Những đồng phục siêu “kute” trên màn ảnh: P1 – Drama Nhật Bản
Phim truyền hình khai thác đề tài học đường chưa bao giờ là mốt lỗi thời trên màn ảnh, đặc biệt là tại các quốc gia châu Á. Và như một phần tất yếu của những tác phẩm này, trước khi xem phim, điều khán giả mong đợi nhất chính là tạo hình các nhân vật trong bộ đồng phục.
Không quá khó để khẳng định rằng Nhật Bản chính là quốc gia hàng đầu về sản xuất phim học đường, từ số lượng đến chất lượng. Và khi nhắc tới đồng phục học sinh thì dù là thực tế hay trên phim ảnh, nó đều có thêm một ý nghĩa rất đáng kể. Đối với các trường học danh tiếng, đồng phục là một phần của cái gọi là “thương hiệu”: Từ màu sắc, họa tiết, chất liệu cho tới logo, cách phối hợp các lớp áo, chiếc nơ… Điều này được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm truyện tranh, hoạt hình và đương nhiên, nó được đưa trọn vẹn lên màn ảnh.
Hana Yori Dango có thể coi là tác phẩm học đường kinh điển nhất của drama Nhật Bản. Tuy nhiên, đồng phục của các “tiểu” đại gia ở trường Tư thục Eitoku lại ít được chú ý do trong dàn diễn viên chính, ngoài nhân vật nữ Makino Tsukushi ra thì 4 chàng trai đẹp như hoa (F4) lại chẳng bao giờ diện đồng phục.
Bức ảnh đen trắng trên đây xuất hiện trong chương 237 của bộ truyện, ở thời điểm gần cuối tác phẩm. So với đồng phục mà Inoue Mao mặc thì nó có nhiều điểm khác biệt. Thiết kế trong drama giống với những tập đầu manga Hana Yori Dango hơn. Ngoài ra theo nguyên tác, đồng phục mùa lạnh của Eitoku có tới 3 lớp: áo sơ mi, áo len không tay và áo khoác ngoài cùng dây buộc cổ, váy kẻ ca-rô đồng mục mùa nóng là áo cộc, váy liền và nơ bản to. Xem ra, mẫu thiết kế ở drama là sự kết hợp giữa các phiên bản khác nhau trong nguyên tác, nhỉ?
Đồng phục trường Osaka
Và đồng phục trường St. Blossom
Tiếp theo, chúng ta không thể không kể tới Hana Kimi, drama là đại diện tiêu biểu cho các trường tư thục dành riêng cho nam sinh và nữ sinh. Học viện Osaka mà cô bé Ashiya Mizuki giả trang theo học chỉ dành cho con trai. Song hành với ngôi trường toàn nam này là trường nữ St. Blossom.
“Hana Kimi” 2011: Học viện Osaka đứng bên bờ vực đóng cửa
Đồng phục của trường nữ giàu có
Những bộ đồng phục nam sinh trong phiên bản 2007 đình đám này không khác so với phần remake năm 2011 (với sự tham gia của cựu thành viên nhóm nhạc AKB48 – Maeda Atsuko). Tuy nhiên, đồng phục của trường nữ giàu có trong phiên bản mới lại có kiểu dáng giống với bộ phim dưới đây.
Chúng ta dễ dàng nhận ra loạt đồng phục “chất chơi” này đến từ Ouran High School Host Club. Đây cũng lại là ngôi trường của những tiểu thư công tử rảnh rỗi đến độ suốt ngày chỉ thấy họ bận… tiệc trà hay dạ hội, để các “hoàng tử” đẹp trai ngây ngất của câu lạc bộ tiếp viên nịnh đầm các nữ sinh. Tuy nói mỉa mai là vậy nhưng thực tế, Ouran High School Host Club là một drama rất thành công, đồng phục trong phim nói riêng và toàn khuôn viên trường nói chung quả là thiên đường.
“Ouran High School Host Club”
Phong cách màu đối lập giữa đồng phục của nam sinh và nữ sinh rất phổ biến ở trường tư:
Đây là Hội học sinh kiêm những kẻ rỗi hơi nhất “Yukan Club”
Đồng phục trắng ấn tượng của “Yamada Taro Monogatari”
Qua một vài ví dụ kể trên, có thể thấy đồng phục của các trường tư thục ở Nhật Bản rất đa dạng về màu sắc. Ngoài màu đỏ sẫm, màu ghi nhạt, bộ đôi đen trắng song hành, màu nâu cũng khá được ưa chuộng trong các thiết kế đồng phục trường tư trên phim. Tác phẩm nổi tiếng nhất có sắc đồng phục này là My Boss My Hero, ngoài ra còn có I”"s.
