Những du học sinh Việt sống với Covid-19 tại châu Âu
Trong khi bạn bè về nước tránh dịch, nhiều du học sinh Việt quyết định ở lại vì sợ lây nhiễm trong quá trình di chuyển và tin tưởng Covid-19 sẽ được dập tắt trên toàn thế giới.
Cuối tháng 2, Covid-19 bùng phát tại Italy rồi nhanh chóng lan rộng sang Đức, Anh, Pháp, Canada… khiến châu Âu trở thành tâm chấn mới của Covid-19. Tính đến 21/3, hàng chục nghìn người châu Âu nhiễm bệnh với số ca tử vong nhiều hơn châu Á.
Học tập tại thành phố Milan, Nguyễn Ngọc Linh, 28 tuổi, miêu tả cảm giác bất an khi sống trong vùng tâm dịch.
“Ban đầu, người dân Italy khá thờ ơ, không quan tâm đến dịch bệnh. Mọi người vẫn lạc quan với tinh thần ‘party today, corona tomorrow’ (Tiệc tùng hôm nay, virus để mai tính), vì vậy chính phủ khá khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh. Vì lý do này, số người nhiễm và tử vong tại Italy tăng vọt khiến hệ thống y tế quá tải”, Ngọc Linh nói.
Cô nói, khác với người Việt sẽ tự bảo vệ bản thân và hạn chế ra ngoài, giới trẻ châu Âu vẫn đang sống với tinh thần tràn đầy năng lượng, rong ruổi khắp nơi – nguyên nhân khiến Covid-19 gia tăng.
Chỉ đến khi số ca lây nhiễm và tử vong tăng đột biến, chính phủ mới ban hành các lệnh cấm, áp đặt luật lệ buộc người dân tuân thủ: Muốn ra đường cần có giấy phép (thường được cấp quyền đi siêu thị hoặc dắt vật nuôi đi dạo) ghi rõ đang ở đâu, làm gì nếu không sẽ bị phạt; khi đi siêu thị phải xếp theo lượt, mỗi người đứng cách nhau 2 m; Người dân không được tự ý ra ngoài hoặc di chuyển đến các thành phố khác; Mọi hoạt động giải trí, giáo dục, thương mại buộc phải đóng cửa…
Khu ăn uống vắng người tại Italy vì Covid-19 sau lệnh hạn chế ra ngoài. Ảnh: Nguyễn Vũ Hải.
Trước khi Italy áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc, du học sinh Việt và người nước ngoài vẫn có thể đặt vé máy bay, nhưng sẽ khó khăn vì các hãng có thể hủy chuyến hoặc thay đổi chính sách liên tục. Ngọc Linh đặt được vé về nước ngày 8/3, nhưng nhiều bạn học của cô bị mắc kẹt tại sân bay do bị hủy chuyến hoặc bị yêu cầu “giấy khám sức khỏe và giấy yêu cầu về nước” mới được lên máy bay.
Nguyễn Vũ Hải, 25 tuổi, đang học thạc sĩ ngành quản trị du học tại Đại học Bergamo chia sẻ: “Trước 9/3 khi mình về nước, toàn vùng Lombardy nơi mình sinh sống quyết định đóng cửa. Lúc đó số ca nhiễm tăng khoảng 1.000 ca/ngày, cả nước khoảng 9.000 người nhiễm bệnh, nhưng cuộc sống người dân Italy gần như không bị ảnh hưởng. Họ vẫn ra ngoài, tụ tập ăn uống mà không đeo khẩu trang. Điều này nguy hiểm đến mức Thủ tướng Conte phải nhấn mạnh trong các tuyên bố: Người dân cần phải thay đổi lối sống ngay lập tức”.
