Những đứa trẻ không bao giờ lớn vì bệnh lạ
Một số trường hợp đã tìm ra phương pháp điều trị, một số kém may mắn vẫn phải sống với căn bệnh lạ kỳ này.
1. Người đàn ông lão hóa chậm 4 lần so với người thường
Thoạt nhìn qua, ai cũng nhầm lẫn anh Nicky Freeman mới chỉ là một đứa trẻ lên 10. Nhưng thực chất, anh đã bước sang tuổi 43.
Người đàn ông tứ tuần trong cơ thể đứa trẻ 10 tuổi
Anh Freeman sống tại thành phố Esperance, Úc cùng với mẹ. Do mắc một căn bệnh lạ về gen không tên nên cơ thể anh phát triển rất chậm, gấp 4 lần so với người thường.
Khi 16 tuổi, cấu trúc xương của anh Freeman mới chỉ như đứa trẻ lên 4. Và đến khi đã chạm tới tuổi tứ tuần, anh mới mặc vừa quần áo của đứa bé 10 tuổi.
Sau khi phải đối mặt với chứng phù não hồi còn nhỏ, Freeman đã mất đi khả năng nói và nghe, thậm chí đôi mắt cũng không nhìn thấy gì. Freeman thường dùng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp.
Giáo sư di truyền học David Ravine của Đại học WA cho biết, trường hợp của anh Freeman là một ca đột biến vô cùng hiếm gặp trên thế giới.
Mặc dù không rõ nguyên nhân chính xác của căn bệnh nhưng mẹ của Freeman đoán rằng, có lẽ loại thuốc chống dị ứng bà từng uống hồi mang thai anh đã gây ra hậu quả nghiêm trọng này.
2. 9 tuổi vẫn bé như trẻ lọt lòng
Đã 9 tuổi Gabby vẫn lọt thỏm trong vòng tay bố mẹ
Video đang HOT
Luôn được bố mẹ nâng niu trong vòng tay như những đứa trẻ sơ sinh khác, điều duy nhất khiến bé gái Gabby Williams trở nên khác biệt đó là số tuổi thực sự của mình.
Bé Gabby sống tại thành phố Billings, bang Montana, Mỹ mặc dù đã 9 tuổi nhưng cơ thể gần như không phát triển nhiều kể từ khi chào đời.
Hiện giờ, Gabby vẫn chỉ nặng 4,5kg và chỉ mặc vừa quần áo của trẻ từ mới sinh cho tới 3 tháng tuổi. Sự thay đổi duy nhất của cơ thể Gabby là mái tóc vàng mọc dài và dày hơn.
Mặc dù các bác sĩ thử nghiệm trường hợp của Gabby với một số hội chứng có biểu hiện tương tự nhưng kết quả vẫn là con số 0.
Tới giờ, Gabby vẫn là một trong số ít người trên thế giới mắc phải căn bệnh không tên dạng hiếm này.
Gabby không có khả năng nhìn cũng như nói, vì vậy, mọi sinh hoạt đều do bố mẹ đảm nhiệm. Để đảm bảo dinh dưỡng, cứ 3 tiếng, bé lại uống một bình sữa.
3. Hơn 30 tuổi vẫn ngây ngô như em bé mới biết đi
Chào đời ngày 7/5/1981, nhưng chị Maria Audete do Nascimento, người Brazil vẫn mắc kẹt trong hình hài của một đứa bé 9 tháng tuổi cho tới nay.
Chị Maria sau quá trình điều trị miễn phí
Được biết, chị Maria sinh ra trong một gia đình nghèo ở bang Ceara. Do không đủ điều kiện kinh tế nên từ nhỏ bệnh tình của chị đã không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Các chuyên gia Khoa Dược của Đại học Ceara chẩn đoán, chị Maria bị thiếu hụt trầm trọng hooc-môn tuyến giáp, gây ra hậu quả giảm chức năng tuyến giáp.
