Những đứa con của làng
Tự bao đời nay, xứ Thanh nổi danh là vùng đất của trăm nghề. Trải qua biến thiên của thời gian, thăng trầm của lịch sử, vòng xoáy kinh tế thị trường, nhiều nghề và làng nghề không trụ vững, dần bị mai một, thất truyền.
Bên cạnh đó, nhiều nghề và làng nghề truyền thống vẫn được giữ vững và phát triển. Trong đó không thể không kể đến dấu ấn của những người trẻ năng động, nhiệt huyết, sáng tạo, trách nhiệm…
Khu nuôi tôm công nghệ cao của gia đình anh Nguyễn Văn Giang tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa).
Một người trẻ “say” nghề
Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) vốn có truyền thống nuôi trồng thủy sản. Từ thế hệ này qua thế hệ khác luôn nỗ lực phát huy, khai thác tốt thế mạnh, tiềm năng vốn có, sống gắn bó, thủy chung với nghề. Đó là cội nguồn, là động lực to lớn để chàng trai trẻ Nguyễn Văn Giang (28 tuổi, xã Hoằng Phụ) “hạ quyết tâm” trở về quê, “nối nghiệp” cha ông nuôi trồng thủy sản. Anh Giang thổ lộ: “Trước đây, cũng như phần lớn người trẻ, tôi lựa chọn con đường “ly hương” với hy vọng tìm kiếm cho mình những cơ hội, chân trời rộng mở hơn. Tuy nhiên, sau nhiều năm lăn lộn, “trải đời” qua các công việc khác nhau, tôi đã dần thay đổi suy nghĩ”. Chứng kiến nhiều vùng đất có tiềm năng, lợi thế nuôi trồng thủy sản như quê hương mình đã nỗ lực vươn lên, chung tay phát triển kinh tế địa phương, anh Giang trăn trở rất nhiều.
“Ra đi để trở về”, anh Giang quyết tâm lập nghiệp trên mảnh đất quê hương, gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản. Từ 2 ao trải bạt nuôi tôm thẻ chân trắng tại quê nhà, trong quá trình phát triển nghề, anh Giang nếm trải đủ khó khăn, vất vả, có cả “trái ngọt” xen lẫn vị mồ hôi, nước mắt. Nhưng tất cả điều ấy không khiến anh nản chí mà ngày càng “say” nghề hơn. Từng bước hoàn thiện mình theo phương châm “chậm mà chắc” cùng với sự ủng hộ, đồng hành của gia đình, sự quan tâm, tạo điều kiện từ chính quyền địa phương, anh Giang ngày càng vững vàng hơn trong nghề. Năm 2014, anh Giang và gia đình quyết tâm xây dựng thêm khu nuôi tôm công nghệ cao tại xã Hoằng Phụ có diện tích khoảng 3 ha, chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng với nhiều hạng mục như: ao trải bạt, hệ thống oxi, ao lắng nước, xử lý nước đầu vào; ao xử lý nước đầu ra… Tổng chi phí đầu tư khoảng 6 tỷ đồng.
Với một người trẻ như anh, đây quả thật là một bước đi đầy táo bạo, thể hiện ý chí, nỗ lực, khát vọng vươn lên làm giàu chân chính. Bởi lẽ, ngoài chi phí đầu tư cao, so với nuôi tôm truyền thống, nuôi tôm theo hướng công nghệ cao đòi hỏi đảm bảo nghiêm ngặt quy trình, kỹ thuật. Để đảm bảo quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, anh Giang thuê kỹ sư chuyên ngành, được đào tạo bài bản. Nhờ những nỗ lực đó, giờ đây, tại khu nuôi tôm công nghệ cao ở xã Hoằng Phụ, mỗi vụ, anh Giang thu hoạch khoảng 25 tấn tôm thẻ chân trắng, lợi nhuận đạt khoảng 700 triệu đồng – 1 tỷ đồng; tạo việc làm cho 30 – 40 lao động thường xuyên và khoảng 20 lao động thời vụ. Mức thu nhập dao động khoảng 7 triệu đồng/tháng/người đối với lao động thường xuyên; khoảng 300 nghìn đồng/ngày/người đối với lao động thời vụ… Ngoài địa bàn xã Hoằng Phụ, anh Giang còn xây dựng khu nuôi tôm công nghệ cao tại xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) và xã Quảng Thái (Quảng Xương). Được biết, bên cạnh việc nuôi tôm, anh Giang còn cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi và tổ chức thu mua tôm của bà con trong vùng nhập cho các chợ đầu mối, các công ty xuất nhập khẩu thủy sản trong và ngoài tỉnh.
