Những động vật nhỏ bé là kẻ xâm lấn cực kỳ hung dữ
Những loài động vật nhỏ bé nhìn tưởng chừng vô hại này lại là những động vật xâm lấn cực kỳ hung dữ, có thể có tác động thảm khốc tới toàn bộ hệ sinh thái.
Bọ cánh cứng sừng dài Châu Á là một con bọ khoan gỗ lớn có nguồn gốc ở các nước châu Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc. Lần đầu di chuyển tới Mỹ vào giữa thập niên 90. Hai mươi năm sau đó, loài động vật xâm lấn đe dọa 30-35% cây trồng trong khu vực đô thị phía Đông nước Mỹ, tác động đến kinh tế, sinh thái, tính thẩm mỹ của đô thị nước này.
Muỗi vằn Anopheles quadrimaculatus là một loài muỗi phải chịu trách nhiệm đối với hầu hết các trường hợp mắc bệnh sốt rét ở Bắc Mỹ. Sự xâm lược đáng sợ của chúng khiến nhiều người phải rùng mình. Chúng thường được tìm thấy tại các thảm thực vật thủy sinh như ruộng lúa và kênh mương liền kề, đầm nước ngọt, hồ, ao, vũng nước đọng.
Kiến điên Raspberry đã xâm chiếm hệ sinh thái bản địa và gây ra thiệt hại về môi trường từ Hawaii tới Seychelles và Zanzibar. Trên đảo Christmas ở Ấn Độ Dương, chúng đã thành công xây dựng nên siêu thuộc địa của mình. Chúng cũng đã làm 1/10 dân số cua đất đỏ phải bỏ mạng. Kiến điên cũng săn, cũng can thiệp vào sự sinh sản của một loạt các động vật chân đốt, bò sát, chim và một số loài thú nhỏ khác.
Sao biển được tìm thấy ở các vùng biển xung quanh Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và bắc Thái Bình Dương. Tuy vậy, sao biển phía bắc Thái Bình Dương đã xâm chiếm thành công các bờ biển phía nam của Australia và có khả năng di chuyển xa về phía bắc Sydney. Sao biển là loài ăn tạp, nó sẽ ăn một loạt các con mồi khác nhau và có khả năng gây hại cho sinh thái bất cứ vùng biển nào nó đặt chân đến.
Cá da trơn đi bộ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và đã được đem nhân giống tại nhiều nơi trên thế giới. Sở dĩ có cái tên như vậy là bởi loài cá này có khả năng đặc biệt, có thể di chuyển trên mặt đất. Gặp trường hợp hạn hán nghiêm trọng, cá da trơn đi bộ có thể tụ tập thành bầy trong hồ và cô lập, ăn thịt, gây ra sự tuyệt chủng của các loài vật khác.
Loài ếch cây Caribbean là một loài ếch tương đối nhỏ nhưng chúng gây ra nhiều lo ngại về sự bành trướng lãnh thổ khi có tính tham ăn khác thường. Những loài côn trùng nhỏ và loài nhện đặc hữu ở Hawaii thường bị loài ếch cây phàm ăn này nuốt gọn với số lượng lớn.
Cua Eriocheir sinensis, đây là một loài cua có nguồn gốc từ châu Á, sau đó di cư và xâm lấn toàn vùng châu Âu và Bắc Mỹ. Trong cuộc di cư hàng loạt, nó đã làm biến mất tạm thời của các loài không xương. Làm thay đổi môi trường sống bằng cách gây ra sự xói mòn do hoạt động đào hang của mình.
Ốc sên ăn thịt được đưa tới quần đảo Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vào năm 1950. Kể từ đó, nó phát triển như một tác nhân kiểm soát sinh học. Như tên gọi, loài ốc máu lạnh này sẽ ăn bất cứ thứ gì trên đường đi của nó, thậm chí đồng loại cũng có thể trở thành bữa ăn ngon miệng.
