Những đứa trẻ mưu sinh trên dòng Sê Pôn
Giữa trưa nắng bỏng rát của “xứ sở gió Lào”, hàng chục em nhỏ ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị thi nhau ngụp lặn trên sông Sê Pôn để bắt cá, tôm… Ngoài sự vất vả, khó nhọc thì hiểm nguy cũng có thể xảy đến với các em bất cứ lúc nào.
Chừng 12h trưa, khi dừng chân tại một bến đò ngang trên sông Sê Pôn, đoạn chảy qua địa bàn xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, chúng tôi bỗng thấy sững người khi chứng kiến những đứa trẻ Vân Kiều, khuôn mặt và thân hình đen nhẻm đang cố ngụp lặn dưới lòng sông.
Chỉ một đoạn sông ngắn nhưng có đến hàng chục em chia thành từng tốp, mang trên mình các dụng cụ thủ công như: giỏ, lưới xúc và đang vạch từng kẽ đá để bắt cá, bắt tôm. Đôi tay của các em thoăn thoắt, mắt luôn nhìn sâu xuống đáy sông để dò tìm. Thỉnh thoảng các em lại đưa vạt áo quệt ngang lau những giọt mồ hôi đang vã ra trên khuôn mặt.
Cứ vào buổi trưa là nhiều em nhỏ ở bản 12, xã Thanh lại tập trung ở sông Sê Pôn
Nghe chúng tôi thắc mắc, một người lái đò trên đoạn sông này bộc bạch: “Sống gần sông, suối thì phải làm như thế mới có cái ăn chú à. Không phải chỉ có hôm nay đâu mà trưa nào cũng vậy, khi mặt trời lên tới đỉnh đầu là mấy đứa này lại xách giỏ ra đây bắt cá, bắt tôm kiếm sống. Dù chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng đó là chuyện xảy ra thường xuyên của người dân ở vùng này rồi. Kể cả người lớn nếu không đi rẫy cũng ra sông bắt cá”.
Theo lời kể của anh lái đò thì trước đây thấy người lớn ra sông đánh cá, các em cũng đi theo để tắm hoặc chơi đùa. Dần dần, khi cha mẹ đều bận bịu với nương rẫy thì các em tự tìm ra sông bắt cá, bắt ốc để kiếm sống qua ngày.
Đối với những cư dân sống dọc sông Sê Pôn, đây cũng là công việc có thể giúp họ mưu sinh khi công việc trên nương, trên rẫy nhàn hạ. Nhưng hiện nay do cá, tôm đã cạn dần khiến cuộc sống của họ cũng trở nên khó khăn hơn. Cũng chính vì sống trong hoàn cảnh như vậy nên những đứa trẻ đang tuổi đi học cũng phải tập làm quen dần với sông nước để có thể đỡ đần cho cha mẹ chúng. Tuy nhiên, để kiếm được mỗi ngày vài chục ngàn từ việc lặn sông cũng thật lắm gian nan, vất vả.
Trời càng về trưa càng nắng như đổ lửa nhưng các em vẫn miệt mài với công việc của mình, với hy vọng kiếm được chút gì đó mang về để cải thiện bữa cơm gia đình. Em Hồ Thị Vui, học sinh lớp 5 cho biết, cha mẹ cháu đi làm nương, làm rẫy hết rồi. Trưa nào cháu và các bạn cũng mang giỏ ra sông để bắt cá về ăn. Nếu bắt được nhiều thì đem bán lấy tiền mua sắm dụng cụ học tập hay đưa cho cha mẹ cất giữ.
Em Hồ Thị Diên, học lớp 8 cũng thổ lộ: “Ngày cháu bắt được nhiều nhất cũng chỉ bán được khoảng 30 – 40 ngàn đồng. Nhưng phải lặn từ trưa cho đến chiều mới được chừng ấy. Còn không chỉ được khoảng một bát để ăn thôi”.
Video đang HOT
Còn em Hồ Văn Huyên, dù mới chỉ học lớp 4 nhưng cũng tỏ ra chuyên nghiệp hơn khi trang bị cho mình thanh xỉa được gắn thép ở đầu mũi, dụng cụ che mắt để lặn sâu dưới nước. Em Huyên nói: “Thấy mấy chị trong bản mang giỏ ra sông tìm cá nên cháu cũng đi theo, nhưng lặn từ nãy đến giờ vẫn chưa bắt được con nào”.
