Những động thái mới của Nga và Ukraine nhằm giải quyết xung đột
Sau nhiều tháng giao tranh ác liệt, Nga và Ukraine đồng loạt hé lộ những động thái mới về đàm phán.
Liệu đây có phải là bước ngoặt cho một giải pháp hòa bình, hay chỉ là những toan tính chiến lược mới?
Binh sĩ Nga trong cuộc giao tranh ở miền Đông Ukraine. Ảnh: TASS
Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine sắp bước sang năm thứ 3, cả hai bên đang có những động thái mới nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình thông qua con đường đối thoại. Các diễn biến gần đây cho thấy cả Moskva và Kiev đều bày tỏ thiện chí trong việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao, dù vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua.
Hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn lời Đại sứ Nga tại Anh Andrey Kelin ngày 5/2 cho biết, Moskva đã sẵn sàng cho một cuộc đối thoại nghiêm túc về giải pháp hòa bình. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh Nga sẽ không từ bỏ lập trường trước đây và muốn các cuộc đàm phán được tiến hành dựa trên dự thảo thỏa thuận hòa bình đã được thảo luận tại Istanbul vào mùa xuân năm 2022.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã nêu rõ lập trường của mình và chúng tôi đang giữ vững lập trường đó. Tôi không nghĩ rằng tôi phải nhắc lại điều đó. Chúng tôi cũng đang tấ.n côn.g, điều này làm cho tình hình và vị thế của chúng tôi mạnh mẽ hơn”, ông Kelin nói.
Về mặt ngoại giao, đáp lại đề xuất của phương Tây về việc tổ chức cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào ngày 24/2 để thảo luận về Ukraine, Nga đã yêu cầu tổ chức cuộc họp vào ngày 17/2, trùng với kỷ niệm 10 năm thông qua Nghị quyết 2202 phê duyệt Gói biện pháp thực hiện Thỏa thuận Minsk. Theo Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyansky, đây sẽ là “cơ hội tốt để nói về sự thất bại của ngoại giao phòng ngừa do hành động của các nhà tài trợ phương Tây cho Kiev”.
Về phía Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng bày tỏ sự sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin nếu “đó là cách duy nhất để đạt được hòa bình”. Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo người Anh Piers Morgan, ông Zelensky nhấn mạnh: “Nếu đây là cách duy nhất chúng tôi có thể đạt được hòa bình cho người dân Ukraine – tất nhiên, chúng tôi sẽ thực hiện”.
Tổng thống Zelensky đề xuất một khuôn khổ đàm phán bốn bên bao gồm Ukraine, Nga, Mỹ và EU, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Ukraine không bị loại trừ khỏi bất kỳ cuộc thảo luận hòa bình nào. Ông cũng coi tư cách thành viên NATO là con đường nhanh nhất để đạt được tiến triển ngoại giao và là đảm bảo an ninh quan trọng cho Ukraine.
Một diễn biến đáng chú ý là vai trò trung gian của Mỹ trong tiến trình hòa bình. Theo một số nguồn tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên lịch họp với cả Ukraine và Nga, khi mô tả các cuộc thảo luận đang “diễn ra khá tốt”. Đặc phái viên của ông Trump về Nga và Ukraine, ông Keith Kellogg, thậm chí còn tuyên bố có một chiến lược “vững chắc” để chấm dứt xung đột trong vòng vài tháng.
Tuy nhiên, con đường đến hòa bình vẫn còn nhiều trở ngại. Trên thực địa, Ukraine đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể. Chiến lược chiến tranh tiêu hao của Nga đang gây áp lực lớn lên các lực lượng, với tỷ lệ thương vong cao ảnh hưởng đến tinh thần binh sĩ và khả năng tuyển quân mới. Sự chậm trễ trong viện trợ quân sự từ phương Tây cũng đang cản trở nỗ lực phòng thủ của Ukraine.
Theo đán.h giá của Đại sứ Kelin, “diễn biến còn phụ thuộc vào những gì sẽ xảy ra trong những tuần và tháng tới”. Hiện tại, Nga đang tiến hành “những cuộc tiếp xúc rất sơ bộ với phía Mỹ” để thăm dò các lập trường và xác định phạm vi có thể đạt được thỏa thuận, dù chưa có đề xuất nghiêm túc nào được đưa ra.
Tổng thống Belarus cảnh báo rủi ro sự cố quân sự ở biên giới với Ukraine
Tổng thống Alexander Lukashenko cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố quân sự dọc biên giới Belarus với Ukraine là khá cao.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko phát biểu tại một hội nghị ở Saint Petersburg (Nga) ngày 29/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng RIA Novosti (Nga) ngày 25/4 dẫn lời ông Lukashenko cho biết Belarus đã điều động một số tiểu đoàn sẵn sàng chiến đấu từ vùng Vitebsk, nằm ở biên giới với Nga, đến biên giới phía Tây của đất nước.
Bên cạnh đó, các đại biểu của Hội nghị Nhân dân toàn Belarus (VNS) đã nhất trí thông qua một học thuyết quân sự mới nhấn mạnh rằng Belarus là quốc gia yêu chuộng hòa bình.
Học thuyết quân sự tuyên bố Belarus sẵn sàng đóng vai trò là nền tảng cho giải pháp hòa bình của các xung đột và sẵn sàng hợp tác trong lĩnh vực quân sự với bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngoài ra, hãng TASS dẫn lời ông Lukashenko nói rằng có thể xảy ra "ngày tận thế" nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân để trả đũa các hành động của phương Tây. Nga đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật, tên lửa ở Belarus.
Trong một diễn biến khác, ngày 2/4, Belarus đã tiến hành tập trận quân sự ở khu vực biên giới với Ukraine và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) là Litva và Ba Lan. Bộ Quốc phòng Belarus thông báo cuộc tập trận kéo dài 3 ngày.
Tổng thống Belarus Lukashenko ngày 5/4 tuyên bố nước này sẽ đình chỉ việc tham gia Hiệp ước các Lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE), vốn từng là học thuyết an ninh quan trọng của lục địa này.
Lang thang trên dãy Kavkaz của nước Nga Trải dài từ Biển Đen tới biển Caspi, dãy Kavkaz đem đến nhiều "đặc sản" cho những người đam mê du lịch, hay phượt cùng với thiên nhiên tươi đẹp và hệ động thực vật phong phú. Phượt bằng xe địa hình tới cao nguyên Bermamyt để ngắm Elbrus lúc hoàng hôn. Điểm đến hấp dẫn nhất của dãy Kavkaz chính là đỉnh...