Bạn có thể tin hoặc không nhưng sự thật chỉ có một, loài mèo là một trong những sinh vật có khả năng xâm lấn nhất trên Trái đất. Chỉ cần xem xét mức độ phổ biến của giống loài này, không có gì ngạc nhiên khi mèo có mặt trên toàn thế giới. Trong tự nhiên, mèo đe dọa các loài chim bản địa và các động vật khác.
Video đang HOT
Cá rô sông Nile là loài cá nước ngọt khổng lồ, khi trưởng thành có thể phát triển vượt trội, đạt trọng lượng lên đến 200kg và dài khoảng 2m. Giống cá này được đưa đến hồ Victoria vào năm 1954, tại đây, nó đã góp phần vào sự tuyệt chủng của hơn hai trăm loài cá đặc hữu bằng cách ăn thịt chúng và cạnh tranh nguồn thức ăn.
Sứa lược, còn được còn là óc chó biển là một trong những động vật xâm lấn không thể ngờ tới. Là loài sinh vật bản địa của vùng ôn đới, cận nhiệt đới vùng cửa sông dọc theo bờ biển Đại Tây Dương của Bắc và Nam Mỹ. Vào đầu những năm 1980, nó vô tình được đưa tới Biển Đen, nơi mà nó đã có tác động thảm khốc tới toàn bộ hệ sinh thái nơi này. Trong vòng hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, nó đã xâm chiếm Azov, Marmara, và Aegean Seas và gần đây là Caspian Sea, đe dọa hệ sinh thái nơi này.
Loài muỗi hổ châu Á là một loài muỗi vô cùng nguy hiểm, chúng là kẻ thủ ác gắn liền với các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng trong đó có bệnh sốt xuất huyết, virus Tây sông Nile, và viêm não Nhật Bản. Loài muỗi này dễ dàng sinh sản và phát triển, chỉ cần có một chút nước mưa ứ đọng, chúng có thể sinh sản và xâm chiếm khu vực mà chúng đặt chân đến.
Lưu Thoa
Theo kienthuc.net.vn
Điểm mặt những loài "thủy quái" nước ngọt nguy hiểm nhất hành tinh
So với các 'quái vật' sống dưới đáy đại dương, những loài 'thủy quái' nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, mức độ đáng sợ và nguy hiểm của chúng thì không hề thua kém. Những loài động vật nước ngọt này vẫn luôn rình rập và đe dọa tính mạng con người ở những nơi gần cửa sông. Cá sấu đen, trăn xanh Anacoda, cá ma cà rồng Payara... là những loài 'thủy quái' hung tợn và ghê rợn nhất hành tinh.
(cá hổ Congo) là một huyền thoại của các con sông ở Congo. Với chiều dài lớn nhất gần 2m, cân nặng khoảng 30kg, con thủy quái này có thể dễ dàng xé nát một con mồi lớn chỉ trong vài giây. Miệng của con quái vật này được trang bị hàm răng sắc nhọn, như những lưỡi dao dài tới 5cm
Trước đây đã có rất nhiều vụ mất tích ở sông Congo và người ta đồn đại rằng có những sức mạnh bóng tối bao trùm những con sông này. Cho đến mãi sau này người ta mới biết được thủ phạm chính là con thủy quái dài 2m sống dưới lòng sông
Cá Piranha (còn gọi là cá hổ, cá cọp, cá răng đao), là loài cá nước ngọt thuộc họ Hồng nhung Characidae, kích thước khoảng 15-26cm, sống thành từng đàn. Thức ăn của chúng là các loại thịt động vật, cá nhỏ, thậm chí cả thịt con người. Loài cá này có thể tấn công bất cứ người nào nếu rơi vào đàn của chúng
