Những dòng sông nào của Việt Nam nổi tiếng toàn thế giới?
Trong số 8 Di sản thế giới đã được công nhận ở Việt Nam đến thời điểm này, ba nơi có mối liên hệ mật thiết với những dòng sông. Đó là những dòng sông và Di sản thế giới nào?
1. Chảy qua khu vực trung tâm của thành phố Huế, sông Hương là danh thắng mang tính biểu tượng của Cố đô Huế xưa. Đây cũng là dòng sông đem lại giá trị cảnh quan đặc biệt của quần thể di tích Cố đô Huế, Di sản thế giới đầu tiên của Việt Nam.
Sông Hương dài 33 km, bắt nguồn từ những vùng núi cao thuộc dãy Trường Sơn. Cảnh quan hai bên bờ sông đẹp như tranh với các thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, tháp và đền đài… ẩn hiện trên nền của cây cối xanh tươi và những ngọn núi xa mờ.
Nhiều công trình lịch sử nổi tiếng của Huế gắn với hình ảnh dòng sông Hương. Đó là chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền, đình Thương Bạc, Nghênh Lương Đình, điện Hòn Chén… Kinh thành Huế cũng được xây dựa vào địa thế mà dòng sông Hương tạo ra.
Khi Cố đô Huê trở thành Di sản thế giới, sông Hương ngày càng được nhiều du khách quốc tế biết đến. Các tuyến du lịch gắn với sông Hương đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành du lịch xứ Huế.
2. Nằm ở tỉnh Quảng Nam, sông Thu Bồn bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh, chảy qua các huyện Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên và thành phố Hội An trước khi đổ ra biển qua cửa Đại. Đây là dòng sông làm nên diện mạo của phố cổ Hội An, nơi được công nhận là Di sản thế giới năm 1999.
Tên gọi sông Thu Bồn bắt nguồn từ tên gọi của Bà Thu Bồn – một người phụ nữ đã đi vào truyền thuyết, được tôn vinh ở mảnh đất Quảng Nam. Chuyện về Bà Thu Bồn có nhiều dị bản, nhưng đều làm nổi bật chân dung một người phụ nữ đức độ, là biểu tượng của khát vọng đất nước thái bình.
Video đang HOT
Với vẻ đẹp nên thơ, hồn hậu, sông Thu Bồn đã trở thành một dấu ấn văn hóa đi vào tiềm thức người dân với phố cổ Hội An qua biết bao thế hệ. Dấu ấn đó là hình ảnh những nếp nhà cổ kính soi bóng xuống dòng nước hiền hòa, cảnh ngư dân sớm hôm mưu sinh trên sóng nước.
Khi phố cổ Hội An được cả thế giới biết đến, sông Thu Bồn cũng khoác lên mình một dáng vẻ mới. Đó là những ánh đèn đêm rực rỡ hai bên bờ sông, sắc màu huyền ảo của hoa đăng được thả trôi theo dòng nước, hay các chuyến đó chở du khách khắp năm châu khám phá vẻ đẹp Hội An…
3. Chảy qua những dãy núi đá vôi trùng điệp ở Di sản thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng, sông Son còn được gọi là sông Troóc hay sông Tróc, là một trong những dòng sông có cảnh quan ngoạn mục nhất Việt Nam.
Đây là một chi lưu của sông Gianh và chảy hoàn toàn trên địa phận tỉnh Quảng Bình. Một phần thượng nguồn của sông Son dài gần 8 km, chảy ngầm trong các núi đá vôi ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và chảy ra từ cửa động Phong Nha.
Từ một dòng sông ít được người đời biết đến, sông Son đã đón tiếp du khách khắp mọi nơi từ khi Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thế giới. Bến thuyền sông Son là điểm khởi đầu của hành trình khám phá động Phong Nha, một trong những hang động đẹp nhất ở Di sản này.
Khi ngược dòng sông Son để đến cửa động Phong Nha, một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp dần dần hiện ra hai bên bờ sông, như khúc dạo đầu tuyệt vời dành cho những vị khách phương xa trước khi thâm nhập vào thế giới huyền ảo ẩn trong lòng núi đá…
Khám phá ba ngôi làng cổ nổi tiếng nhất Việt Nam
Ba ngôi làng cổ nổi tiếng này lần lượt nằm ở ba miền Bắc - Trung - Nam, là ba ngôi làng cổ đầu tiên được công nhận là di tích quốc gia của Việt Nam. Đó là những làng nào?
1. Nằm ở địa phận thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, làng Đường Lâm mang những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc đặc biệt, là ngôi làng cổ đầu tiên được công nhận là di tích quốc gia của Việt Nam.
