Những dự án BĐS nào bị “bêu” tên tại phiên giải trình của Hà Nội?
Hàng loạt chủ đầu tư được đánh giá là có năng lực trên địa bàn TP.Hà Nội đã được các đại biểu bêu tên vì sử dụng đất, triển khai dự án chậm tiến độ, vi phạm Luật Đất đai.
Sáng 13.8, Thường trực HĐND TP.Hà Nội tổ chức phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP Hà Nội.
161 dự án vi phạm
Tại đây, trả lời câu hỏi của các đại biểu (ĐB), Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, với các dự án chậm trễ 5-10 năm, có thể nói các dự án trên địa bàn TP.Hà Nội được giao đất, cho thuê đất cơ bản được triển khai đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH, song bên cạnh đó có những dự án chậm tiến độ thậm chí vi phạm luật Đất đai.
Các nguyên nhân chủ yếu khiến các dự án chậm triển khai gồm: Thứ nhất, nhiều dự án chậm GPMB do thay đổi chính sách đất đai. Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư (CĐT) chậm, không quyết liệt chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các sở ngành để tháo gỡ các chính sách GPMB, tập trung nguồn lực, thời gian GPMB các dự án.
Giám đốc Sở TNMT Nguyễn Trọng Đông tại phiên giải trình
Thứ hai, do giai đoạn 2012-20215, thị trường BĐS trầm lắng là nguyên ngân để các CĐT tập trung vốn, thị trường trầm lắng nên khó kêu gọi đầu tư cũng như giải ngân để ngân hàng cho vay.
Thứ ba, về quy hoạch, sau khi sáp nhập Thủ đô, Chính phủ chỉ đạo TP lập quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Chính phủ phê duyệt, sau đó triển khai quy hoạch này thì TP tổ chức lập quy hoạch phân khu. Quá trình rà soát có trên 240 dự án phải điều chỉnh để phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu.
Ngoài ra, Giám đốc Sở TNMT cho rằng, nguyên nhân chủ quan là do các dự án trên địa bàn, sau khi được phê duyệt giao đất, các ban ngành một số nơi chưa phối hợp hậu kiểm chặt chẽ và chưa quyết liệt xử lý.Thứ tư, liên quan đến Luật đê điều quy định không xây dựng nhà cao tầng trong khu nội đô cũng một phần ảnh hưởng đến các dự án đã đầu tư trước đây.
Riêng với dự án Văn La-Hà Đông của Công ty CP Sông Đà, tỉnh Hà Tây trước đây giao đất từ 2008 và hiện còn hơn 1,6 ha chưa được GPMB. Năm 2015, chủ đầu tư đã xin điều chỉnh quy hoạch, được TP phê duyệt, hiện đơn vị đang điều chỉnh lại dự án đầu tư, sau đó mới được tiếp tục điều chỉnh quyết định giao đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung. Sau đó sở TNMT và các sở ngành sẽ tiếp tục rà soát, tổ chức thanh tra cụ thể và báo cáo lại – Giám đốc Sở TNMT cho hay.
Video đang HOT
Đối với các dự án chậm tiến độ, ông Đông cho biết: do năng lực tài chính và sự chủ động của các đơn vị. Đối với những đơn vị đã xử lý vi phạm và có kết luận của thanh tra, Sở đã thực hiện công bố công khai các đơn vị này trên cổng thông tin điện tử của Sở và của Bộ TNMT.
Đây là căn cứ để xem xét giao đất chấp thuận dự án đối với các dự án tiếp theo. Vì thế, trong quá trình tham gia liên thông để cho ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án, thì Sở luôn kiểm tra thông tin này. Nếu các đơn vị có vi phạm chưa được khắc phục thì dứt khoát không được chấp thuận dự án mới – ông Đông nói.
Dự án Văn La-Hà Đông của Công ty CP Sông Đà có nhiều vi phạm. Ảnh: Trần Kháng
Theo Giám đốc Sở TNMT Hà Nội, hiện Sở đã thực hiện thanh kiểm tra với 215 dự án. Qua thanh tra, đã có 64 dự án được khắc phục; 151 dự án qua thanh kiểm tra, có 21 dự án đã kiến nghị thu hồi đất và xử lý phạt, 11 dự án vướng mắc do quy hoạch GPMB, 30 dự án thanh tra chính phủ và các ngành thanh kiểm tra, 84 dự án đang thanh kiểm tra. Các dự án ở Hoài Đức cũng nằm trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Hiện, Sở đang tiếp tục phối hợp với Thành phố xử lý vi phạm.
Sau phiên giải trình này, Sở sẽ cùng các ngành tổ chức các đoàn thanh tra xuống thanh tra cụ thể từng dự án. Trong quý 3 sở sẽ cùng các ngành Thành phố hoàn thành việc kiểm tra xử lý- ông Đông cho hay.
