Những đứa trẻ mắc Covid
Bé trai hai tháng tuổi vừa mắc Covid-19, vừa bị hạ canxi nằm thiêm thiếp trên giường chăm sóc đặc biệt, người mẹ trẻ ngủ gục cạnh bên.
Bác sĩ Phạm Thái Sơn, 37 tuổi, phó khoa Nhiễm, phụ trách Đơn vị điều trị Covid-19 trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết trước đó bé nhập viện Nhi đồng 1 cấp cứu trong tình trạng co giật vì bị hạ canxi.
Khi xét nghiệm tầm soát, bé được phát hiện dương tính nCoV nhưng không có triệu chứng và chuyển tới Bệnh viện Nhi đồng 2, vừa điều trị Covid-19 vừa điều trị bệnh nền hạ canxi.
Hiện, tình trạng bệnh nhi đã tạm ổn định, hết co giật, nồng độ canxi máu đang tăng lên. May mắn nhất là các dấu hiệu trở nặng của Covid-19 trên bệnh nhi không có. Song bé vẫn cần phải theo dõi đặc biệt tại phòng cấp cứu của Đơn vị điều trị Covid-19.
Bác sĩ Sơn chia sẻ, việc chăm trẻ, nhất là khi trẻ ốm “rất cực và mệt mỏi”, bé càng nhỏ thì phụ huynh càng cực. Đặc biệt, tại đơn vị có những bà mẹ vừa mới sinh con vài tháng, sức khỏe tâm sinh lý chưa kịp hồi phục sau hành trình vượt cạn nay lại lao vào “cuộc chiến” một mình chăm con mắc Covid-19. Trong khi đó, bản thân họ cũng đã nhiễm bệnh nhưng triệu chứng nhẹ, không triệu chứng hoặc nằm trong nhóm F1 nguy cơ cao.
“Chúng tôi xót trẻ còn quá nhỏ, thương phụ huynh vất vả nên luôn ưu tiên, cố gắng đáp ứng, tạo điều kiện sinh hoạt thoải mái nhất cho bệnh nhi và người nhà trong khả năng”, bác sĩ Sơn nói.
Nhân viên y tế thăm khám và hỗ trợ phụ huynh chăm sóc bệnh nhi mắc Covid-19 có kèm bênh nền tại phòng cấp cứu, Đơn vị điều trị Covid-19 trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Đôi mắt quầng thâm vì thiếu ngủ, dù không có điều kiện sinh hoạt như ở nhà, những bà mẹ luôn chấp hành tốt nội quy phòng bệnh, tự theo dõi sát tình trạng của trẻ như hướng dẫn và thông báo kịp thời đến nhân viên y tế. Nhờ đó, trường hợp bệnh nhi mắc Covid-19 diễn biến nặng không nhiều. Một số trẻ có triệu chứng nhẹ, ho nhiều, thở hơi nhanh, viêm phổi, suy hô hấp cần hỗ trợ thở oxy. Sau vài ngày điều trị, tình trạng viêm phổi, suy hô hấp giảm rõ rệt.
Video đang HOT
Hiện, đơn vị có 4 trẻ cần chăm sóc đặc biệt tại phòng cấp cứu, vì có bệnh nền nguy hiểm như suy thận mạn cần chạy thận nhân tạo, rối loạn đông máu Hemophilia.
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho cả người bệnh, thân nhân bệnh nhi và nhân viên y tế, mỗi bệnh nhi Covid-19 khi đi điều trị chỉ được tối đa một người thân chăm sóc. Những trẻ lớn, bệnh nhẹ và có thể tự lập sẽ cách ly một mình và được nhân viên y tế hỗ trợ thêm. Bác sĩ Sơn và các đồng nghiệp thấu hiểu sự vất vả của các phụ huynh nhưng không thể làm khác.
Nếu người nhà cũng dương tính và có dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng, như suy hô hấp, không đủ sức khỏe để chăm sóc trẻ, bệnh viện sẽ chuyển người nhà sang cơ sở điều trị Covid-19 người lớn. Đồng thời, bệnh viện sẽ liên hệ và điều phối một người nhà khác vào thay thế. Tuy nhiên, việc tìm người thay thế không phải dễ dàng. Bởi nhiều gia đình các thành viên đều nhiễm bệnh, tuỳ mức độ diễn biến bệnh mà mỗi người sẽ được đưa đến điều trị ở các nơi khác nhau.
Tại khu cách ly y tế F1 trong đơn vị, có một bé trai 13 tuổi, bị suy thận mạn, cần chạy thận nhân tạo hai ngày một lần nhưng đang không có người chăm sóc. Trước đó, em có bà đồng hành, nhưng sau khi có kết quả xét nghiệm em âm tính, bà dương tính, thì bà phải chuyển viện.