Do không có người lớn đi cùng nên việc lặn sông của các em cũng tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm khó lường. Đã không ít trường hợp trẻ em do không biết bơi nên bị chết đuối khi tắm sông. Những hệ quả đau lòng trên đều có nguyên nhân xuất phát từ việc thiếu sự giám sát của người lớn.
Một số hình ảnh do PV Dân trí ghi nhận:
Bắt tôm, cá trong các kẽ đá
Hai em nhỏ Hồ Sinh và Hồ Hải cũng theo các chị ra sông bắt cá
Sau một hồi ngâm trong nước, các em cũng chỉ kiếm được vài con tôm
Việc lặn sông như thế này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm khó lường
Các em lấy đá ngăn xung quanh để cá khỏi chạy
Giây phút hăng say tìm cá
“Thợ lặn” nhí Hồ Văn Huyên chuẩn bị dụng cụ che mắt…
…và lặn xuống tìm cá
Em Hồ Thị Diên tranh thủ thời gian nghỉ để ra sống kiếm cá về cải thiện bữa ăn trưa
Sau một hồi dò tìm, Vui cất lưới lên cũng chỉ được vài con tôm
Đăng Đức
Theo Dantri
Vỡ đường ống nước sạch sông Đà: Vẫn chưa tìm được nguyên nhân
Chiều 3-4, ông Phạm Chí Sơn, Giám đốc Ban Đối ngoại-Pháp chế, người phát ngôn của Tổng công ty CP Vinaconex cho biết, hiện nay, Tổng Công ty đang phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước, Cục Giám định chất lượng các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) để kiểm tra sự cố đường ống nước sạch sông Đà hôm 1-4.
Tuy nhiên, qua đánh giá về hiện tượng, các sự cố đều xuất hiện vào thời điểm điều kiện vận hành ở trạng thái ổn định, thường xuyên. Áp lực và lưu lượng chung của hệ thống đều thấp hơn mức thiết kế, không thấy có khác biệt về điều kiện lắp đặt thực tế so với hồ sơ hoàn công. Địa chất, địa chất thủy văn tại các điểm vỡ không có khác biệt so với thiết kế nhưng phát hiện cho thấy phần lớn các khu vực nền đất yếu đã được xử lý như cầu vượt sông, hầm chui, dưới lòng sông nhân tạo nằm dọc Đại lộ Thăng Long.
Theo ông Phạm Chí Sơn, việc thiết kế dự án đã được thực hiện đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn pháp luật hiện hành. Về chất lượng vật liệu sản xuất ống, theo thông tin từ đơn vị sản xuất, toàn bộ ống đạt tiêu chuẩn của Hiệp hội công trình thủy Hoa Kỳ, các quy định của Bộ Y tế với vật tư dùng cho ống dẫn nước sạch; độ bền kéo, độ bền nén, độ kín thủy tính đều được kiểm tra chặt chẽ. Tuy vậy, nhiều câu hỏi do phóng viên đặt ra như có phải các điểm vỡ đều nằm trên khu vực địa chất yếu? Có phải việc xử lý nền đất yếu chưa tốt dẫn đến lún không đều làm vỡ đường ống? Có phải áp lực nước lớn dẫn đến vỡ ống... ông Phạm Chí Sơn đề nghị trả lời sau do liên quan đến kỹ thuật và cần phải xem lại hồ sơ thiết kế, khảo sát.
Theo ANTD
Hà Nội: Lửa ngùn ngụt thiêu quán nhậu trong ngõ nhỏ Hầu hết 3 tầng của nhà hàng được thiết kế và trang trí bằng tre, trúc và gỗ nên lửa bắt rất nhanh, lan rộng. Thời điểm hỏa hoạn xảy ra, Hà Nội đang mất nước ở nhiều nơi nên công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn. Vụ hỏa hoạn xảy ra khoảng 7h15 hôm nay, 2/4, tại một quán ăn nằm...