Những đứa con sẽ lần lượt chết?
Căn bệnh di truyền quái ác đã cướp đi người chồng từ 10 năm trước, và giờ đây, người phụ nữ bất hạnh ở Hà Tĩnh còn phải đối mặt với nỗi đau tột cùng khi “thần chết” lần lượt gọi tên những đứa con bệnh tật bất cứ lúc nào.
Chúng tôi tìm đến hoàn cảnh của bà Lê Thị Tuyết (64 tuổi, ở xóm Liên Tiến xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) khi trời gần đứng bóng. Lúc này, người phụ nữ khắc khổ vẫn đang ngồi bên đống lạc mồ hôi nhễ nhãi mà quên cả cơm nước.
Bà Tuyết với nỗi đau tột cùng khi căn bệnh quái ác đã cướp đi người chồng và hàng ngày đang đe doạ đến đàn con bệnh tật
Bỏ dở công việc, bà Tuyết ngậm ngùi kể, sau khi có được 8 người con thì chồng bắt đầu đổ bệnh nang thận, dù đã chạy chữa nhiều nhưng rồi cũng không thể chống lại định mệnh. Năm 1993 thì chồng mất.
Cũng từ đó, một mình bà vất vả, cực nhọc lo cho đàn con ăn, học, xây dựng gia đình.
Nhưng bất hạnh lại ập đến khi những đứa con của bà cứ đau yếu rồi bà như chết lặng khi biết 8 đứa con thì đến 5 đứa bị bệnh di truyền từ cha.
“Đau đớn lắm chú ơi, con người ta thì khoẻ mạnh, còn con mình thì đau yếu triền miên, nhà lại nghèo không có tiền mà chạy chữa. Tội nghiệp cho vợ, con của chúng lắm.” Bà Tuyết thở dài rồi rơi nước mắt.
Video đang HOT
Nỗi đau mất chồng chưa nguôi thì những đứa con bệnh tật đang hàng ngày có thể rời bỏ mẹ bất cứ lúc nào. Một năm trước, anh con trai đầu tên Lê Doãn Thắng (SN 1971) mất do bệnh tình quá nặng để lại người vợ trẻ với 4 đứa con côi cút. Gánh nặng gia đình đã dồn lên đôi vai gầy của người vợ đi phụ hồ nuôi đàn con thơ.
Hiện tại, trong 4 anh em ốm bệnh đang sống thì hoàn cảnh của anh Lê Hữu Thuyết (SN 1976) là đáng thương nhất. Anh Thuyết đã có 3 con, đứa đầu tên Lê Doãn Thành (7 tuổi, học lớp 2) bị bệnh u máu từ khi mới 1 tuổi. Vợ anh là chị Phan Thị Đào bị bướu cổ từ lâu.
Hai đứa trẻ ngây thơ bên người cha bệnh tật là Lê Hữu Thuyết phải chạy thận từ 2 năm nay
Bản thân anh Thuyết bị bệnh nang thận rất nặng phải chạy thận từ 2 năm nay. Nằm trên giường, bên 2 đứa con dại thấy khách lạ, cứ sợ hãi quanh quẩn bên bố, anh Thuyết khuôn mặt xanh xao thở dài ngao ngán:
“Buồn bực lắm anh ạ, làm người đàn ông mà không gánh vác được trọng trách nuôi vợ con, giờ lại trở thành gánh nặng, khiến vợ con phải khổ sở. Nhiều lúc em nghĩ quẩn chỉ muốn chết đi cho khoẻ…”
Hai người em còn lại của anh Thuyết cũng đang bị bệnh rất nặng, phải chạy thận hàng tuần là anh Lê Xuân Lưu (SN 1977) và anh Lê Xuân Ý (SN 1979). Cả 2 người này cũng đã có vợ con, và giờ đây gánh nặng gia đình đang đổ lên vai của những người vợ gầy gò, yếu ớt nuôi sống chồng con bằng việc phụ hồ, làm thuê, làm mướn.
Trong số 8 người con của bà Tuyết thì hiện còn 3 người chưa lấy vợ là Lê Xuân Sáng (SN 1983), Lê Xuân Trung (SN 1986), Lê Xuân Hiếu (SN 1989) đang sống cùng với mẹ. Anh Sáng cũng đã xuất hiện bệnh, dù chưa phải chạy thận nhưng sức khoẻ cũng đã không được bình thường. Hai người em út còn lại sợ biết bệnh sẽ lo lắng nên không dám đi khám.
Khi chúng tôi có mặt thì Sáng, Trung, Hiếu vẫn đang đi phụ hồ chưa về. Bà Tuyết nghẹn ngào than thở, tội nghiệp chúng nó, dù có bệnh nhưng cũng phải gắng gượng đi làm để kiếm sống. Chúng không muốn phải nhìn mẹ một mình vất vả thêm.
“Chồng mất sớm, thân tôi đã phải khổ sở nuôi con. Giờ lại phải đau đớn nhìn chúng ôm bệnh tật không tiền thuốc thang, có thể ra đi bất cứ lúc nào. Đau đớn lắm chú ơi. Nhiều khi tôi gắng nuốt nỗi đau để sống mà không dám nghĩ gì nữa. Bởi cứ nghĩ là nước mắt lại trào ra…” Bà Tuyết nước mắt ngắn dài nói trong nghẹn ngào.
