Những đồng phục siêu “kute” trên màn ảnh: P3 – Phim Hàn
Trong chùm bài viết về những đồng phục siêu “kute” trên màn ảnh này, Hàn Quốc dĩ nhiên là phần được khán giả Việt Nam mong chờ nhiều nhất. Đáng tiếc, xứ kim chi là quốc gia cuối cùng trong bộ 3 quyền lực của truyền hình châu Á khởi động trào lưu drama học đường. Điều này khiến cho số lượng đồng phục học sinh trên màn ảnh nhỏ có phần thua kém những nước láng giềng (Nhật – Trung Đài).
Thật ra, đồng phục học sinh từng xuất hiện trong 2 drama rất cổ và rất kinh điển của truyền hình Hàn Quốc là Trái tim mùa thu và Bản tình ca mùa đông. Tuy nhiên, quãng thời gian mà các nhân vật chính cắp sách tới trường chỉ chiếm 1 dung lượng nhỏ trong toàn bộ phim nên không có nhiều người còn ghi nhớ về chúng.
Đồng phục thủy thủ (nữ) và áo phông – quần âu (nam) khá đơn giản
trong “Trái tim mùa thu”
“Bản tình ca mùa đông” là những bộ đồ khá già dặn
Phim học đường của đất nước củ sâm chỉ bắt đầu gây ấn tượng từ năm 2006 với tác phẩm chuyển thể từ truyện tranh nổi tiếng – Hoàng Cung (Goong). Mặc dù là kẻ tiên phong, bộ phim này lại được lòng giới phê bình hơn nhiều bom tấn sinh sau đẻ muộn như Boys Over Flowers hay Playful Kiss. Ngoài chuyện có một kịch bản phim chuẩn mực hơn, đồng phục của Hoàng Cung là hàng-nội-địa-chính-thống.
“Goong”
“Delightful Girl Choon Hyang” hay “Sassy Girl” tuy ra trước “Goong” 1 năm
nhưng không gây chấn động như tác phẩm chuyển thể từ manhwa của Park So Hee
3 năm sau, Boys Over Flowers (BOF) mới được Hàn Quốc sản xuất và trở thành người mở màn cho loạt drama học đường xứ kim chi chinh phục khán giả quốc tế. Dựa theo nguyên tác truyện tranh Nhật Bản, đồng phục trong BOF xứ Hàn được thiết kế sang trọng và toát lên vẻ quý tộc cần thiết. Nếu so với phiên bản drama trước của Nhật là Hana Yori Dango thì rõ ràng, tổ thiết kế của tác phẩm remake đã tạo nên những sản phẩm ấn tượng hơn.
Vô vàn kiểu mix dễ thương cho đồng phục nữ
Đồng phục nhí cho các tiểu đại gia của “Boys Over Flowers”
Điều tạo nên sự khác biệt nữa giữa 2 phiên bản chuyển thể Con nhà giàu chính là ở việc chuộng đồng phục nam sinh. Lee Min Ho, Kim Hyun Joong, Kim Bum và Kim Joon thật sự trông rất bảnh bao trong chiếc áo vest đen và cà-vạt nhuộm sắc vàng quý tộc. Tuy nhiên, các fan của nguyên tác khá không hài lòng bởi F4 trong trái tim họ thuộc đẳng cấp cao hơn hẳn và giá trị của Flowers Four nằm ở việc họ không thèm mặc đồng phục. Thành ra, việc để cho bộ tứ của BOF mặc đồng phục quá nhiều phần nào làm mất đi ý nghĩa cái tên của họ.
Sau cơn sốt BOF, 3 chàng của F4 xứ Hàn dường như từ bỏ vai diễn học sinh. Kim Hyun Joong là người duy nhất tiếp tục khoác lên người bộ đồng phục trong Playful Kiss. Và mặc dù có không ít ý kiến chê bai màu nâu tối trong thiết kế áo vest, đồng phục với áo ghi-lê của bộ phim lại mang đến vẻ dễ thương cho các cô nàng và nét cá tính cho các anh chàng. Bên cạnh đó, thiết kế này được coi là khá hợp với thực tế học đường chứ không mang vẻ đẹp mắt là chính như BOF hay “đàn em” Dream High.