Vì vậy, cơ thể cũng như não bộ của người phụ nữ này sẽ không bao giờ phát triển được như bình thường vì được phát hiện quá muộn.
Tuy nhiên Đại học Ceara vẫn tạo điều kiện giúp đỡ Maria bằng cách điều trị miễn phí cho chị nhằm hồi phục những khả năng cần thiết như đi đứng, ăn uống và nói một vài từ.
4. Thiếu nữ 15 tuổi mang hình hài của trẻ sơ sinh
15 tuổi cô vẫn phải đóng bỉm và dùng máy trợ thở
Cách đây 15 năm, cô bé Pei Shan (ở Bukit Panjang, Singapore) khi mới chào đời vẫn không có gì đặc biệt so với trẻ đồng trang lứa. Tuy nhiên, đến tháng thứ 4, Pei Shan phải nhập viện do có dấu hiệu khó thở.
Qua các xét nghiệm, các bác sĩ lại thông báo thêm một tin buồn cho vợ chồng ông Teo Qi Kuang và bà Florence ChewKuang rằng, chân tay của Pei Shan ngắn hơn so với bình thường cần phải theo dõi.
Cơ thể của Pei Shan không thay đổi là bao so với khi chào đời
Cơ thể của Pei Shan cũng không phát triển ngoài phần đầu to hơn so với cơ thể. Cô không thể đi lại cũng như tự làm mọi sinh hoạt cá nhân, đến giờ, cô vẫn phải dùng tới máy trợ thở và đóng bỉm.
Các bác sĩ không thể chẩn đoán ra căn bệnh của Pei Shan, vì vậy, biện pháp chữa trị vào thời điểm này là bất khả thi.
Theo Baodatviet
Anh chàng đi hỏi vợ bằng "hai đầu gối"
Đôi chân co quắp, cánh tay teo nhỏ, bị người vợ trẻ bỏ đi đúng khi đang bênh nặng, anh Dương Văn Tằm (Sn 1956) trú tại xóm Mãn Chiêm, xã Hông Tiên, Phô Yên, Thái Nguyên đã sông những tháng ngày tuyêt vọng. Nhưng rôi hạnh phúc đã đên với người đàn ông kém may mắn và câu con trai thơ dại khi cô thôn nữ Lê Thị Tám (38 tuổi) đông ý vê làm vợ, làm mẹ cùng san sẻ gánh nặng gia đình.
Vợ 9X không thương nổi chồng tật nguyền
Sinh ra trong môt gia đình thuân nông lại bị tật nguyền từ nhỏ, hơn 50 năm qua người đàn ông kém may mắn Dương Văn Tằm luôn phải lê đi từng bước bằng hai đâu gôi, cánh tay teo nhỏ câm chiêc gây ngắn đê cơ thê cân bằng không bị ngã.
Trong ngôi nhà nhỏ, anh Tằm kê lại cuôc đời mình: "Bô mẹ tôi mât sớm, anh em họ hàng thì cũng nghèo khó không giúp được gì, ngoài viêc dựng cho tôi môt túp lêu nhỏ ở chân núi. Cơ thê tât nguyên, môi khi trái gió trở trời tôi lại bị đau buôt. Có những ngày lê đi khiến hai đâu gôi thâm tím, rỉ máu, đau đớn vô cùng, tôi tự ti với sô phân, chỉ muôn chêt đi cho xong.
Nhưng rôi nhiêu đêm tôi trăn trở, được sông trên cõi đời đã là môt điêu may mắn, mình cân phải nô lực đê được sông. Kê từ đó ngày ngày tôi lê hai đâu gôi mình đi quãng đường hơn 10 km đê đên xưởng gô của người quen làm con tiên gô. Được đi làm, kiêm đủ miêng ăn, còn có tiên dư giât, tôi mơ ước mình sẽ xây được môt ngôi nhà, có môt mái âm gia đình có vợ, có con".