Trưởng thôn Liên Tiến, bà Lê Thị Vinh cho biết, hoàn cảnh của gia đình bà Tuyết rất đáng thương. Chồng bà mất sớm, 8 người con thì có 5 người bị bệnh di truyền. Anh con đầu đã chết vì bệnh vào năm ngoái. Họ đều là những hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của thôn. Mong sao các nhà hảo tâm giúp đỡ, sẽ chia để vơi bớt đi phần nào nỗi đau, số phận nghiệt ngã của họ.
Mọi sự giúp đỡ gia đình cô Tuyết xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp Cô Lê Thị Tuyết (64 tuổi, ở xóm Liên Tiến xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh.
Theo vietbao
Kỳ lạ, hai anh em cùng thiếu máu bẩm sinh
Hai anh em ruột tên Trần Minh H., 10 tuổi và Trần Minh N., 7 tuổi, nhà ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang nhập viện vì thiếu máu nặng. Cả hai được chẩn đoán là bệnh thiếu máu huyết tán bẩm sinh (Thalassemie) phải truyền hồng cầu gấp.
Mẹ hai em với gương mặt buồn rầu kể: "Bé đầu lòng được 1 tuổi thì xanh xao, ốm yếu, bệnh hoài. Đi khám bệnh bác sĩ cho biết cháu bị bệnh thiếu máu do di truyền, phải truyền máu suốt đời. Tính sinh thêm đứa nữa để sau này đỡ đần gia đình phần nào, ai dè đứa thứ hai cũng bệnh y chang như anh nó".
Bác sĩ nghe vậy trấn an: "Người bị bệnh này nếu theo dõi và điều trị tốt cũng có cuộc sống tương đối bình thường. Sau đó nếu có điều kiện kinh tế thì ghép tế bào gốc sẽ giải quyết được bệnh tốt hơn là truyền máu định kỳ như bây giờ".
Bệnh thiếu máu huyết tán là bệnh di truyền dạng lặn của nhiễm sắc thể thường. Bệnh không lây từ trẻ này sang trẻ khác. Nguyên nhân do cấu tạo bất bình thường của hemoglobin trong hồng cầu. Hai thể dạng bất thường chính được gọi là alpha - Thalassemia và beta - Thalassemia, tùy theo phần nào của chất hemoglobin bị thiếu (hemoglobin là một cấu trúc đạm có khả năng giữ oxy trong hồng cầu).
Bệnh thiếu máu huyết tán là bệnh di truyền dạng lặn của nhiễm sắc thể thường (ảnh minh họa).
Nếu một trong hai người cha hoặc mẹ mang gen bệnh này thì các con sinh ra sẽ có 50% nguy cơ bị mang gen bệnh thalassemia, và 50% đứa trẻ sinh ra bình thường, nhưng thể hiện bên ngoài không ai mắc bệnh vì là gen lặn. Nếu cả cha và mẹ đều có gen bệnh thì các con sẽ có 25% cơ hội hoàn toàn bình thường, 50% có nguy cơ bị mang gen bệnh thalassemia và 25% bị bệnh thalassemia dạng nặng.
Phòng bệnh có thể thực hiện được ở hai mức độ: tư vấn trước hôn nhân và chẩn đoán trước sinh. Tư vấn di truyền trước hôn nhân có mục tiêu hạn chế sự kết hôn và sinh con giữa hai người cùng mang gen bệnh. Hai người trước khi kết hôn cần xét nghiệm xem mình có mang gen bệnh hay không, tốt nhất là tránh kết hôn giữa hai người cùng mang gen bệnh.
Đối với những nơi có khả năng tiếp cận với chẩn đoán trước sinh thì có thể sử dụng biện pháp này, gồm các bước: xét nghiệm ADN của hai cha mẹ, tính đột biến của mỗi người. Chọc hút nước ối hoặc sinh thiết gai nhau khi bà mẹ mang thai. Xét nghiệm ADN của nước ối hoặc gai nhau. Tư vấn đình chỉ thai nghén nếu bào thai bị bệnh thể nặng. Sử dụng dịch vụ đình chỉ thai nghén (sản khoa).
Với các biện pháp chẩn đoán trước sinh như trên thì một số nước đã đạt được kết quả rất tốt, thậm chí đã ngăn ngừa, không sinh ra trẻ bị bệnh thể nặng. Điều này không những hạn chế được những khó khăn của gia đình có người bệnh mà còn tập hợp nguồn lực để điều trị tốt cho những người đã mắc bệnh.
Theo BS Nguyễn Thành Úc (Tuổi trẻ)
Ngộ nhận nguy hiểm về đau nửa đầu Đau nửa đầu là một cơn bệnh khó chịu đang hành hạ khoảng 20% dân số nhân loại, không phân biệt giới tính, nguồn gốc, tuổi tác. Bệnh đặc biệt trầm trọng đối với những phụ nữ ở độ tuổi từ 20 đến 40. Có thể nhận biết tức thì đau nửa đầu Không đúng. Các chuyên gia khẳng định, thực tế không...