Mức xử phạt chưa đủ sức răn đe
Tiếp tục chất vấn Giám đốc Sở TNMT, ĐB Nguyễn Hoài Nam cho rằng, nhiều CĐT tái phạm dù không vướng mắc về quy hoạch, tài chính.
Tại phiên giải trình, Giám đốc Sở TNMT Hà Nội cho rằng với tình hình Thủ đô hiện nay thì mức xử phạt vi phạm đất đai hiện hành chưa đủ sức răn đe.
Đại biểu Nam nêu ra hàng loạt CĐT của các dự án như: Dự án tại số 94 Lò Đúc (Hai Bà Trưng), số 22-24 Hàng Bài hay ở Lý Thường Kiệt vẫn án binh bất động. Đặc biệt dự án tại 19 Hàng Khoai của Hapro được vẽ ra hàng chục năm nay, rất đẹp nhưng để lãng phí, gây mất trật tự, đặc biệt là an ninh PCCC.
Đây là những CĐT rất có năng lực tài chính nhưng vẫn để dự án chậm tiến độ. Có phải do chúng ta chưa quyết liệt, chưa thể hiện trách nhiệm đôn đốc, nể nang các nhà đầu tư? – ĐB Nam đặt vấn đề.
ĐB Duy Hoàng Dương cũng tái chất vấn đề nghị làm rõ: mức xử phạt 8,1 tỷ đồng đối với 256 nhà đầu tư và 243 tổ chức sử dụng đất hiện nay chưa đủ sức răn đe hay chưa? và có cần thiết ban hành Nghị quyết xử phạt gấp đôi đối với các đơn vị vi phạm về đất đai?
Trả lời câu hỏi, Giám đốc Sở TNMT cho biết, trong 161 dự án, các dự án vi phạm có thời điểm trong luật đất đai 2003, có dự án vi phạm từ thời điểm Luật Đất đai năm 2013, Sở sẽ thực hiện nghiêm túc việc công khai các dự án vi phạm, gửi Sở KHĐT để tổng hợp.
Về mức xử phạt với các dự án chậm, Giám đốc Sở TNMT cho biết: Luật Đất đai năm 2013 và các quy định của Chính phủ quy định với Thủ đô Hà Nội được xử phạt tới 1 tỷ đồng với 1 dự án là mức cao nhất. Quả thực với tình hình Thủ đô hiện nay thì mức này chưa đủ sức răn đe. Nên tới đây Sở sẽ cùng các ngành nghiên cứu dự thảo quy định, báo cáo UBND TP, HĐND TP để nâng mức xử phạt theo quy định của Luật Thủ đô lên gấp đôi.
Theo Danviet
Hà Nội sẽ sáp nhập 2 văn phòng HĐND và ĐBQH
Thông tin này được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri đánh giá cao kết quả kỳ họp thứ 6, HĐND khóa XV diễn ra chiều qua (11.7)
Liên quan đến băn khoăn của cử tri về việc "TP.Hà Nội có sáp nhập các văn phòng UBND TP, văn phòng đoàn Đại biểu Quốc hội và các văn phòng của HĐND hay không? Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết: "hiện nay TP đang triển khai, tuy nhiên TP Hà Nội là một TP rộng, lớn. Do đó, từ đây đến cuối năm TP sẽ triển khai theo hướng sáp nhập Văn phòng HĐND TP và Văn phòng ĐBQH, còn Văn phòng UBND giữ nguyên để đảm bảo giải quyết khối lượng lớn công việc cũng như công tác điều hành của TP".
Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri chiều 11.7. Ảnh: T.An
"Năm 2018, TP.Hà Nội đã xác định chủ đề nâng cao hiệu quả, hiệu lực làm việc nhưng từ nay đến hết năm chỉ còn 5 tháng, thời gian còn rất ngắn, trong báo cáo của HĐND đã nêu cần có bước đột phá và có tính chất khả thi để hoàn thành các nhiệm vụ. Vậy đề nghị TP cho biết, việc triển khai của Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết số 18 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức hệ thống bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đến nay thực hiện như thế nào?", bà Hồng nêu câu hỏi.Trước đó, tại đây, cử tri Trần Thị Hồng (phường Hàng Bài) đặt vấn đề: tại hội nghị BCH Trung ương Đảng lần 6 khóa XII Tổng Bí thư đã ký nghị quyết số 18 về một số vấn đề tiếp thu, đổi mới, sắp xếp tổ chức hệ thống bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong đó có nêu "thực hiện thống nhất văn phòng cấp ủy phục vụ chung các cơ quan tham mưu giúp việc cấp ủy, Trưởng ban Tuyên giáo đồng thời là Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện cơ bản thống nhất văn phòng cấp ủy với văn phòng HĐND, UBND cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện, thực hiện cơ bản mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND các cấp; cơ bản thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND cấp huyện, cấp xã ở những nơi có đủ điều kiện.