Ngôi làng cổ nổi tiếng này vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của làng cổ Việt Nam với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi... cùng gần 1.000 ngôi nhà kiểu truyền thống, nhiều ngôi được xây dựng từ thế kỷ 17-19.
Công trình kiến trúc nổi bật của làng Đường Lâm là đình Mông Phụ. Đình được xây dựng năm 1684, mang những nét điển hình của một ngôi đình cổ truyền thống. Công trình quan trọng khác của làng là chùa Mía (tức Sùng Nghiêm tự), có từ năm 1621.
Đặc trưng của kiến trúc Đường Lâm là sử dụng đá ong - một sản vật của vùng đất Sơn Tây - làm vật liệu xây tường thay cho gạch. Một nét độc đáo khác là hệ thống đường gạch cổ chạy khắp thôn xóm. Những điều này làm không gian kiến trúc của làng mang một sắc thái riêng đầy hấp dẫn.
Đặc sản nổi tiếng của làng cổ Đường Lâm là tương. Tương ở đây có chất lượng không hề thua kém các làng làm tương lâu đời khác ở Bắc Bộ. Ngoài ra làng còn có món kẹo dồi, kẹo lạc, chè lam... ngon nức tiếng xa gần.
2. Nằm ở thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, làng cổ Phước Tích là ngôi làng cổ thứ hai được công nhận là di tích quốc gia của Việt Nam.
Tên gọi làng Phước Tích thể hiện mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu. Với ước mong đó, các thế hệ dân cư của làng đã xây dựng cho mình một làng quê tươi đẹp với những nét văn hóa đậm nét truyền thống Huế, thể hiện rõ nét qua hệ thống kiến trúc cổ.
Trong tổng số 117 nóc nhà của làng, hiện còn tới 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường 3 gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ. Trong số đó có 12 nhà rường của các gia đình được xếp vào loại hình công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt.
Ngoài những ngôi nhà rường, làng còn có nhiều công trình thờ tự mang đậm nét văn hóa tâm linh của cư dân làng cổ Việt Nam, tiêu biểu là Miếu Bà hay miếu Cây Thị, một ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng của làng. Cạnh miếu có một cây thị cổ thụ, tương truyền đã 1.000 tuổi.
Bên cạnh những di sản kiến trúc độc đáo, làng cổ Phước Tích còn được biết đến với nghề gốm cổ truyền đặc sắc. Nghề gốm của làng được lưu danh sử sách với một sản phẩm "om ngự", một loại om đất được làm riêng để nấu cơm từ gạo An Cựu cho vua ăn.
3. Nằm cạnh dòng sông Tiền, cách Chợ nổi Cái Bè hơn 1 km, làng cổ Đông Hòa Hiệp (xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là làng cổ thứ ba được công nhận là di tích quốc gia của Việt Nam.
Từ cuối thế kỷ thứ 19 đến đầu thế kỷ 20, tại ngôi làng này, nhiều ngôi nhà đã được xây cất bằng các loại gỗ quý, có mái lợp ngói, cao và rộng, lối kiến trúc kết hợp phương Đông lẫn phương Tây, với dáng vẻ đa dạng.
Dù trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt, rất nhiều ngôi nhà ở làng cổ Đông Hòa Hiệp vẫn vẫn giữ được kiến trúc nguyên bản, phản ảnh một thời kỳ giao thoa văn hóa đặc biệt khi các giá trị truyền thống kết hợp hài hòa với xu thế tân thời.
Ngoài nhà ở, làng cổ Đông Hòa Hiệp còn có các nhà thờ họ, đình chùa. Đây là nơi lưu giữ nét đẹp tâm linh ngôi làng cùng nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ xuất chúng của các nghệ nhân Việt một thế kỷ trước.
Các công trình cổ kính của làng Đồng Hiệp Hòa nằm ẩn mình dưới những vườn cây ăn trái xum xuê, thoáng mát, cạnh những dòng sông, kênh rạch hiền hòa, tạo nên cảnh quan đặc trưng đầy hấp dẫn của một ngôi làng cổ ở vùng đất phương Nam.
Vẻ đẹp lung linh của các vùng vịnh nổi tiếng trên thế giới Vịnh biển là vùng nước nằm sâu nhoi vào đất liền, được đất liền bao bọc ở 3 phía. Vịnh có thể nằm ở biển hay đại dương. Ở nhiều nơi trên thế giới, vịnh biển là địa điểm thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp lộng lẫy, hoang sơ, kỳ vĩ. Vịnh còn là điểm đến thích hợp cho những du...