Có thể nói, chiếc váy nữ sinh trong Dream High ngắn một cách cố ý để khoe cặp chân dài thon thả của các diễn viên. Thực tế là đồng phục nữ sinh không được thiết kế “lộ liễu” như vậy. Tuy nhiên, nếu lấy đây làm lý do để chê bai thiết kế của tác phẩm này thì có phần không hợp lý lắm bởi dù sao thì ngôi trường trong phim cũng là khuôn viên nghệ thuật, đồng phục trường Kirin mang đậm phong cách phục trang biểu diễn trên sân khấu.
Dream High chỉ có thể bị chê nếu đặt nó bên cạnh thiết kế của phần 2. Với sắc đỏ chủ đạo, đồng phục của Dream High 2 dễ đập vào mắt người xem hơn hẳn và tiếp tục nhấn mạnh màu sắc giải trí cho ngôi trường nghệ thuật Kirin.
“Dream High 2″
Video đang HOT
Đồng phục của “God of Study” cũng khá là dễ thương nếu bỏ qua
mớ họa tiết sọc đen trắng trông như đồ trang trí Giáng Sinh.
Ngoài số ít drama học đường nổi bật kể trên, đồng phục học sinh Hàn Quốc còn xuất hiện trong vài tác phẩm khác nữa như Cinderella”s Sister, Hello My Teacher, Flower Boys of the Ramen Shop, Shut up Flower Boy Band, Sharp 2, Jungle Fish… nhưng chúng không để lại nhiều dấu ấn trong trái tim khán giả như những ví dụ ở trên.
“Cinderella”s Sister” với đồng phục nữ sinh của Moon Geun Young
“Hello My Teacher”
“Shut up Flower Boy Band”
“Flower Boys of the Ramen Shop”
“Jungle Fish”
“Jungle Fish 2″
“You”re Beautiful” tuy không phải drama học đường nhưng vẫn có
bộ đồng phục học sinh cực kute này đấy!
Bên cạnh các bộ phim về thời hiện đại, Hàn Quốc cũng không chịu thua kém màn ảnh Hoa ngữ khi cho ra đời phim cổ trang Sungkyunkwan Scandal. Thiết kế phục trang của tác phẩm này để lại ấn tượng văn hóa lịch sử không thua gì điều mà Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài làm cho màn ảnh nhỏ Trung Quốc.
Và để mang đến một vài góc nhìn khác cho đồng phục xứ Hàn, chúng ta sẽ cùng nhau điểm danh thêm 1 số tác phẩm điện ảnh có mặt phục trang dễ thương của tuổi học trò nhé!
“Học trò đầu gấu” Lee Jun Ki trong “Fly, Daddy, Fly”
Đồng phục thủy thủ của “Cô dâu 15 tuổi”
Cô nữ sinh Kim Tae Hee của “The Last Present”
Yoon Eun Hee với tạo hình tinh nghịch trong “The Legend of 7 Cutter”
“Do Re Mi Fa Sol La Si Do”
Theo TTVN
Những đồng phục siêu "kute" trên màn ảnh: P1 - Drama Nhật Bản
Phim truyền hình khai thác đề tài học đường chưa bao giờ là mốt lỗi thời trên màn ảnh, đặc biệt là tại các quốc gia châu Á. Và như một phần tất yếu của những tác phẩm này, trước khi xem phim, điều khán giả mong đợi nhất chính là tạo hình các nhân vật trong bộ đồng phục.
Không quá khó để khẳng định rằng Nhật Bản chính là quốc gia hàng đầu về sản xuất phim học đường, từ số lượng đến chất lượng. Và khi nhắc tới đồng phục học sinh thì dù là thực tế hay trên phim ảnh, nó đều có thêm một ý nghĩa rất đáng kể. Đối với các trường học danh tiếng, đồng phục là một phần của cái gọi là "thương hiệu": Từ màu sắc, họa tiết, chất liệu cho tới logo, cách phối hợp các lớp áo, chiếc nơ... Điều này được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm truyện tranh, hoạt hình và đương nhiên, nó được đưa trọn vẹn lên màn ảnh.
Hana Yori Dango có thể coi là tác phẩm học đường kinh điển nhất của drama Nhật Bản. Tuy nhiên, đồng phục của các "tiểu" đại gia ở trường Tư thục Eitoku lại ít được chú ý do trong dàn diễn viên chính, ngoài nhân vật nữ Makino Tsukushi ra thì 4 chàng trai đẹp như hoa (F4) lại chẳng bao giờ diện đồng phục.
