Những đứa trẻ đang “sống mòn”
Năm nay, những đứa trẻ được “Cô Vi” cho “nghỉ tết” quá nhiều.
Không ít trẻ khi ở nhà tránh dịch là đồng nghĩa với việc tự động ngừng giao tiếp với xung quanh. Cuộc sống của chúng vì thế mà rơi vào tẻ nhạt và buồn chán.
Con gái chị Hồng năm nay học lớp Tám, bình thường vốn là một đứa trẻ kiệm lời, nay nghỉ học vì dịch bệnh thì lại càng… “im hơi lặng tiếng” hơn.
Con bé học rất giỏi, mục tiêu sẽ thi vượt cấp vào một trường chuyên nổi tiếng của thành phố, xa hơn là những suất học bổng, là giấc mơ du học…
Trong những ngày không dịch bệnh, nó đã lăn ra học đến rạc người. Giờ nghỉ không đến trường, cũng không tới lớp học thêm, nó chuyển qua ngồi trước màn hình laptop cả ngày, chỉ trừ thời gian ăn, tắm và ngủ.
Video đang HOT
Lúc nào ngang qua cũng thấy con bé chăm chú ghi chép, bấm máy tính toán. Nào học online chương trình của nhà trường, học online một vài lớp học thêm, học trong các nhóm/hội riêng. Con bé hầu như không bước chân ra khỏi phòng. Chuyện cơm nước, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa… đã có mẹ lo tất, vì chị Hồng cũng làm việc tại nhà suốt thời gian qua. Thành ra nhiệm vụ của nó ngoài học ra chẳng có gì để làm.
Xưa giờ thấy con chí thú học hành nên chị Hồng yên tâm rằng con bé đang rất ổn. Nhưng nhìn cặp kính cận dày cộp con bé đeo, làn da xanh rớt vì ở trong nhà quá lâu, lắm khi hỏi han mà nó còn mải tập trung bài vở không nói nửa lời, không dưng chị cứ ngẫm ngợi.
Quả thật thấy nể và cũng thấy sợ, căn phòng chỉ chưa đầy 30m2 mà nó có thể ở lì từ ngày này qua tháng khác không bước chân ra khỏi cửa, thì quả là sức chịu đựng vô địch.
Cậu con trai nhà anh Tuấn cũng trong tình trạng tương tự. Từ trước tới nay anh chị không khuyến khích chuyện học thêm, nên chủ yếu cậu bé tự học ở nhà. Phần thưởng cho những thành tích đáng kể cậu đạt được, là những giờ giải lao được sử dụng điện thoại, máy tính của cha mẹ để giải trí, chơi game.
Năm rồi đạt giải thưởng cao trong một cuộc thi văn hóa cấp tỉnh, cậu nài nỉ đòi mua chiếc điện thoại thông minh như của cha mẹ và đã được đáp ứng. Có điện thoại cá nhân, thế là suốt thời gian nghỉ học ở nhà chống dịch, lịch trình của cậu là cắm cúi học online, di chuyển từ phòng ngủ xuống bếp ăn khi đến bữa và ngược lại, hiếm khi ló mặt ra khỏi nhà.
Khu xóm có nhiều trẻ nhỏ, thỉnh thoảng chúng “cuồng chân”, rủ nhau tụ tập ra sân đánh cầu lông, đá bóng… í ới gọi cậu cũng không ra. Anh Tuấn hay “vẽ” việc để cho con cùng làm, nhưng cậu bé cũng chỉ “tạt té”, làm qua loa cho có rồi lại lẩn lên phòng mất.
Có hôm mải mê điện thoại và laptop, bị cuốn vào những video giải trí, mẹ gọi ăn cơm mãi cậu không dứt ra được, thế là chị đành phải bí mật tắt wifi. Không có kết nối internet, cậu mới sực nhớ đến cái bụng đang cồn cào.
Những ngày giãn cách đã dần hết, nhưng đâu đâu cũng nghe nói về khó khăn, thất nghiệp, chuyện học hành của con trẻ lại càng rối rắm, căng đầu hơn với các bậc phụ huynh. Chuyện nghỉ học tránh dịch ít nhiều gây ra xáo trộn trong nhịp sống gia đình, song lũ trẻ lại có vẻ hào hứng bởi chúng đang có một chu trình sống khác biệt, không còn là vòng quay quen thuộc ngày hai buổi đến trường, chạy đua thành tích đã lặp lại bao năm qua đến phát ngán.