Video đang HOT
Đồng phục trường Tư thục St. Agues trong “My Boss My Hero”
I”"s – một tác phẩm học đường khá kinh điển bị cộp mác… 16
Đây là bộ đồng phục của trường Tư thục Wanda
Thay đổi bối cảnh sang các trường công lập, có rất nhiều tác phẩm không thể không nhắc tới. Một ví dụ khá điển hình là Nobuta wo Produce – bộ phim đã vượt mặt Hana Yori Dango trong bảng xếp hạng drama của năm 2005. Vì là trường công, bối cảnh học đường trong phim cũng bình dị và nhộn nhạo hơn. Đồng phục của Shuji, Akira và Nobuko mang màu sắc chủ đạo là xanh sẫm. Màu sắc tương tự như vậy có thể bắt gặp ở Scrap Teacher (với 4 hot boy của Hey! Say! JUMP) hay nhiều bộ phim học đường khác nữa, từ drama đến movie.
“Nobuta wo Produce”
“Scrap Teacher”
Những thiết kế đồng phục nam với áo khoác cổ đứng (chủ yếu là) màu đen được lấy ý tưởng từ áo quân nhân Nhật Bản thời Thế chiến. Không hiểu vô tình hay hữu ý, các yankee (đầu gấu) học đường hay những trò “kém thông minh” rất hay diện phong cách này – là những drama như: Gokusen, ROOKIES… Mẫu đồng phục này cũng xuất hiện trong nhiều drama trinh thám học đường như Thám tử lừng danh Conan hay một số tác phẩm khác mà chúng thường thuộc về các học sinh không đến từ Tokyo (Sensei wa Erai!).
“Gokusen” 2 và 3
“ROOKIES”
“Sensei wa Erai!” thể hiện sự khác biệt về đồng phục theo vùng và cũng bao gồm “trình độ”:
Nhân vật của Yamada Ryosuke là học sinh trường tư tại Tokyo, 3 nhân vật còn lại của
Chinen Yuri, Nakajima Yuto, Arioka Daiki là học sinh trường công lập ở tỉnh.
Heiji và Kazuha (bên trái) đến từ vùng Kansai – Shinichi và Ran từ Học viện Teitan (Tokyo)
“Detective Conan” phiên bản mới
Về đồng phục nữ ở các trường công, màu ghi hay họa tiết kẻ ca-rô với nơ to bản cùng chất liệu là phong cách thường thấy nhất. Ca-vát cũng là một phụ kiện đáng chú ý trên đồng phục nữ sinh Nhật Bản nhưng sẽ chỉ có ở các trường cấp 3. Và thường thì thứ đồ dành cho nam này là cách để các nhà làm phim khẳng định cá tính mạnh mẽ của cô nữ sinh ấy trong tác phẩm.
“Taiyou to Umi no Kyoshitsu”
“Dragon Zakura”
“LIFE”
Một lít nước mắt lại mang đến phong cách khác biệt với xì-tai thủy thủ. Trong thực tế, kiểu phục trang như thế này thuộc về các học sinh cấp 2. Ngoài Sawajiri Erika của 1 Litre of Tears, một nữ diễn viên trẻ rất tài năng là Shida Mirai cũng có nhiều kỷ niệm với chiếc đồng phục thủy thủ. Đấy là trong Jyoou no Kyoushitsu (The Queen’s Classroom), bộ phim Mirai đóng vai một học sinh tiểu học (không cần mặc đồng phục), và trong 14-sai no Haha (Bà mẹ 14 tuổi).
Sawajiri Erika và “Ichi Rittoru no Namida”
“The Queen”s Classroom”: Em gái 12 tuổi/lớp 6 (Shida Mirai) và chị gái 15 tuổi/cấp 2 (Kaho)
Shida Mirai trong “14 Sai no Haha”
Sinh năm 1993 nhưng đã đóng phim từ năm 2002 và góp mặt trong hàng loạt drama học đường có tiếng khác như Tantei Gakuen Q, Dream Again, Hammer Session!… Shida Mirai có nhiều cơ hội diện đồng phục màn ảnh hơn bất cứ một diễn viên nào.
