Những động vật đầu tiên xuất hiện như thế nào?
Các nhà nghiên cứu của Đại học Uppsala và các đồng nghiệp ở Đan Mạch mới công bố đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này.
Hình ảnh một phôi động vật tiềm năng, có đường kính khoảng 160 m (micromet), từ Hệ tầng Portfjeld ở Greenland.
Theo thông tin ban đầu, ở Greenland, những vi khuẩn có hình dạng giống phôi thai lên tới 570 triệu năm tuổi, tiết lộ rằng các sinh vật thuộc loại này đã phân tán khắp thế giới. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Communications Biology.
Sebastian Willman, tác giả đầu tiên của nghiên cứu, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Uppsala cho biết: “Chúng tôi tin rằng khám phá này giúp cải thiện phạm vi hiểu biết của chúng ta về thời kỳ trong lịch sử Trái đất khi động vật xuất hiện lần đầu tiên và có khả năng thúc đẩy nhiều cuộc thảo luận thú vị thời gian tới”.
Sự tồn tại của động vật trên Trái đất khoảng 540 triệu năm trước đã được chứng minh rõ ràng. Đây là khi sự kiện trong quá trình tiến hóa được gọi là “Vụ nổ kỷ Cambri” diễn ra. Hóa thạch của một số lượng lớn các sinh vật từ kỷ Cambri nhiều trong số chúng có vỏ tồn tại.
Video đang HOT
Những động vật đầu tiên vẫn phải tiến hóa sớm hơn nhưng có những quan điểm khác nhau trong cộng đồng nghiên cứu về việc liệu các hóa thạch còn tồn tại có niên đại từ thời kỳ Tiền Cambri có thực sự được phân loại là động vật hay không.
Các nhà khoa học từ Đại học Uppsala, Đại học Copenhagen và Cơ quan Khảo sát Địa chất Đan Mạch và Greenland đã tìm thấy các vi sinh vật có thể là trứng và phôi động vật. Chúng được bảo quản tốt đến mức có thể nghiên cứu các tế bào riêng lẻ, và thậm chí cả các cấu trúc nội bào.
Sự biến đổi to lớn của các vi sinh vật đã thuyết phục các nhà nghiên cứu rằng sự phức tạp của cuộc sống trong thời kỳ đó phải lớn hơn những gì đã biết cho đến nay.
Những phát hiện tương tự hơn ba thập kỷ trước ở hệ tầng Doushantuo, miền nam Trung Quốc, gần 600 triệu năm tuổi. Một số người cho rằng chúng là trứng và phôi thai từ các loài động vật nguyên sinh. Trong khi đó, hóa thạch Greenland có phần trẻ hơn, nhưng phần lớn giống với hóa thạch từ Trung Quốc.
Khám phá mới đồng nghĩa với việc các nhà nghiên cứu cũng có thể nói rằng những sinh vật này đã lan rộng khắp thế giới. Khi chúng còn sống, hầu hết các lục địa nằm cách xa xích đạo về phía nam. Greenland nằm ở vị trí rộng lớn của Nam Đại Dương (bao quanh Nam Cực) hiện nay, và Trung Quốc gần như ở cùng vĩ độ với Florida ngày nay.
“Nền móng rộng lớn về cơ bản chưa được khám phá cho đến nay ở phía bắc Greenland mang đến cơ hội để hiểu sự tiến hóa của những sinh vật đa bào đầu tiên, chúng phát triển thành những động vật đầu tiên dẫn đến chúng ta”, nhà nghiên cứu Sebastian Willman nhấn mạnh.
Phát hiện sinh vật kỳ lạ có thể sống đến 200 năm
Nghiên cứu mới được công bố tại một cuộc họp trực tuyến của Hiệp hội Địa chất Mỹ tuyên bố đã phát hiện ra bằng chứng mới cho thấy một sinh vật có tuổi thọ rất cao chưa từng được biết đến trước đây.
Hình ảnh hoá thạch Diplomoceras Maximum.
Sinh vật kỳ lạ được đặt tên là Diplomoceras Maximum, giống mực với lớp vỏ vôi hóa xoắn, sống cách đây khoảng 68 triệu năm có chiều dài khoảng 1,5 mét là thành viên của lớp động vật chân đầu có xúc tu thường được gọi là ammonites.
Nhà nghiên cứu Linda Ivany tại Đại học Syracuse, New York và Emily Artruc đang điều tra các dấu hiệu hóa học trong mẫu vật Diplomoceras Maximum.
Thử nghiệm các mẫu hóa thạch, họ tập trung vào các đồng vị carbon và ôxy dọc theo phần vỏ 50 cm cho thấy một mô hình lặp lại trong các ký hiệu đồng vị của nó.
Các nhà nghiên cứu giải thích đây là dấu hiệu của sự giải phóng khí mê-tan hàng năm từ đáy biển, được thải ra ngoài bởi các vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ.
Ivany và Artruc nhận ra rằng những dấu hiệu này thẳng hàng với những đường gờ dọc theo phần vỏ, cho thấy mỗi đường gờ của vỏ tượng trưng cho một năm giống như những vòng bên trong thân cây.
Giả định của họ phù hợp vì vỏ được biết là phát triển bằng cách bồi đắp, tạo ra sự phát triển mới mỗi năm. Sau khi thu nhỏ lớp vỏ khổng lồ của những con vật dài 1,5 mét này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng cách giải thích hợp lý duy nhất là những con vật này có tuổi thọ khoảng... 200 năm.
Trên thực tế, các loài động vật chân đầu còn sống có tuổi thọ ngắn, chỉ vài năm. Chi ốc anh vũ chỉ tồn tại vài thập kỷ và một số loài động vật có vỏ có thể tồn tại vài thế kỷ, nhưng Diplomoceras Maximum là một loài động vật chân đầu, khiến cho tuổi đời của nó thực sự là điều đáng ngạc nhiên.
Tuổi thọ đặc biệt Diplomoceras Maximum có thể là do môi trường sống của nó, vì những loài động vật này sống quanh Nam Cực, nơi nước sẽ lạnh và thức ăn rất thưa thớt. Sự trao đổi chất chậm sẽ hỗ trợ sự sống rất dài trong những điều kiện như vậy, đây là một đặc điểm sinh lý liên quan đến tuổi thọ ở động vật như cá mập Greenland.
Những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về "chúa tể thảo nguyên" Sư tử vẫn được xem là "chúa tể thảo nguyên" nhờ vào sức mạnh và dáng vẻ uy nghi của mình. Dưới đây là những sự thật thú vị về sư tử mà có thể bạn chưa biết. Sư tử sống thành bầy đàn Trong tất cả những loài thuộc giống mèo lớn trên thế giới, sư tử là loài có tính bầy...