Bức ảnh đen trắng trên đây xuất hiện trong chương 237 của bộ truyện, ở thời điểm gần cuối tác phẩm. So với đồng phục mà Inoue Mao mặc thì nó có nhiều điểm khác biệt. Thiết kế trong drama giống với những tập đầu manga Hana Yori Dango hơn. Ngoài ra theo nguyên tác, đồng phục mùa lạnh của Eitoku có tới 3 lớp: áo sơ mi, áo len không tay và áo khoác ngoài cùng dây buộc cổ, váy kẻ ca-rô đồng mục mùa nóng là áo cộc, váy liền và nơ bản to. Xem ra, mẫu thiết kế ở drama là sự kết hợp giữa các phiên bản khác nhau trong nguyên tác, nhỉ?
Đồng phục trường Osaka
Và đồng phục trường St. Blossom
Tiếp theo, chúng ta không thể không kể tới Hana Kimi, drama là đại diện tiêu biểu cho các trường tư thục dành riêng cho nam sinh và nữ sinh. Học viện Osaka mà cô bé Ashiya Mizuki giả trang theo học chỉ dành cho con trai. Song hành với ngôi trường toàn nam này là trường nữ St. Blossom.
"Hana Kimi" 2011: Học viện Osaka đứng bên bờ vực đóng cửa
Đồng phục của trường nữ giàu có
Những bộ đồng phục nam sinh trong phiên bản 2007 đình đám này không khác so với phần remake năm 2011 (với sự tham gia của cựu thành viên nhóm nhạc AKB48 - Maeda Atsuko). Tuy nhiên, đồng phục của trường nữ giàu có trong phiên bản mới lại có kiểu dáng giống với bộ phim dưới đây.
Chúng ta dễ dàng nhận ra loạt đồng phục "chất chơi" này đến từ Ouran High School Host Club. Đây cũng lại là ngôi trường của những tiểu thư công tử rảnh rỗi đến độ suốt ngày chỉ thấy họ bận... tiệc trà hay dạ hội, để các "hoàng tử" đẹp trai ngây ngất của câu lạc bộ tiếp viên nịnh đầm các nữ sinh. Tuy nói mỉa mai là vậy nhưng thực tế, Ouran High School Host Club là một drama rất thành công, đồng phục trong phim nói riêng và toàn khuôn viên trường nói chung quả là thiên đường.
"Ouran High School Host Club"
Phong cách màu đối lập giữa đồng phục của nam sinh và nữ sinh rất phổ biến ở trường tư:
Đây là Hội học sinh kiêm những kẻ rỗi hơi nhất "Yukan Club"
Đồng phục trắng ấn tượng của "Yamada Taro Monogatari"
Qua một vài ví dụ kể trên, có thể thấy đồng phục của các trường tư thục ở Nhật Bản rất đa dạng về màu sắc. Ngoài màu đỏ sẫm, màu ghi nhạt, bộ đôi đen trắng song hành, màu nâu cũng khá được ưa chuộng trong các thiết kế đồng phục trường tư trên phim. Tác phẩm nổi tiếng nhất có sắc đồng phục này là My Boss My Hero, ngoài ra còn có I""s.
Đồng phục trường Tư thục St. Agues trong "My Boss My Hero"
I""s - một tác phẩm học đường khá kinh điển bị cộp mác... 16
Đây là bộ đồng phục của trường Tư thục Wanda
Thay đổi bối cảnh sang các trường công lập, có rất nhiều tác phẩm không thể không nhắc tới. Một ví dụ khá điển hình là Nobuta wo Produce - bộ phim đã vượt mặt Hana Yori Dango trong bảng xếp hạng drama của năm 2005. Vì là trường công, bối cảnh học đường trong phim cũng bình dị và nhộn nhạo hơn. Đồng phục của Shuji, Akira và Nobuko mang màu sắc chủ đạo là xanh sẫm. Màu sắc tương tự như vậy có thể bắt gặp ở Scrap Teacher (với 4 hot boy của Hey! Say! JUMP) hay nhiều bộ phim học đường khác nữa, từ drama đến movie.
"Nobuta wo Produce"
Những thiết kế đồng phục nam với áo khoác cổ đứng (chủ yếu là) màu đen được lấy ý tưởng từ áo quân nhân Nhật Bản thời Thế chiến. Không hiểu vô tình hay hữu ý, các yankee (đầu gấu) học đường hay những trò "kém thông minh" rất hay diện phong cách này - là những drama như: Gokusen, ROOKIES... Mẫu đồng phục này cũng xuất hiện trong nhiều drama trinh thám học đường như Thám tử lừng danh Conan hay một số tác phẩm khác mà chúng thường thuộc về các học sinh không đến từ Tokyo (Sensei wa Erai!).
"ROOKIES"
"Sensei wa Erai!" thể hiện sự khác biệt về đồng phục theo vùng và cũng bao gồm "trình độ":
Nhân vật của Yamada Ryosuke là học sinh trường tư tại Tokyo, 3 nhân vật còn lại của
Chinen Yuri, Nakajima Yuto, Arioka Daiki là học sinh trường công lập ở tỉnh.
Heiji và Kazuha (bên trái) đến từ vùng Kansai - Shinichi và Ran từ Học viện Teitan (Tokyo)
"Detective Conan" phiên bản mới
Về đồng phục nữ ở các trường công, màu ghi hay họa tiết kẻ ca-rô với nơ to bản cùng chất liệu là phong cách thường thấy nhất. Ca-vát cũng là một phụ kiện đáng chú ý trên đồng phục nữ sinh Nhật Bản nhưng sẽ chỉ có ở các trường cấp 3. Và thường thì thứ đồ dành cho nam này là cách để các nhà làm phim khẳng định cá tính mạnh mẽ của cô nữ sinh ấy trong tác phẩm.
Một lít nước mắt lại mang đến phong cách khác biệt với xì-tai thủy thủ. Trong thực tế, kiểu phục trang như thế này thuộc về các học sinh cấp 2. Ngoài Sawajiri Erika của 1 Litre of Tears, một nữ diễn viên trẻ rất tài năng là Shida Mirai cũng có nhiều kỷ niệm với chiếc đồng phục thủy thủ. Đấy là trong Jyoou no Kyoushitsu (The Queen's Classroom), bộ phim Mirai đóng vai một học sinh tiểu học (không cần mặc đồng phục), và trong 14-sai no Haha (Bà mẹ 14 tuổi).
Sawajiri Erika và "Ichi Rittoru no Namida"
"The Queen"s Classroom": Em gái 12 tuổi/lớp 6 (Shida Mirai) và chị gái 15 tuổi/cấp 2 (Kaho)
Shida Mirai trong "14 Sai no Haha"
Sinh năm 1993 nhưng đã đóng phim từ năm 2002 và góp mặt trong hàng loạt drama học đường có tiếng khác như Tantei Gakuen Q, Dream Again, Hammer Session!... Shida Mirai có nhiều cơ hội diện đồng phục màn ảnh hơn bất cứ một diễn viên nào.
Hongo Kanata và Shida Mirai trong "Seigi no Mikata". Dù đây không phải là 1 tác phẩm
tập trung về đời sống học đường nhưng thế giới "thứ 3" trong phim rất thú vị.
"Koiiro Waltz" - phim truyền hình trên điện thoại di động
Kawaguchi Haruna và Shida Mirai
Nhưng mà cũng không phải chỉ có drama về học đường Nhật Bản mới khoe đồng phục học sinh ấn tượng. Trong nhiều bộ phim mà nội dung chính nói đến những đối tượng lớn tuổi hơn như Proposal Daisakusenhay Last Friends, những phân đoạn hồi tưởng quá khứ là cơ hội để các diễn viên khoác lên người bộ đồng phục học sinh thêm một lần nữa.
"Last Friends"Câu chuyện hay hình ảnh về đồng phục học sinh trong drama Nhật Bản có kể đến bao nhiêu cũng không thể hết. Nhưng để tổng kết lại thì chúng ta luôn nhận ra rằng, đồng phục học sinh đã trở thành một biểu tượng của Nhật Bản nói chung, của drama nói riêng. Và, các diễn viên của chúng ta lúc nào cũng rất dễ thương khi khoác chúng lên mình, phải không nào?
Theo TTVN
Những đồng phục siêu "kute" trên màn ảnh: P2 - Hoa ngữ Là một trong những "ông lớn" của làng phim ảnh châu Á, không có lý gì các nhà làm phim Hoa ngữ chịu "thua chị kém em" ở mảng phim học đường. Những kiểu dáng đồng phục độc đáo, đa dạng vì thế cũng được dịp "trăm hoa đua nở" trên màn ảnh. Cũng như nhiều nước bạn khác, bộ đồng phục xuất...