Những đứa con “bất trị”
Cha mẹ càng quan tâm con cái bao nhiêu thì những đứa con “bất trị” lại càng vùng vẫy bấy nhiêu.
Mỗi người mẹ khi sinh ra và nuôi dạy con cái họ không bao giờ mong tới ngày nhận được sự báo đáp, họ chỉ mong sao con cái mình khỏe mạnh và nên người. Nhưng đâu phải ai cũng hiểu hết tình thương yêu của cha mẹ?
Cha mẹ luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống (Ảnh minh họa)
Tôi có quen một cậu bé cùng xóm trọ nhỏ hơn tôi 2 tuổi. Một ngày nọ, cậu cằn nhằn với tôi về chuyện mẹ mình.
Chẳng là mẹ cậu ấy đi từ quê lên hết 8 tiếng, tới Sài Gòn lúc 4h sáng, vậy nên cậu mất giấc ngủ ngon vì bị mẹ gọi dậy để đi rước.
Tôi thực sự ngạc nhiên về thái độ của cậu ấy. Bình thường, cậu là một thanh niên ngoan nhưng không ngờ lại có một hành động “không được ngoan lắm” với mẹ mình như vậy!.
Cậu cằn nhằn vì mẹ đã gọi dậy quá sớm nhưng cậu không hiểu được rằng, mẹ mình đã phải đi từ lúc trời còn tối, tới nơi lúc 4 giờ sáng vừa lạnh vừa mệt chỉ muốn gọi con đến đón, vậy mà…
Trong khi đó, cậu sẵn sàng đi chơi với đám bạn thân đến 2-3 giờ khuya mới về hay lặn lội đi du lịch cùng bạn bè từ lúc trời còn chưa sáng. Lẽ nào bạn bè lại hơn cái gọi là tình mẫu tử?
Phận làm con chẳng bao giờ có thể hiểu được nỗi khổ của cha mẹ cho đến khi chính họ bắt đầu cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời… đó là lúc họ lên chức làm cha, làm mẹ.
Chị gái tôi lấy chồng, con chị ấy được một tuổi rưỡi, bị đau ốm triền miên. Vài ba tháng chị lại phải đưa con lên bệnh viện tỉnh một lần.
Ngày còn nhỏ, chị là một người “bất trị”, luôn cãi nhau với mẹ và không nghe lời ai trong gia đình. Khi lên chức mẹ và phải đêm hôm chăm sóc con nhỏ đau ốm, chị mới hiểu… thì ra làm mẹ vất vả như thế nào.
Một ngày kia, chị cầm tay tôi, mắt rưng rưng và nói: “Em ráng sống cho tốt, đối xử với cha mẹ cho tốt, đừng để đến lúc cha mẹ về già mới nhận ra lỗi lầm như chị”. Tôi thấy thật lạ, chị tôi chẳng cần ai giáo huấn, chẳng cần nghe giảng đạo mà chỉ khi có con nhỏ, chị đã hiểu ra phận làm cha mẹ cực khổ thế nào!
Từ khi sinh con ra là bắt đầu một cuộc sống mới: Vất vả, khó khăn hơn. Làm cha làm mẹ, họ phải chăm lo con từng chút một; Khóc ròng khi thấy con đau yếu, bệnh tật; Rồi lại chăm lo cho cả quãng đời phía trước của con cái.
Video đang HOT
Mỗi người làm cha, làm mẹ đều mong muốn dạy cho con cái mình những điều hay, điều phải. Không người cha, người mẹ nào lại muốn con cái mình trở nên hư hỏng, bị mọi người đối xử tệ bạc…
Thế nhưng, những phận làm con chỉ biết cãi lời cha mẹ, một phần có thể là do nhận thức, một phần là do tuổi trẻ bồng bột. Họ muốn chứng tỏ mình là người đã trưởng thành, họ muốn thoát ra khỏi sự giam cầm về thể xác và tinh thần. Những người làm cha mẹ càng quan tâm con cái bao nhiêu thì những đứa con “bất trị” lại càng vùng vẫy bấy nhiêu.
Hầu hết những đứa con “bất trị” đều cho rằng, cha mẹ mình quá đỗi già cỗi, quá cổ hủ và khó tính , luôn bắt ép chúng làm hết điều này đến điều kia. Chúng chỉ cảm thấy vui vẻ, “được sống là mình” khi đi chơi cùng đám bạn, tìm thấy những trò vui mới.
Đó là suy nghĩ của những đứa trẻ chưa trưởng thành bởi lẽ, con người càng trưởng thành thì từ “nhà” luôn là điều thiêng liêng nhất trong tâm thức của họ.