Không chỉ phát triển sản xuất, kinh doanh, với tấm lòng yêu mến quê hương, anh Giang và gia đình nhiệt tình tham gia đóng góp cho các phong trào, hoạt động tại địa phương như: xây dựng nông thôn mới, từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi… Đặc biệt, hằng năm, anh Giang và gia đình đều dành các suất học bổng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong học tập, cuộc sống tại các trường trên địa bàn xã với trị giá 500 nghìn đồng/cháu. Ngoài ra, anh Giang phối hợp, kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh (vốn là các đối tác sản xuất, kinh doanh của gia đình) trao các suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn xã và các vùng lân cận… Anh Giang chân thành chia sẻ: “Bản thân luôn cố gắng, nỗ lực phát triển nghề truyền thống quê hương với mong mỏi làm sao xây dựng được một mô hình điểm cho bà con, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trong làng, xã và rộng hơn thế có thêm tự tin, động lực phấn đấu”.
Video đang HOT
Khi thành công bắt đầu từ tình yêu với cây cói
Sinh ra và lớn lên trên quê hương chiếu cói – Nga Sơn, trong gia đình nhiều đời nay sản xuất và buôn bán chiếu cói nên ngay từ thời sinh viên, anh Nguyễn Văn Hùng (32 tuổi), chị Nguyễn Thị Huyền (29 tuổi) đã nuôi ước mơ được tiếp tục kế thừa và phát huy nghề truyền thống của cha ông. Xuất phát từ ý nghĩ ấy, với mong muốn tìm kiếm thị trường, lan tỏa giá trị, thương hiệu nghề truyền thống quê hương, anh Hùng, chị Huyền mở một văn phòng bày bán, giới thiệu, giao dịch và tìm đối tác thu mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ sản phẩm cói Nga Sơn trên địa bàn TP Hà Nội. Tuy nhiên, do nguồn hàng cung cấp không ổn định, nhiều sản phẩm do đối tác cung cấp không đảm bảo chất lượng, yêu cầu nên văn phòng hoạt động không ổn định, doanh số không cao, giá bán thấp. Hiệu quả kinh doanh không cao nhưng chính quãng thời gian hoạt động, đồng hành với nhau tại Văn phòng Cói xanh, anh Hùng và chị Huyền ngày càng gắn bó, hiểu và cảm mến nhau hơn. Tình yêu bắt đầu từ cây cói xanh mà dần đơm hoa, kết trái. Hai người tiến đến hôn nhân, sau đó, cùng nhau thành lập Công ty TNHH Sản xuất thương mại và Xuất khẩu Cói Xanh (xã Nga Liên, Nga Sơn). Đôi bạn trẻ mạnh dạn vay vốn ngân hàng, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị hiện đại, thuê nhân công… mở xưởng sản xuất có tổng diện tích khoảng 400m2 với tổng chi phí đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng. Xưởng tập trung sản xuất mặt hàng chiếu cói.
Lựa chọn về quê lập nghiệp với nghề truyền thống quê hương, đôi vợ chồng trẻ vừa có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, nhân lực tại chỗ, sự quan tâm, động viên, hỗ trợ của các cấp, các ngành nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, chính bản lĩnh, quyết tâm, thái độ cầu tiến, ham học hỏi và nhạy bén thị trường đã trở thành những nấc thang vững chắc đưa đôi vợ chồng trẻ từng bước gặt hái thành công. Từ việc chỉ tập trung sản xuất mặt hàng chiếu cói, cung cấp chủ yếu cho các trường học, bệnh viện, các siêu thị mẹ và bé… Đến nay, công ty đã sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ cói như: túi xách, hộp, giỏ đựng… Ngoài ưu thế về thẩm mỹ, các sản phẩm từ cói do công ty sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, độ bền cao nên được đông đảo khách hàng ưa chuộng, là mặt hàng xuất khẩu sang một số nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản… Bình quân mỗi tháng, công ty sản xuất khoảng 3 nghìn sản phẩm, trong đó, sản lượng xuất khẩu đạt khoảng 1 nghìn sản phẩm. Doanh thu đạt khoảng 400 – 500 triệu đồng/tháng; giải quyết việc làm cho 12 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 3,5 – 4 triệu đồng/người/tháng.