“Hammer Session!”
Hongo Kanata và Shida Mirai trong “Seigi no Mikata”. Dù đây không phải là 1 tác phẩm
tập trung về đời sống học đường nhưng thế giới “thứ 3″ trong phim rất thú vị.
“Koiiro Waltz” – phim truyền hình trên điện thoại di động
Kawaguchi Haruna và Shida Mirai
Nhưng mà cũng không phải chỉ có drama về học đường Nhật Bản mới khoe đồng phục học sinh ấn tượng. Trong nhiều bộ phim mà nội dung chính nói đến những đối tượng lớn tuổi hơn như Proposal Daisakusenhay Last Friends, những phân đoạn hồi tưởng quá khứ là cơ hội để các diễn viên khoác lên người bộ đồng phục học sinh thêm một lần nữa.
“Proposal Daisakusen”
“Last Friends”
Câu chuyện hay hình ảnh về đồng phục học sinh trong drama Nhật Bản có kể đến bao nhiêu cũng không thể hết. Nhưng để tổng kết lại thì chúng ta luôn nhận ra rằng, đồng phục học sinh đã trở thành một biểu tượng của Nhật Bản nói chung, của drama nói riêng. Và, các diễn viên của chúng ta lúc nào cũng rất dễ thương khi khoác chúng lên mình, phải không nào?
Theo TTVN
Arashi "gây bão" bảng bình chọn drama Nhật Bản
Mùa phim truyền hình 2012 tại xứ sở hoa anh đào bắt đầu từ tháng Tư cho tới hết tháng Sáu. Và như thường lệ, Oricon lại tổ chức bình chọn drama đáng mong đợi nhất cho 3 tháng mùa Xuân.
Lần khảo sát này có tới 1.000 nam và nữ khán giả tham gia. Kết quả thu lại không mang đến nhiều bất ngờ, các phim đứng đầu danh sách bình chọn rơi vào tay nhóm nhạc thần tượng nổi tiếng nhất Nhật Bản - Arashi. Bên cạnh đó, 2 tác phẩm còn lại trong Top 4 đều thuộc về tiền bối và hậu bối của các chàng trai "bão tố" trong nhà Johnny Entertainment.
Ohno Satoshi và Aiba Masaki trên tạp chí thời trang Non-no số tháng 3/2012
Quán quân của bảng xếp hạng là Kagi no Kakatta Heya (Fuji TV), phim có sự tham gia diễn xuất của Ohno Satoshi. Trong tác phẩm này, thủ lĩnh nhóm Arashi sẽ thể hiện nhân vật là một otaku rất khác thường, luôn bị ám ảnh bởi khóa và chìa. Tuy nhiên cũng nhờ vậy, anh có khả năng phá những vụ án trong phòng kín. Ngoài Ohno Satoshi, bộ phim còn có sự góp mặt của kiều nữ đang oanh tạc màn ảnh rộng Nhật Bản với SPEC: Heaven - Toda Erika.
"Kagi no Kakatta Heya"
Kagi no Kakatta Heya đứng đầu trong cả hai danh sách dành riêng cho nam và nữ, từ đó trở thành phim truyền hình hot nhất mùa chiếu Xuân 2012. Một phụ nữ chia sẻ rằng cô thích tác phẩm từ nguyên tác, người đàn ông khác lại mong đợi một điều gì đó thật đột phá cho những phim giờ vàng mỗi tối Thứ 2 trên Fuji TV.
Về đích ở vị trí thứ 2 là Mikeneko Holmes no Suiri (NTV) với nam diễn viên chính Aiba Masaki. Tác phẩm được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết kỳ bí nổi tiếng của Akagawa Jiro. Vì thuộc thể loại phim hài nên bộ phim "hạ cánh" ngay sau Kagi no Kakatta Heya trong bảng bình chọn của nữ giới. Ngược lại, các nam nhân tỏ ra không mấy mặn mà với câu chuyện về gã thám tử vô dụng và người đồng hành "thiếu muối" cùng với 1 con mèo tam thể biết nói.