Cá Piranha sống ở vùng Piranha trên sông Amazon (Nam Mỹ). Đây được xem là một trong những loài "thủy quái" nguy hiểm nhất của sông Amazon. Điểm đặc trưng của Piranha là sở hữu những chiếc răng hình tam giác, sắc như dao cạo, lực cắn có thể lên tới 30 lần trọng lượng của cơ thể chúng
Cá sấu đen Caiman là một trong những loài thủy quái hung tợn sinh sống tại con sông Amazon. Chúng có thể dài tới 6m, là loài động vật ăn thịt hàng đầu ở sông Amazon. Cá sấu đen Caiman có thể ăn bất cứ thứ gì ở gần chúng, bao gồm cả cá piranha, khỉ, hươu, nai, cá rô, trăn
Ngoài khả năng rình mồi và lớp ngụy trang hoàn hảo, cá sấu đen Caiman còn có lực hàm cực mạnh. Chúng thường đớp rồi lôi con mồi xuống nước, lộn tròn để xé xác
Sở hữu cân nặng cực "khủng" tới 250 kg và chiều dài bằng một chiếc xe buýt, trăn Anaconda xanh, động vật bản xứ ở Nam Mỹ, nằm trong số những loài rắn lớn nhất thế giới. Con trăn Anaconda trưởng thành có thể dài tới 9m và nặng 550kg
Con mồi ưa thích của chúng là cá sấu Nam Mỹ, các loài rắn khác, dê và thậm chí cả báo Nam Mỹ. Trong ảnh là cuộc chiến giữa trăn Anaconda và cá sấu để "tranh chức" thủ lĩnh đầm lầy. Và đương nhiên, phần thắng thuộc về loài "quái vật" khổng lồ đáng sợ nhất rừng Amazon này
Cá ma cà rồng Payara, hay còn gọi là "Cá mè nanh sói" (tên khoa học Hydrolycus Scomberoides). Cá ma cà rồng là một loài cá săn mồi nước ngọt được tìm thấy nhiều ở Venezuela và trong lưu vực sông Amazon. Với sự hung hăng và bộ răng kỳ dị, cá Payara được mệnh danh là loài cá nước ngọt nguy hiểm nhất thế giới
Payara là loài cá săn mồi vô cùng dữ tợn, có khả năng nuốt số lượng cá bằng một nửa kích thước của cơ thể. Thức ăn chính của cá ma cà rồng là cá Piranha. Tên của cá Payara xuất phát từ hai chiếc răng nanh mọc ra từ hàm dưới với chiều dài 15cm, được dùng để đâm xuyên qua con mồi rồi ăn thịt. Hàm trên của cá có những chiếc hố đặc biệt để tránh những chiếc răng nanh tự đâm vào nhau
Arapaima là loài cá ăn thịt khổng lồ gây nhiều ám ảnh trong các vùng nước ở rừng Amazon. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Cá Arapaima có thể dài đến 2,7m và nặng 90kg
Arapaima thường ở bề mặt nước vì chúng cần hít thở không khí ngoài việc hấp thụ khí oxy qua mang. Loài cá này hung dữ đến mức lưỡi của chúng cũng có răng. Khi tấn công, Arapaima thường lao thẳng tới kẻ địch. Chúng có thể làm lật thuyền và khiến con người bị thương nặng
Cá Pacu được biết đến là loài cá có hàm răng giống như răng người và có thói quen thích cắn tinh hoàn của đàn ông. Do nhầm tưởng tinh hoàn của nam giới là loại hạt có thể ăn được, loài cá này không ngần ngại tiến tới và đớp lấy thứ mà nó nhầm tưởng là đồ ăn
Một con cá Pacu trưởng thành có thể phát triển lên tới 90cm và nặng tới 25kg. Nó thường ăn các loại hạt, lá, thảm thực vật dưới nước và ốc sên. Thức ăn chủ yếu của loại cá này là các loại đậu, lá cây và các loại thực vật thủy sinh hay ốc sên. Chúng cũng rất thích ăn thịt nên khi có cơ hội, chúng sẽ trở thành những kẻ tấn công nguy hiểm đối với con người