Khi còn trẻ, họ muốn vẫy vùng ra khỏi ngôi nhà của mình để đến những miền đất lạ bao nhiêu thì khi trưởng thành, họ lại muốn quay về đó bấy nhiêu bởi lẽ, sẽ chẳng nơi nào trên thế gian này ấm áp như ngôi nhà có những người thân của họ.
Có lẽ, những con người trưởng thành là những con người đã được mài dũa ngoài xã hội nhiều, được lên thiên chức làm cha, làm mẹ và họ trưởng thành hơn về độ tuổi, cũng như nhận thức.
Không có nơi nào ấm áp như ngôi nhà có những người thân thương! (Ảnh minh họa)
Và rồi, họ lại bắt đầu lặp lại cái vòng luẩn quẩn của cha mẹ họ trước đây: nuôi dạy con cái, chăm lo, giáo dục con. Và rồi, có thể những đứa con của họ lại bắt đầu “nổi loạn” giống như họ ngày trước.
Tôi không biết liệu đứa con gái của chị gái tôi có đi lại cái vòng luẩn quẩn mà mẹ nó mắc phải hay không? Tôi cũng liệu không biết rằng cậu bé hàng xóm kia liệu có thay đổi cái suy nghĩ của mình và hiểu được những nỗi khổ của những người làm cha mẹ hay không? Và ngay chính bản thân tôi cũng không biết khi nào mình mới được gọi là trưởng thành để hiểu hết được những điều lớn lao cha mẹ dành cho mình?
Tôi viết lên những điều này, chỉ muốn nhắn nhủ với mọi người một điều rằng: Đừng để đến một ngày khi chúng ta đã trưởng thành thì không còn nhà để quay trở về…
Theo Khampha
Anh đã có 'tổ ấm' sao còn cưới tôi?
Không biết, so với chị Hiền trong bài "Về quê nghỉ sinh, chồng dẫn bạn gái cũ về sống chung" thì tôi có phải là người may mắn hơn không. Có chăng, tôi may mắn hơn chị Hiền là bởi chúng tôi chưa kịp có con.
ảnh minh họa
Tôi cũng đã phải trải qua thời gian đau khổ đến tột cùng bởi vừa chân ướt chân ráo bước vào cuộc sống vợ chồng đã phải gặp ngay một sự bất hạnh mà chưa hề có trong câu chuyện hay sách vở nào tôi từng nghe, đọc qua.
Tôi sinh năm 1984, năm nay đã bước sang tuổi 31, là cán bộ phòng hành chính ở một cơ quan nhà nước.
Công việc ổn định, nhan sắc trên mức trung bình, nhưng vì ít giao lưu, gặp gỡ bạn bè, lại dị ứng kiểu quen biết qua mai mối nên đã bước sang tuổi 30 mà tôi vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai.
Bố mẹ tôi ở quê, tư tưởng vẫn chưa thông thoáng như người thành phố nên mỗi lần nhìn thấy tôi đi về 1 mình, 2 cụ lại thở dài sườn sượt rồi luôn miệng nhắc tôi, thậm chí là chì chiết tôi vì cái tội... không chịu lấy chồng.
Thấy 2 cụ như vậy, nên anh em, làng xóm, họ hàng cũng hùa vào để nhắc nhở tôi mỗi lần thấy tôi xuất hiện. Vì thế, không ít thì nhiều, tôi cũng cảm thấy áp lực về chuyện chồng con.
Thế nên, sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi đã bắt đầu công cuộc tìm chồng bằng cách mở rộng giao lưu, chịu khó tham gia những buổi tụ tập với anh em, bạn bè và đồng nghiệp nhiều hơn.
Thế rồi, qua người này người kia, tôi cũng gặp anh, một chủ thầu xây dựng, tính tình vui vẻ, phóng khoáng, có ô tô riêng, có nhà Hà Nội, nhưng vẫn đang độc thân dù đã xấp xỉ 40.
Thấy tôi và anh có vẻ hợp nhau về tuổi tác, hoàn cảnh, nên bạn bè ra sức vun vén. Anh cũng chịu khó nhắn tin, gọi điện và rủ tôi đi chơi. Bố mẹ anh, khi nghe bạn bè kể về tôi thì vô cùng ưng ý nên cũng ra sức giục anh phải tăng cường "tấn công" để sớm tổ chức đám cưới.
Về phía tôi, xét thấy gia cảnh nhà anh rất ổn, bố mẹ anh đều là nhà giáo nên tôi cũng phần nào tin tưởng về cách giáo dục con cái của các cụ. Còn anh, có công việc đoàng hoàng, có kinh tế nên dù chưa có tình cảm gì sâu sắc tôi vẫn gật đầu làm bạn gái của anh chỉ sau 1 tháng quen nhau. Chúng tôi đã nhanh chóng quyết định làm đám cưới trong sự vui mừng của cả 2 bên gia đình.
