sáng, thong thả đi bộ từ nhà con trai lên bệnh viện. "Coi như vừa đi khám bệnh, vừa kết hợp với tập thể dục ấy mà" - ông nói.
Quá tải ảo...
Bác sĩ Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, cho biết việc bệnh nhân lấy số chờ đến lượt khám bệnh từ nửa đêm thường xảy ra ở những bệnh viện lớn, quá tải. Nhưng ở Bệnh viện đa khoa Đồng Nai lại là quá tải ảo, bởi thực tế hàng ngày đến khoảng gần 10 giờ sáng đã hết người đăng ký khám bệnh. Số người khám bệnh chỉ dồn vào sáng sớm.
Tranh thủ ngủ chờ đến sáng để khám bệnh.
Cũng theo bác sĩ Vũ, trước đây khi chưa có người cấp số thứ tự, bệnh nhân đến phải xếp hàng từ 5 giờ mới lấy được số tự động. Nhưng việc này cũng lắm phiền phức khi có người vào lấy cả chục số cho người thân, người quen của mình rồi về. Vì thế, hơn một năm nay, bệnh viện đã cử 2 nhân viên cấp số thay phiên nhau. 5 giờ bắt đầu cấp số, nhưng nếu thấy đông bệnh nhân phải chờ lâu, nhân viên bệnh viện có thể cấp số từ 4 giờ sáng.
Anh Võ Thanh Phong cho biết việc cấp số như hiện nay thuận lợi và công bằng cho người bệnh. Trước đây phải xếp hàng chờ, các cụ bệnh nhiều, dễ mệt lại phải chờ đợi lâu, có khi bệnh nhẹ thành nặng. Hiện nay, ngày thường anh cấp khoảng 200-300 số, nhưng thứ bảy và chủ nhật lên đến 300-400 số, vì hai ngày cuối tuần công nhân nghỉ nên đi khám khá đông.
Nhân viên bệnh viện cấp số thứ tự cho bệnh nhân.
Chị Trần Thị Ngọc Hằng, kỹ thuật viên khoa xét nghiệm, cho biết: "Do phần lớn bệnh nhân đến khám sớm là người lớn tuổi, nên thay vì 5 giờ 30 chúng tôi ra ca trực về nhà, thì anh em trong khoa đã ở lại lấy máu sớm cho các cô, bác để họ còn ăn sáng và sau đó vào khám bệnh".
Bác sĩ Phan Huy Anh Vũ (Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai) chia sẻ: "Hiện nay, trung bình mỗi ngày bệnh viện khám cho khoảng 2 ngàn bệnh nhân. Vào ngày nghỉ, con số này cao hơn. Chúng tôi hiểu tâm lý người bệnh ngại chờ đợi lâu khi khám bệnh, nhất là với người lớn tuổi. Việc bệnh nhân đến bệnh viện lấy số thứ tự chờ khám là quyền của bệnh nhân và chúng tôi luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để phục vụ được chu đáo".
Theo Phương Liễu
Hàng tấn bùn nhão vùi lấp công nhân vét cống Vào khoảng 14h, ngày 16/10, tại khu vực công trình thi công cống cấp nước ở tuyến Hương lộ 10 (thuộc ấp Hàng Gòn, xã Lộc An, huyện Long Thành) đã xảy ra một vụ tai nạn lao động, khiến một công nhân bị vùi lấp dưới bùn. Trong lúc 4 công nhân đang làm việc bên dưới, đống bùn lỏng vừa nạo...