Lươn điện là một loài "thủy quái" nguy hiểm ở sông Amazon. Chúng có chiều dài 2,5m và sinh ra dòng điện từ các tế bào đặc biệt gọi là electrocyten nằm bên sườn. Dòng điện này có thể đạt mức 600 volt, gấp 5 lần so với dòng điện trong ổ cắm điện thông thường ở Mỹ và đủ để hạ gục một con ngựa
Nhiều cú sốc điện từ loài sinh vật này có thể gây đau tim hoặc suy hô hấp cho người. Khi bị lươn điện tấn công, người bình thường sẽ bị choáng và chết đuối. Những con lươn điện xác định vị trí con mồi bằng cách tạo ra những dòng điện 10 volt trước khi làm con mồi bị choáng và diệt con mồi bằng những luồng điện mạnh hơn
Cá đuối nước ngọt, hay còn gọi là cá đuối gai độc thường sống ở các con sông thuộc khu vực Đông Nam Á. Có một thân hình dẹt như chiếc đĩa khổng lồ, loài cá này nổi tiếng không phải vì sự hung dữ hay những vụ tấn công con người, mà vì chất kịch độc nằm trong cái đuôi dài tới 0,2m
Chúng thường ẩn nấp dưới lớp bùn ở đáy sông và tấn công con mồi bằng chất độc ở đuôi tương tự như một con bọ cạp. Stingray âm thầm và lặng lẽ kết thúc con mồi như một sát thủ thực sự, với chiều dài có thể lên đến 4m và trọng lượng khoảng 100kg
Có thân hình thon dài gần 2m, những con Barracuda giống như những quả ngư lôi sống với bộ hàm dài tới gần 10cm và hàm răng sắc nhọn. Những "quả ngư lôi" này thường sống đơn độc cho đến kỳ sinh sản, chúng săn mồi bằng cách ngụy trang thông qua việc thay đổi màu sắc cơ thể để hòa vào môi trường xung quanh
Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài cá nhỏ. Tuy nhiên vào mùa sinh sản, khi hàng trăm con Barracuda tập trung trong một khu vực, lượng thức ăn khan hiếm và chúng có thể ăn thịt cả đồng loại. Vào những lúc này con người hoặc những loài cá lớn cũng có thể trở thành mồi ngon cho một bầy Barracuda
Northern pike, hay còn gọi là cá cẩu, được mệnh danh là một trong những "sát thủ" nguy hiểm nhất trong thế giới nước ngọt. Con "quái vật" này không chỉ xuất hiện ở sông Amazon mà còn tại các con sông ở Bắc Mỹ và khu vực Bắc Á - Âu. Một con cá cẩu có thể nặng tới 27kg và dài 2m
Cá cẩu có tốc độ bơi tương đối nhanh, tới 8km/h, nhưng quan trọng hơn là chúng cực kỳ hung dữ. Chúng ăn bất kỳ thứ gì nhét vừa miệng - từ những con cá nhỏ hơn, đến ếch nhái, và cả các loài thú cỡ nhỏ không may rơi xuống nước, như sóc, chuột, quạ... Do đặc tính tấn công theo bầy, chúng còn được gọi là những con sói trong ao hồ
Kiều Phương (Tổng hợp)
Theo anninhthudo.vn
Lạ kỳ loài ếch mũm mĩm, phát ra âm thanh gào thét "ghê rợn" Ếch mưa sa mạc là một trong những loài ếch kỳ dị và hiếm gặp nhất trên thế giới. Chúng có cách phòng vệ đặc biệt khi phát ra những âm thanh gào thét vô cùng 'ghê rợn'. Ảnh: infonet. Ếch mưa sa mạc có tên khoa học là Breviceps macrops. Đây là loài ếch nhỏ, núng nính; mắt lồi, mũi ngắn, chi...