Video đang HOT
Với du học sinh, tình hình dịch bệnh căng thẳng, trường học chuyển sang dạy trực tuyến. Nhằm tránh lây lan, du học sinh lựa chọn ở nhà cả tuần và chỉ ra đường trong tình huống bắt buộc như đi chợ, đổ rác… Ba ngày đầu khi dịch bệnh gia tăng, giấy vệ sinh, thịt, gạo, trứng, bánh mì đều hết hàng, tuy nhiên chính phủ nhanh chóng khắc phục tình trạng trên.
Các kệ bán hàng trong siêu thị trống trơn. Ảnh: Nguyễn Vũ Hải.
Khi dịch bệnh lan rộng sang Đức với hơn 15.000 ca nhiễm và ít nhất 44 người tử vong, Đoàn Minh Phượng, 27 tuổi, sinh sống tại Berlin, vẫn lựa chọn ở lại vì tin chính phủ Đức có thể dập dịch thành công.
Theo Minh Phượng, Đức bắt đầu áp dụng các biện pháp phòng dịch bao gồm: công dân ngoài EU không thể nhập c ảnh vào Đức nếu không có lý do kèm bằng chứng; Học sinh, sinh viên buộc ở nhà học trực tuyến; Phần lớn người đi làm được làm việc từ xa, những người buộc phải nghỉ làm sẽ được hưởng 60% lương; Người dân hạn chế ra ngoài… Tuy nhiên người nhiễm hoặc nghi nhiễm được yêu cầu cách ly tại nhà riêng thay vì đến khu tập trung.
“Hiện tại người dân Đức đều hoảng loạn, lo sợ dịch bệnh bùng phát, nhưng mọi người luôn đặt niềm tin vào chính phủ. Theo mình điều quan trọng nhất là tự phòng vệ, hạn chế đến nơi đông người, tuân thủ các điều luật, thay vì về nước do nguy cơ lây nhiễm nCoV trong quá trình di chuyển rất cao”, Minh Phượng nói.
Tăng Minh Trang, 25 tuổi, du học sinh tại Canada, cũng bày tỏ sự lo lắng khi số ca nhiễm tại nước này vượt quá 800 người với 12 trường hợp tử vong, tính đến 20/3.
“Chính phủ đã yêu cầu đóng cửa trường học, nhà hàng, khu ăn chơi trên toàn quốc, yêu cầu hạn chế ra đường nhưng mọi người có vẻ không quan tâm và không ai đeo khẩu trang. Họ nghĩ ai đeo khẩu trang là đã nhiễm bệnh, nên có cái nhìn thiếu thiện cảm và tránh xa”, nữ sinh kể.
Trang nói, nếu không muốn bị kỳ thị bạn không nên đeo khẩu trang, vì vậy, cô lựa chọn cách trốn trong nhà phòng dịch bệnh. Ngoài thời gian học trên trường, Trang xin đi làm thêm ở một nhà hàng, nhưng do Covid-19 bùng phát, nhà hàng phải đóng cửa khiến nữ sinh bị mất việc suốt 3 tuần qua.
Nhắc đến chuyện về nước, Trang lắc đầu, sợ bị lây nhiễm nCoV trong quá trình di chuyển rồi “mang bệnh về nước”, sợ ảnh hưởng đến lịch học, nên cô ở lại chiến đấu.
“Dịch bệnh ai cũng sợ, nhưng nếu biết cách phòng chống, giữ cho mình tinh thần tốt, chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua”, Trang nói.
Thúy Quỳnh
1,2 triệu người nhập cư bất hợp pháp đang sống ở Anh
Nước Anh đang có tới 1,2 triệu người nhập cư bất hợp pháp, và 1/4 trong số đó vào châu Âu qua con đường trái phép, theo số liệu nghiên cứu vừa được công bố.
Lực lượng tuần tra Anh vừa cứu được một nhóm người di cư bất hợp pháp bơi trên biển. (Ảnh: EPA)
Người di cư liều mạng bơi qua biển từ Pháp sang Anh
Số lượng người nhập cư trái phép vào Anh tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, với hơn một nửa trong số đó sống bất hợp pháp ở Anh đã hơn 5 năm và 1/3 đã ở hơn 10 năm, theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu Pew.