Mặc dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng chị Huyền vẫn luôn trăn trở: “Các sản phẩm từ cói của công ty sản xuất tuy có ưu thế xuất khẩu nhưng do tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cùng lĩnh vực nên giá thành sản phẩm chưa cao. Thị trường bấp bênh, thiếu tính ổn định, bền vững cũng là điều tác động không nhỏ đến việc phát triển ngành, nghề”. Do đó, trong thời gian tới, công ty sẽ cố gắng mở rộng xưởng, đầu tư cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị hàng hóa trên thị trường. Song song với đó, công ty tìm kiếm cơ hội, đẩy mạnh liên kết sản xuất, mở rộng thị trường nhằm đưa các sản phẩm từ cói của quê hương ngày càng vươn xa hơn, có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
Người trẻ khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp với nghề truyền thống của quê hương nói riêng chưa bao giờ là điều dễ dàng. Việc thiếu nguồn vốn, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng… là “bài ca muôn thuở”. Dẫu vậy, bằng tất cả tình yêu với quê hương, trân trọng giá trị văn hóa truyền thống mà các thế hệ cha ông đã nặng lòng dựng xây, gìn giữ và tinh thần xung kích, nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm, trên khắp miền quê Thanh, “những đứa con của làng” vẫn không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vươn lên làm chủ chính mình, làm giàu cho mình, cho gia đình và quê hương, đất nước.
Quảng Nam: Chàng trai Hội An hơn 30 năm "thổi hồn" cho những thớ gỗ vô tri
Anh Phan Xuân Nguyên (42 tuổi, trú thôn Trung Hà, xã Cẩm Kim, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) là truyền nhân đời thứ 3 trong gia đình có truyền thống làm nghề mộc tại làng Kim Bồng.
Sau nhiều năm trải qua sự thịnh suy của làng nghề, anh vẫn bám trụ và quyết định chọn cho mình một hướng đi riêng để phát triển sự nghiệp.
Học nghề từ ông ngoại
Làng mộc Kim Bồng là làng nghề truyền thống ra đời cách đây hơn 500 năm, nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn và nhìn qua bên kia sông là khu phố cổ Hội An sầm uất. Nơi đây phát triển hưng thịnh nhất vào khoảng thế kỷ 18 và nghề mộc Kim Bồng phân chia thành 4 nhóm nghề chính: mộc xây dựng các công trình kiến trúc, mộc thủ công mỹ nghệ trang trí nội thất, mộc dân dụng và đóng tàu thuyền.
Anh Phan Xuân Nguyên là truyền nhân đời thứ 3 trong gia đình có truyền thống làm mộc tại Kim Bồng. Cùng với đó, nhiều nghệ nhân của các dòng họ Nguyễn, Huỳnh, Trương vẫn đang gắn bó với làng nghề đã hơn 500 tuổi. Năm 2016, nghề mộc Kim Bồng được Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch chính thức công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Chính điều này đã tiếp thêm nhiều động lực để thế hệ người làng Cẩm Kim bám trụ và phát triển nét đẹp văn hóa làng nghề thủ công truyền thống mà cha ông đã gìn giữ.
Làng mộc Kim Bồng có tuổi đời hơn 500 năm và nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn thuộc xã Cẩm Kim, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Anh Nguyên bày tỏ: "Từ nhỏ tôi đã quen với những công việc cưa, kéo, đục, đẽo gỗ để phụ giúp ông ngoại, nên đến năm 18 tuổi tôi đã học thành thạo kỹ thuật điêu khắc gỗ. Bên cạnh đó, hướng theo sự phát triển du lịch ở Hội An và khu du lịch sinh thái Triêm Tây thì tôi đẩy mạnh nghề điêu khắc đồ thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất để phục vụ du lịch. Đặc biệt năm 2018, tôi đầu tư chạm trổ sản phẩm lưu niệm đĩa chùa Cầu - tượng trưng cho nét đẹp thân thiện, cổ kính và giao thoa văn hóa của phố cổ Hội An".
Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà đĩa chùa Cầu sẽ có những kích thước, màu sắc khác nhau: màu tự nhiên của gỗ, màu sơn cánh gián, màu nâu...
Những chiếc đĩa lưu niệm chùa Cầu được tạo nên từ nguyên liệu gỗ rừng trồng như cây keo lá tràm, cây mít. Gỗ sau khi cưa về phải để khô hơn 1 tháng mới đem ra cắt khoanh tròn theo hình thù chiếc đĩa, đưa vào máy tiện, khắc CNC hình chùa Cầu. Sau đó, các thợ mộc tại xưởng của anh Nguyên sẽ tiếp tục chạm trổ để tạo nên hình dáng chùa Cầu sinh động, tinh xảo và chân thực nhất. Hoàn thiện là khâu chà giấy nhám để mặt đĩa sáng nhẵn và đẹp hơn, làm giá đỡ cho đĩa và sơn màu cho sản phẩm.