Anh Tằm đang có một mái ấm gia đình hạnh phúc
"Hạnh phúc đến với tôi tưởng chừng không có gì lớn bằng vào năm 2008, người con gái tên Nguyên Thị Thanh, sinh năm 1990, hoàn cảnh bô mẹ mât sớm, sông với họ hàng đã đông ý vê làm vợ của tôi. Chúng tôi chung sông với nhau có 1 mặt con là cháu Dương Văn Trường. Nhưng rồi vì không chịu được cuôc sông khô cực với người chông như tôi, năm 2011 cô ây theo người ta sang Trung Quôc bỏ lại 2 bô con. Tôi đau đớn suy sụp, niêm an ủi lớn nhât tôi có được khi đó là câu con trai 2 tuôi" - anh Tằm nhớ lại.
Một lần nữa tình yêu mỉm cười
Quay sang nhìn người vợ mới bên cạnh, anh Tằm vẻ mặt rạng ngời: "Giờ thì hạnh phúc của bô con tôi lại được sưởi âm bằng trái tim hông rôi". Đó chính là chị Lê Thị Tám, người vợ dám vượt qua dư luận đàm tiếu để đến với anh.
Chị Tám tâm sự: "Có nhiêu người đàn ông trong thôn và nơi khác đên tìm hiêu muôn lây tôi nhưng tôi không ưng ý ai cả. Nào ngờ đên môt buôi trưa, người đàn ông lê đi từng bước bằng đâu gôi cùng câu con trai bé bỏng đên nhà xin hỏi vợ, chẳng hiêu sao tôi lại gât đâu đông ý, giông như tình yêu sét đánh vây. Thâu hiêu cảnh ngô của anh Tằm với đứa con nhỏ, tôi đã nói với gia đình nguyên cùng vê sinh sông san sẻ gánh nặng với anh".
"Anh bị liêt hai chân, đi lại rât khó khăn nên khi có việc gì nặng nhọc tôi thường làm thay anh. Hàng ngày tôi đi phụ hô kiêm tiên, đên bữa vê nhà nâu cơm cho chông cho con. Đã đên với nhau tôi chỉ mong sao chăm sóc cho chông, cho con được khỏe mạnh". Chị Tám kê lại chuyên tình của mình trong niêm hạnh phúc.
Chị Tám yêu thương chăm sóc cháu Trường như con đẻ của mình
Anh Tằm lâng lâng trong hạnh phúc: "Cũng chẳng ai tin nôi là trong thời gian như thê mà giữa chúng tôi lại có tình yêu, thực tình cũng do sô phân đưa đây, duyên trời sắp đặt. Tôi thây hạnh phúc vì giờ đây môi khi rời xưởng tiên vê, đi tắm được vợ lây từng châu nước, bô quân áo. Hễ khi ở nhà được nghe tiêng vợ, tiêng con nói líu lo, mọi mêt nhọc dường như tan biên hêt.
Có Tám vê chung sông, gánh vác và chăm lo gia đình, tôi thây hạnh phúc đên với mình thât bât ngờ như mơ. Niêm hạnh phúc đó giúp tôi có thêm nghị lực đê sống và làm viêc chăm chỉ, vun đắp cho mái ấm. Ngôi nhà của chúng tôi tuy nhỏ bé đơn sơ nhưng luôn đây ắp niêm vui tiêng cười".
Theo 24h
Nơi gặp gỡ của những cô gái bị bỏng mặt Ngày 5/7 vừa qua tại Los Angeles đã diễn ra một hội nghị đặc biệt dành cho các cô gái từng bị bỏng mặt nghiêm trọng. Với tên gọi "Gương mặt thiên thần", cuộc gặp gỡ này là cơ hội chia sẻ kinh nghiệm vượt qua nỗi đau của những trường hợp kém may mắn. Họ từng bị người xung quanh kỳ thị,...