Nhưng cũng rất nhanh, chúng phải bước tiếp vào một mớ áp lực khi học trực tuyến, bài vở vẫn ngồn ngộn, quá trình học gặp nhiều bất cập vì mọi thứ đều từ xa. Sự tù túng, bí bách lại quay trở lại.
Thấy con ham học cũng vui, nhưng lắm khi nhìn con đờ đẫn trước màn hình máy tính, ngày càng lầm lì ít nói, chị Hồng cũng đâm lo. Nhiều hôm chị bày vẽ làm bánh, chế biến món nọ món kia ngoài hiên nhà, cốt để “lôi” con bé ra ngoài hòng thư giãn mà thấy khó. Nó chẳng hề hào hứng chút nào.
Chị bảo, nếu chỉ nghỉ học vài tuần, một tháng, thì coi như con có thời gian được “refresh”, nhưng ba tháng qua thì lại quá dài. Bọn trẻ không có nhiều việc phải lo như người lớn, không có nhiều mối quan hệ xã hội nên môi trường giao tiếp của chúng cũng nhỏ hẹp, nhân dịp này thì tự động khép lại luôn.
Từ hình ảnh hai đứa trẻ mà tôi biết, thật tiếc khi phải nói rằng, không phải đứa trẻ nào ở nhà tránh dịch cũng có những trải nghiệm thú vị. Có khi nào sau kỳ “nghỉ tết” dài lê thê này, chìm trong nhịp sống chậm chạp và rệu rã, các con của chị Hồng, anh Tuấn lại phải chiến đấu với một loại vi-rút mới – “vi-rút sống mòn” không?
Cô gái muốn tự làm mai
Em tên Tươi, sinh năm 1992, sống và làm việc ở Bình Dương, FA đã thật dài, giờ muốn tự làm mai.
Đó là lý do em viết bài qua chuyên mục Hẹn hò để anh biết đến em. Em nghĩ rằng viết bài văn hoặc bài thuyết trình một chủ đề nào đó còn dễ hơn rất nhiều khi viết những lời giới thiệu ở đây, vì em không biết sẽ nói về mình thế nào. Tuy vậy, ngay lúc này anh hãy cứ hình dung em là một cô gái nhỏ nhắn, cao trên mét rưỡi, hoạt bát, hay cười. Em rất cưng trẻ con, thích đi du lịch, đọc sách, đam mê những món ăn ngon. Nhưng hơn hết là thích được ở bên cạnh anh, lắng nghe và chia sẻ với anh mọi điều bằng cách trực tiếp nhất.
Trong chuyện tình cảm, em rất nghiêm túc và cũng sâu sắc hiểu rằng tình cảm là điều duy nhất không phải có qua thì sẽ có lại, hy vọng được hồi đáp nhưng không nên cưỡng cầu. Em tin rằng ai rồi cũng có một nửa tốt cho riêng mình nên em đang cố gắng tốt lên từng ngày.
Với em không có hình mẫu bạn đời nào cả, vì không ai là tốt nhất, chỉ có người tốt hơn. Anh có ưu điểm này thì sẽ có khuyết điểm kia. Em cũng vậy mà (cười). Ban đầu mình đến với nhau thì môi trường sống cũng đã khác nhau rồi. Cuộc đời này tỉ lệ có thể gặp được người thích hợp 100% là rất nhỏ. Nhưng vì yêu nên một người bỏ qua cái tôi, một người để xuống sự kiêu ngạo thì sẽ vì nhau mà thay đổi, vì nhau mà bao dung và hòa nhập với nhịp sống của đối phương, không nhanh không chậm, cho đến lúc già. Nhưng dường như anh cách em còn rất xa, giờ em viết thư tìm anh rồi đó, nếu nhận ra là em, anh hãy trả lời em nhé. Em và anh sẽ cùng nói cho nhau nghe nhiều điều trong khoảng thời gian rất dài nếu chúng ta có sau này. Em chờ anh.
Luôn bị chồng chê bai Tôi được mọi người nhận xét là năng động, nhanh nhẹn và tự tin. Sau khi lập gia đình, sự tự tin của tôi chỉ còn gần nửa. Tôi lấy chồng xa, nơi đây khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và nhiều thứ khiến tôi càng mất tự tin. Tôi nghỉ một thời gian khá dài để sinh con xong mới đi...