Sau khi cưới 1 tuần, bố mẹ chồng quyết định cho chúng tôi ra ở riêng trong một căn hộ chung cư mà các cụ đã chuẩn bị từ trước đó.
Ngày thu dọn đồ đạc ra nhà mới, 2 cụ dặn dò tôi khá nhiều, đại khái là muốn tôi phải khôn khéo, sống bao dung để luôn giữ lửa cho hạnh phúc gia đình. Lúc đó, quả thực tôi cũng chỉ vâng dạ cho qua chuyện vì tôi nghĩ, vợ chồng mới cưới, quấn quýt nhau còn không hết, làm gì đã phải lo chuyện xa xôi.
Thế nhưng, khi chính thức sống riêng cùng chồng, tôi mới thấy hụt hẫng vô cùng. Mới cưới nhưng tuần nào anh cũng phải đi trực 3, 4 đêm. Thậm chí có tuần anh đi trực đến 5 đêm. Tôi thắc mắc thì anh bảo, đang phải đẩy nhanh tiến độ công trình.
Tôi không biết nhiều về công việc của anh nghe giải thích vậy, tôi cũng chẳng dám thắc mắc thêm.
Và, tôi sẽ tiếp tục tin anh nếu như không có buổi tối hôm đó, tình cờ đi mua sắm ở siêu thị, tôi gặp lại cậu kỹ sư trẻ, làm cùng công trình với anh. Cậu này đã đến nhà tôi ăn cơm khi chúng tôi vừa chuyển sang nhà mới.
Khi đó, tôi mới biết, dù công trình đang trong giai đoạn phải đẩy nhanh tiến độ cho kịp thời gian nghiệm thu, nhưng những người thường xuyên phải trực đêm là những kỹ sư trẻ, công nhân làm việc, còn anh là cấp lãnh đạo nên không nằm trong danh sách phải trực đêm.
"Anh chỉ ghé qua chốc lát để xem xét và động viên anh em làm việc, xong đâu đấy, anh ấy lại ra về" - cậu kỹ sư này nói.
Nghe thấy vậy, tôi bỗng thấy hoang mang tột độ, bởi nếu không ngủ lại công trình, thì những lần ra khỏi nhà với lý do đi trực là anh đi đâu?
Ảnh minh họa.
Ngay hôm sau, tôi nhờ người theo dõi ngay khi anh bước chân ra khỏi nhà với lý do đi trực, thì phát hiện, anh đi đến một căn hộ tập thể, nằm cách căn hộ của tôi khoảng 2km.
3 lần liên tục như vậy nên đến lần thứ 4, tôi gọi điện cho anh nhưng anh vẫn nói dối là ở công trình, tôi đã quyết định dẫn theo cậu em chồng tìm đến căn hộ kia.
Cuộc gặp gỡ mới khiến tôi té ngửa khi biết,chủ nhân của căn hộ đó, không ai khác chính là người yêu cũ của anh. Và khi không còn chối cãi được nữa, anh mới thú nhận 2 người đã chung sống với nhau trong căn hộ này đã 7 năm nay.
2 người yêu nhau nhưng vì cô gái kia làm nghề cắt tóc, gội đầu nên gia đình anh không chấp nhận và không cho tổ chức đám cưới. Vì thế, 2 người phải lén lút chung sống với nhau. Và họ cũng thỏa thuận, việc chung sống ấy sẽ cứ tiếp tục ngay cả khi anh đã cưới vợ.
Tôi đã không còn kiềm chế được mình nữa, lao vào anh và cô gái kia. Sau đó, tôi trở về nhà chồng, nói rõ với bố mẹ chồng và xin phép được ly hôn với người mà tôi đã làm đám cưới chỉ cách đó chưa đầy 2 tháng.
Bố mẹ chồng khuyên tôi nghĩ lại, bạn bè cũng khuyên tôi nên bình tĩnh. Nhưng suy cho cùng, anh lấy tôi không phải vì tình yêu, mà vì trách nhiệm với gia đình, thì chỉ với một tờ đăng ký kết hôn, làm sao tôi có động lực để kéo anh về với mình?
Thế thì, cách tốt nhất có phải là tôi nên giải thoát cho cả 2 người khi chúng tôi còn chưa có đứa con ràng buộc?
Theo VNE
'Lửa gần rơm' bén hỏa, tổ ấm bị thiêu trụi Anh ấy là đồng nghiệp, là một người đàn ông hiền lành và có phần lãng mạn có lẽ ông cha ta nói đúng, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén và mình đã bị cuốn vào cuộc tình ngang trái đó để giờ đây cái giá phải trả là mình đã đánh mất tất cả mọi thứ. Ảnh minh họa Kính chào...