Sản phẩm đặc trưng
Anh Phan Xuân Nguyên chia sẻ: "Một chiếc đĩa chùa Cầu thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng thực ra để tạo nên một sản phẩm lưu niệm giá trị thì đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, tỉ mỉ và sáng tạo. Quan trọng nhất là công đoạn thiết kế mẫu mã sao cho sống động, đẹp mắt và chân thực nhất. Đặc biệt khi xu hướng công nghiệp hóa đang phát triển mạnh, thì người thợ phải luôn sáng tạo nên những điều mới mẻ nhưng vẫn đảm bảo được tính nghệ thuật trong từng sản phẩm".
Mỗi chiếc đĩa lưu niệm có đường kính trung bình 18cm, giá bán 250.000 đồng.
Trước đây, cơ sở điêu khắc mộc Xuân Nguyên đã làm nhiều hình tượng chùa Cầu cỡ lớn được trưng bày tại các khu du lịch, khách sạn tại TP.Hội An. Tuy nhiên, số lượng đó không nhiều mà bán chạy hơn là sản phẩm lưu niệm đĩa chùa Cầu cỡ nhỏ, có đường kính 18cm, giá bán 250.000 đồng/chiếc. Mỗi năm, anh Nguyên bán được khoảng 100 chiếc đĩa chùa Cầu nhiều kích cỡ, thường là theo đơn đặt hàng làm quà tặng của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Chiếc đĩa chùa Cầu lớn nhất anh từng bán cho một biệt thự có kích thước 2,5m và trị giá 20 triệu đồng. Trung bình mỗi năm, cơ sở Xuân Nguyên thu lãi khoảng trên 100 triệu đồng.
Bên cạnh chú trọng phát triển sản phẩm đĩa chùa Cầu, anh Nguyên còn nhận điêu khắc các loại tượng Phật, tượng người, con vật, phù điêu, tranh phong cảnh, đồ nội thất, đồ lưu niệm.... Nhờ đó, anh giải quyết việc làm cố định cho 5 người thợ ở địa phương với mức lương trung bình 10 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, anh còn mở lớp đào tạo nghề điêu khắc gỗ cho những ai có nhiệt huyết và niềm đam mê chế tác gỗ.
Xưởng mộc của anh Nguyên cũng nhận điêu khắc các loại tượng Phật, tượng người, con vật, phù điêu, tranh phong cảnh, đồ nội thất, đồ lưu niệm...
Anh Nguyên cho hay, để sản phẩm làm ra thực sự hoàn hảo thì anh đầu tư thêm máy khắc gỗ CNC có giá 200 triệu đồng. Đồng thời, anh luôn tìm tòi học hỏi, sáng tạo nên những mẫu mã tinh xảo hợp với thị hiếu mới của người tiêu dùng. Hơn hết, người thợ mộc phải thực sự để tâm vào từng đường chạm khắc hoa văn, có niềm đam mê mãnh liệt với nghề thì mới mong tạo nên cái hồn riêng biệt cho mỗi sản phẩm thủ công.
Cũng như nhiều làng nghề truyền thống khác của tỉnh Quảng Nam, làng mộc Kim Bồng đã qua thuở vàng son và đang cố gắng làm mới mình để duy trì, phát triển bền vững hơn. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay vì tác động của dịch Covid-19 mà những sản phẩm của làng mộc bị bế tắc đầu ra, khách du lịch những năm gần đây cũng ít đến thăm quan và trải nghiệm, chỉ có một vài cơ sở chế tác gỗ hoạt động cầm chừng chờ nền kinh tế hồi phục.
Xót xa với cảnh hoang tàn, ảm đạm của những làng, xã từng giàu nhất Việt Nam Đó từng là những ngôi làng "tỷ phú". Thế nhưng, cuộc sống thường nhật tại những mảnh đất này khiến không ít người ngỡ ngàng. Làng nghề tỷ phú đìu hiu chờ khách, nguy cơ bị xóa sổ Với sự phát triển nóng của nghề thủ công mỹ nghệ, từ đầu những năm 2000, thôn Đồng Kỵ, xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn,...