Ngày 11.7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng Tổ đại biểu HĐND thành phố, Đơn vị bầu cử số 2 đã tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm sau kỳ họp thứ sáu, HĐND TP Hà Nội khóa XV. Ảnh: T.An
Về vấn đề này, Chủ tịch Hà Nội cho biết TP đã triển khai nội dung này trước khi Nghị quyết ban hành, theo tinh thần của Nghị quyết 39 để sắp xếp, tinh giản bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đến nay, TP.Hà Nội đã hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy 24 Sở và tương đương; sau sắp xếp giảm từ 204 phòng xuống còn 158 phòng (giảm 46 phòng), giảm 26 trưởng phòng, 116 phó trưởng phòng. Thống nhất tổ chức 12 phòng chuyên môn tại 30 quận, huyện, thị xã. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở giảm từ 401 đơn vị xuống còn 280 đơn vị, giảm 121 đơn vị, bằng 30,2%; Giảm 95 phòng phòng; 45 trưởng phòng; 10 phó trưởng phòng; giảm 08 trụ sở làm việc. Các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện giảm từ 206 đơn vị xuống còn 96 đơn vị, giảm 110 đơn vị, bằng 53,4%; Giảm 07 phòng, giảm 71 trưởng phòng, 32 phó trưởng phòng; giảm 30 trụ sở làm việc.
Đối với Ban QLDA, hoàn thành sắp xếp 70 BQL DA đầu tư xây dựng thuộc TP thành 5 BQLDA chuyên ngành, 3 BQL Duy tu thuộc Sở, 3 BQL đặc thù và 30 QBLDA khu vực thuộc Quận, huyện, thị xã, giảm từ 70 đơn vị xuống 41 đơn vị, giảm 29 đơn vị (41,4%). Giảm 73/108 phòng (67,6%); giảm 73/308 (57,5%) trưởng, phó trưởng phòng; giảm 7/23 trụ sở làm việc (30,4%)."Trong quá trình thực hiện, TP chưa để xảy ra tình trạng có đơn thư khiếu nại của người lao động hay có sự phức tạp trong nội bộ, đồng thời đảm bảo hiệu quả mọi công việc của TP..." Chủ tịch UBND TP cho hay.
Cũng tại buổi tiếp, cử tri Trần Ngọc Toán (phường Hàng Bài) cho rằng, hàng năm UBND TP vẫn thực hiện tổng kiểm tra diện tích đất nhà công, rà soát biệt thự để bảo tồn nhưng nhiều chỗ vẫn để không như biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa, một số diện tích ở Phan Bội Châu, 25-27 Hai Bà Trưng, 36 Ngô Quyền đất bỏ không nhiều năm không triển khai được. Phải chăng các nhà đầu tư không đủ năng lực hoặc mua đi bán lại dự án kiếm lời nên không thực hiện. Vậy TP có giải pháp nào để giải quyết vấn đề này, có thu hồi lại không?T
Cử tri Trần Ngọc Toán - phường Tràng Tiền. Ảnh: T.An
Trả lời vấn đề này, Chủ tịch Hà Nội bày tỏ ghi nhận những ý kiến của cử tri. Về việc giải quyết những tồn tại trong công tác rà soát các biệt thự, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, TP đã có hội nghị về toàn bộ quản lý nhà chuyên dùng và xác định đúng là có nhiều tồn tại như cử tri nêu.
"Ngay từ quý I.2016 TP đã yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ vi phạm của Tổng Công ty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội cho cơ quan Công an thụ lý, đã khởi tố, bắt giữ Tổng giám đốc để xử lý. Đồng thời, TP thống nhất sẽ đưa việc quản lý nhà chuyên dùng về một đầu mối và có lực lượng thanh tra quản lý và giám sát" - Chủ tịch Hà Nội cho hay.
Chủ tịch Hà Nội cũng thông tin, hiện nay, công tác thống kê, bàn giao cơ bản xong, thời gian tới trong đó công tác quản lý nhà chuyên dùng trong đó có nhà số 12 Nguyễn Chế Nghĩa và các khu vực khác chắc chắn sẽ hiệu quả hơn. Ông Nguyễn Đức Chung khẳng định: TP đang thực hiện đúng quy hoạch 1259 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Danviet
"Phù phép" đất bể bơi thành bãi trông xe, khách sạn thành sân bóng HĐND TP.Hà Nội cho rằng nhiều chủ đầu tư xí phần nhận đất nhưng chậm triển khai, thậm chí có dự án biến tướng thành nhà hàng, khách sạn, bãi trông xe... ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nhiều người. Hàng loạt sai phạm Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Hà Nội, toàn TP có 161...