Bé trai vừa cách ly, vừa chữa bệnh một mình nên nhân viên y tế thay người nhà theo dõi trẻ, cung cấp suất ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày, bên cạnh việc chạy thận định kỳ. Bệnh viện đang cố gắng liên hệ với gia đình nhưng xóm trọ của bệnh nhân chạy thận ở gần Bệnh viện Nhi đồng 2 có ca dương tính, cả khu trọ phải cách ly, phong tỏa nên chưa có người thay thế, bác sĩ Sơn kể.
Bác sĩ Hoàng Gia Lộc, 27 tuổi, khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 chia sẻ, lần nào tiếp nhận những em bé nhỏ xíu, lọt thỏm trong bộ đồ bảo hộ màu xanh của người lớn, chỉ ló ra đôi mắt tròn ngơ ngác, anh đều thấy “trái tim mình như thắt lại”. Có bé trai mới 8 tuổi, mang bệnh nền rối loạn đông máu Hemophilia, đã quá quen với những cơn đau, phải truyền chế phẩm máu liên tục và ở viện nhiều hơn ở nhà, nên khi biết mình mắc thêm Covid-19, em cũng không hề lo sợ hay căng thẳng.
“Các bé rất ngoan và hợp tác, khi bị tăm bông ngoáy sâu mũi, họng rất khó chịu cũng đều ráng ngồi im”, bác sĩ Lộc kể.
Nhiều bệnh nhi Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 chưa tròn một tuổi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bệnh viện Nhi đồng 2 được Sở Y tế phân công triển khai 60 giường điều trị bệnh nhi Covid-19, với 10 giường hồi sức, phụ trách thu dung và điều trị bệnh nhi có triệu chứng, diễn tiến nặng, cần phải hồi sức, cấp cứu hoặc có bệnh nền nguy hiểm. Trong mô hình tháp điều trị bệnh nhân Covid-19 bốn tầng tại TP HCM thì đây là bệnh viện tuyến cuối, hoạt động ở tầng tháp 3 và 4. Đơn vị điều trị này tách biệt hẳn với các khu khác, có lối đi và cửa cổng ra vào riêng.
Từ khi vận hành ngày 18/6 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 170 bệnh nhi Covid-19, được liên tục chuyển đến từ các bệnh viện dã chiến, khu cách ly, phong tỏa… Riêng tối 13/7, đơn vị có 81 người đang cách ly và điều trị, gồm 75 ca dương tính (36 người lớn là thân nhân, 46 bệnh nhi) và 6 người khác âm tính là thân nhân hoặc bệnh nhi F1 mắc bệnh nền.
Sau khi điều trị Covid-19 ổn định, đã có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính hai lần liên tiếp trong 48 giờ, bệnh nhi sẽ được chuyển về lại các bệnh viện dã chiến, hoặc khu cách ly để tiếp tục theo dõi sức khỏe, chăm sóc. Những giường trống được dành cho những bệnh nhi Covid-19 mới quá nhỏ, hoặc có dấu hiệu bệnh có thể diễn biến nặng.
Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai: 'Không có chảy máu chất xám'
221 nhân viên y tế nghỉ việc trong một năm, song bệnh viện tuyển thêm hơn 500 người, lãnh đạo khẳng định sự thay đổi này không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
Lãnh đạo viện cho biết kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế năm 2020-2021 do Bộ Y tế tiến hành, cho thấy 74% người bệnh nội trú và 82% bệnh nhân ngoại trú là hài lòng với chất lượng khám chữa bệnh. Hơn 2.000 người trên tổng 4.300 nhân viên tham gia khảo sát, chỉ có 15,3% "hài lòng toàn diện" với bệnh viện, 51% "hài lòng nói chung" về lãnh đạo bệnh viện; 63% cho biết sẽ gắn bó làm việc với bệnh viện lâu dài; 70% đề nghị tăng thu nhập.
Kết quả này được bệnh viện công bố trong bối cảnh hơn 200 nhân viên y tế tại Bạch Mai nghỉ việc từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2021. Trong số nghỉ việc có một phó giáo sư; 13 tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa hai; 13 thạc sĩ, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa một; 23 người có trình độ đại học; 171 trường hợp còn lại chủ yếu là lao động phổ thông.
"Số người nghỉ việc không ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện", ông Đỗ Văn Thành, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trao đổi với VnExpress, chiều 16/4.