Đức cũng có số lượng người nhập cư trái phép tương đương, khiến hai quốc gia này thu hút hơn một nửa số người vào châu Âu qua những con đường trái phép.
Đây là nghiên cứu đầu tiên trong thập kỷ qua trên tất cả 32 quốc gia châu Âu, qua đó cho thấy đang có một cuộc khủng hoảng di cư và những biện pháp kiểm soát biên giới của nước Anh đã không ngăn chặn được người nhập cư trái phép.
Ông David Wood, cựu vụ trưởng vụ thực thi pháp luật về nhập cư của Bộ Nội vụ Anh, nói rằng giới chức Anh biết thực trạng này qua những đánh giá nội bộ, rằng có ít nhất 150.000 người nước ngoài vào Anh bất hợp pháp mỗi năm rồi sau đó biến mất vào nền kinh tế đen.
"Những người đó không đến đây để nhận trợ cấp, họ đến để làm việc. Sau đó họ bị bóc lột, trở nên dễ bị tổn thương hoặc kết thúc cuộc đời trong những thảm kịch như 39 người Việt Nam vừa được phát hiện ở Essex", ông Wood nói.
Cựu quan chức này cho rằng tình trạng thiếu những biện pháp "mạnh mẽ" để buộc những người nhập cư trái phép và xin tị nạn hồi hương, nên chưa đến một nửa trong số 80.000 bị từ chối thực sự phải ra khỏi Anh.
Ước tính có từ 800.000 - 1,2 triệu người đang sống bất hợp pháp ở Anh. Trung tâm nghiên cứu Pew ước tính rằng hầu hết số đó "bị quá hạn visa hoặc những người xin tị nạn vẫn ở lại sau khi hồ sơ bị từ chối".
Số lượng người nhập cư trái phép và hợp pháp ở Anh tương đương nhau, cho thấy thị trường đen ở Anh cũng có quy mô khá lớn. Tỷ lệ này ở các nước châu Âu khác thấp hơn nhiều.
Nước Anh cũng có số người nhập cư bất hợp pháp ở lại lâu hơn các nước khác. Khoảng 57% người bất hợp pháp đã ở Anh hơn 5 năm, trong khi tỷ lệ này ở Đức là 35% và trung bình của cả châu Âu là 43%.
Hơn 1/3 (36%) người nhập cư trái phép ở Anh đã sống ở Anh hơn 10 năm, và hơn một nửa trong số đó đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan, theo nghiên cứu của Pew.
Hơn một nửa (59%) trong số đó dưới tuổi 35, và 14% dưới 18 tuổi. Tỷ lệ nam và nữ khá đồng đều, tương ứng là 48% và 52%.
Ý - nước được nhiều người di cư coi là cửa ngõ vào châu Âu từ châu Phi, có tỷ lệ người nhập cư trái phép cao nhất, với khoảng 500.000 - 700.000, tiếp sau là Pháp, với 300.000 - 400.000 người.
Những số liệu đó cho thấy Anh, Đức, Ý và Pháp chiếm khoảng 2/3 tổng số 3,9 - 4,8 triệu người nhập cư bất hơn pháp vào châu Âu. Số còn lại phân chia rải rác trên các nước châu Âu khác.
GS Andrew Geddes, công tác tại ĐH châu Âu, cho rằng cuộc khủng hoảng nhập cư hiện này làm giảm lòng tin của người dân và khả năng xử lý của chính phủ.
BÌNH GIANG
Theo tienphong.vn/Telegraph
Hy Lạp - cửa ngõ cho tham vọng châu Âu của Trung Quốc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm chính thức Hy Lạp hôm 11/11, đánh dấu "kỷ nguyên mới" của sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước, vốn đang được EU và Mỹ theo dõi sát sao. "Hy Lạp không chỉ công nhận Trung Quốc là siêu cường, mà còn là một quốc gia đã tự mình giành chiến thắng, vượt...