Á quân tiếp theo của bảng xếp hạng thuộc về Nishikido Ryo với bộ phim Papadol! (TBS). Điều thú vị trong tác phẩm này là Nishikido có cơ hội thể hiện chính mình. Đây là tác phẩm hài dành cho gia đình, kể câu chuyện về một thần tượng nổi tiếng kết hôn với bà mẹ độc thân (Yuuka), là cuộc chiến để cân bằng cuộc sống riêng với sự nghiệp giải trí. Sự kết hợp giữa thực tế và những yếu tố sáng tạo đặc biệt hấp dẫn các teen girl, nhất là fan của Kanjani 8 vì tất cả các thành viên nhóm này sẽ xuất hiện trong phim với tư cách khách mời. Ngoài ra, ngôi sao tuổi teen Kawashima Umika cũng góp một vai trong Papadol!.
"37-sai de Isha ni Natta Boku"
Lão tướng Kusanagi Tsuyoshi của SMAP dừng ở vị trí thứ 4 với 37-sai de Isha ni Natta Boku (Fuji TV). Lại một lần nữa, Kusanagi thể hiện một vai diễn cực kỳ có vấn đề. Lần này anh vào vai bác sĩ mắc bệnh hikikomori (hội chứng tự cô lập bản thân, nhốt mình trong nhà và không nói chuyện trực tiếp với mọi người bình thường trong ít nhất 6 tháng). 37-sai de Isha ni Natta Boku là cũng là dịp thứ 2 Kusanagi Tsuyoshi đóng cùng với hậu bối thuộc Hey! Say! JUMP - Yaotome Hikaru (phim trước anh đóng cùng với Yabu Kota là Ninkyo Helper).
Bên dưới đây là danh sách bình chọn chi tiết:
01 - Kagi no Kakatta Heya (Fuji TV) - Ohno Satoshi, Toda Erika phát sóng vào 21h tối Thứ 2 (~19h tại Việt Nam), bắt đầu từ 16/4.
02 - Mikeneko Holmes no Suiri (NTV) - Aiba Masaki, Fujiki Naohito phát sóng vào 21h tối Thứ 7 (~19h tại Việt Nam), bắt đầu từ 14/4.
03 - Papadol! (TBS) - Nishikido Ryo, Yuuka, Kawashima Umika phát sóng vào 21h tối Thứ 5 (~19h tại Việt Nam), bắt đầu từ 19/4.
04 - 37-sai de Isha ni Natta Boku (Fuji TV) - Kusanagi Tsuyoshi, Mizukawa Asami, Tanabe Seiichi
Phát sóng vào 22h tối Thứ 3 (20h tại Việt Nam), bắt đầu từ 10/4.
05 - Legal High (Fuji TV) - Sakai Masato, Aragaki Yui
Phát sóng vào 21h tối Thứ 3 (19h tại Việt Nam), bắt đầu từ 17/4.
06 - ATARU (TBS) - Nakai Masahiro, Kitamura Kazuki, Kuriyama Chiaki
Phát sóng vào 21h tối Chủ Nhật (19h tại Việt Nam), bắt đầu từ 15/4.
07 - Mou Ichido Kimi ni, Propose (TBS) - Takenouchi Yutaka, Wakui Emi, Kurokawa Mei, Yamamoto Yusuke
Phát sóng vào 22h tối Thứ 6 (20h tại Việt Nam), bắt đầu từ 20/4.
08 - Toshi Densetsu no Onna (TV Asahi) - Nagasawa Masami, Mizobata Junpei, Takenaka Naoto
Phát sóng vào 23h15 tối Thứ 6 (21h15 tại Việt Nam), bắt đầu từ 13/4.
09 - Soup Curry (TBS) - Morisaki Hiroyuki, Yasuda Ken, Oizumi Yo, Totsugi Shigeyuki, Oto Takuma phát sóng vào tối Thứ 2.
10 - Kaeru no Oujo-sama (Fuji TV) - Amami Yuki, Ishida Yuriko
Phát sóng vào 22h tối Thứ 5 (20h tại Việt Nam), bắt đầu từ 12/4.
Theo TTVN
Các phần tiếp theo oanh tạc rạp chiếu Nhật Bản Nếu như trong tháng 3, người hâm mộ điện ảnh xứ sở anh đào được đón nhận loạt phim chuyển thể hấp dẫn Ouran High School Host Club, Bokura ga Ita thì tháng 4 này, các sequel lại là món ăn chính. Cùng điểm danh những tác phẩm hấp dẫn của bộ môn nghệ thuật thứ 7 ra mắt tại Nhật Bản tháng...