Theo ông Thành, trong 221 người nghỉ, hơn 100 người là lao động giản đơn đã chấm dứt hợp đồng vì không còn các đơn vị chức năng như dịch vụ tang lễ, vận chuyển bệnh nhân, bán nước hay trông giữ xe thu tiền... Những dịch vụ đó hiện được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp và hầu như miễn phí. Trước kia bệnh viện có 10 nhà thuốc, giờ giảm một nửa.
"Nhân lực của bệnh viện có dịch chuyển ra ngoài nhưng 506 người chúng tôi mới tuyển dụng còn có chất lượng cao hơn như bác sĩ nội trú, giáo sư, tiến sĩ đầu ngành... Tôi khẳng định việc các trường hợp nghỉ việc trong thời gian qua không ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn. Bạch Mai không chảy máu chất xám", ông Thành nói.
Bác sĩ Hoàng Thị Phú Bằng, Viện Tim Mạch, bệnh viện Bạch Mai, có thâm niên 15 năm công tác tại viện, đánh giá số người xin nghỉ việc so với tổng số nhân viên là không đáng kể. Do đó, chị và đồng nghiệp không hoang mang, chưa kể sau đó có rất nhiều phó giáo sư, tiến sĩ có trình độ đến làm việc.
Tuy nhiên, thu nhập của nhân viên y tế (bao gồm các khoản ngoài lương) giảm do năm qua bệnh viện gặp nhiều khó khăn do Covid-19 và đơn vị chuyển cơ chế tự chủ. Thu nhập thêm giảm tùy khoa, công việc, vị trí việc làm.
Ông Đỗ Văn Thành, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Ảnh: Thùy An.
Từ ngày 28/3/2020, Bệnh viện Bạch Mai đã phải cách ly trong 15 ngày sau khi xác nhận các ca nhiễm nCoV là nhân viên bệnh viện và công ty dịch vụ Trường Sinh. Bình thường, cơ sở tiếp nhận trung bình 5.000-5.500 bệnh nhân nội trú, 6.000-7.000 người đến khám mỗi ngày. Covid-19 bùng phát, số bệnh nhân ngoại trú, nội trú đều giảm xuống còn dưới 1.000 người.
Ngoài ra, năm 2020, bệnh viện thực hiện Đề án thí điểm tự chủ, không được cấp kinh phí, lấy thu bù chi để hoạt động nên phải hạch toán tài chính để vận hành cơ sở. Theo lãnh đạo bệnh viện, đây là áp lực rất lớn.
"Ban lãnh đạo bệnh viện đã rất nỗ lực, ưu tiên đẩy chất lượng dịch vụ lên trước một bước để hướng tới sự hài lòng người bệnh. Trong bối cảnh đó, bệnh viện cần tuyển nhiều nhân lực hơn nhưng không thể thực hiện do thiếu kinh phí. Điều này dẫn đến một điều dưỡng phải chăm sóc nhiều bệnh nhân", ông Thành chia sẻ.
Một số giải pháp quyết liệt được thực hiện. Chẳng hạn, để đáp ứng số bệnh nhân xếp hàng khám bệnh từ 3 đến 4h sáng, bệnh viện phải yêu cầu một số bộ phận đi làm từ 5h để đón tiếp. Tuy nhiên nhân viên được làm theo ca, đi sớm về sớm. Ngoài ra, bệnh viện rất quyết liệt trong lỗi về tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên y tế. Nếu có kiến nghị của bệnh nhân, gia đình người bệnh, cán bộ đó sẽ đưa ra hội đồng kỷ luật. Điều này trước đây không có.
"Tất cả thay đổi là khó khăn, chưa kể động chạm đến sự sống còn và lợi nhuận. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn đang nỗ lực sửa đổi, cân nhắc để tạo thuận lợi tối đa cho bệnh nhân và nhân viên y tế dựa trên mục tiêu trọng tâm, phát triển bệnh viện", ông nói thêm.
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt với 4.300 nhân viên. Đây là bệnh viện công đầu tiên áp dụng mô hình tự chủ toàn diện, có hội đồng quản lý, được tự quyết định về đầu tư, giá khám chữa bệnh theo yêu cầu. 2020 là một năm khó khăn với bệnh viện. Tháng 3-4/2020, bệnh viện bị phong tỏa do liên quan chùm nhiều ca nhiễm. Những tháng cuối năm qua, hai nguyên lãnh đạo cấp cao bị bắt do liên quan đến vụ kê khống giá mua sắm trang thiết bị.
Giám đốc Bạch Mai: Vài chục bác sĩ chuyển đi không ảnh hưởng đến bệnh viện GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, việc 28 bác sĩ đi nơi khác là hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng gì đến chức năng, chuyên môn của bệnh viện. Liên quan đến việc 221 cán bộ nhân viên BV Bạch Mai nghỉ việc, trong đó 28 người là bác sĩ, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV...