Những “đồng đội” của lực lượng Công an
Là người có công lớn trong việc thành lập ra các nhóm “hiệp sĩ” nhưng anh Hải một mực khẳng định: “Khó có thể phá được án, truy bắt được tận gốc các loại tội phạm nếu như không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhóm “hiệp sĩ” và lực lượng Công an”.
Không sắc phục, không được đào tạo bài bản, không được trang bị các công cụ hỗ trợ cần thiết khi đối mặt với những đối tượng hung hãn, nhưng vì lòng ham mê săn bắt cướp ngấm trong máu, không dửng dưng trước cảnh những người dân vô tội lâm nạn, mất tài sản, bất bình trước các đối tượng cướp giật lộng hành, các “hiệp sĩ đường phố” sẵn sàng lao vào những nơi ngay hiểm, những pha rượt đuổi đối tượng rợn tóc gáy, sẵn sàng đổ máu để chống lại cái ác. Họ! Những “hiệp sĩ đường phố”, những “đồng đội” của lực lượng Công an.
“ Hiệp sĩ Sài Gòn”: Không phải ra đường nhìn ai cũng là cướp
Với con mắt bình thường của một người dân, khó ai có thể phân biệt được đâu là người đi đường, đâu là các đối tượng cướp giật đang đeo bám con mồi. Nhưng với Nguyễn Văn Minh Tiến – người được mệnh danh là “hiệp sĩ đường phố” với gần 500 lần bắt các đối tượng cướp giật phải quy phục, lại khác. “Nhìn bộ dạng của các đối tượng là biết, phát hiện con mồi là phụ nữ đeo dây chuyền khi nào đứa ngồi sau cũng hướng về cổ nạn nhân. Còn những đối tượng giật ĐTDĐ thì thường chơi trò vòng xe ngược chiều để dễ ra tay. Cái khó của việc săn bắt cướp là đeo bám đối tượng tình nghi bởi đường Sài Gòn đâu có lúc nào vắng, lơ là một chút là đối tượng đã tẩu thoát” – anh Tiến chia sẻ.
Không biết bao nhiêu lần bị thương khi truy đuổi đối tượng, bao nhiêu lần “bắt hụt” đối tượng vì con ngựa sắt trở chứng, bao nhiều lần đối tượng đưa anh vào vòng vây nhưng cứ dắt xe ra đường là anh Tiến không rời mắt khỏi những đồi tượng khả nghi. Có những lúc đối tượng như thử gan của anh cùng nhóm “hiệp sĩ” khi rảo qua hàng chục con đường, hết quận này qua quận khác với độ dài đoạn đường hàng chục cây số nhưng không làm anh và các đồng đội nản chí. Anh kể, có lần mải mê truy đuổi tên cướp bị chúng dàn trận đưa vào một con hẻm sau đó dùng gậy và đá ném vào người tới tấp gẫy luôn ngón tay út, rồi có lần trong lúc truy bắt hai tên cướp, Minh Tiến ngã xe vào nhập viện với xương hàm bị rạn, gãy 4 cái răng, mặt mũi bầm dập, nhưng khi xuất viện, anh lại cùng chiếc xe của mình rong ruổi trên đường săn cướp. Nhìn chiếc Dream nhạt màu sơn mà cứ mỗi lần truy đuổi đối tượng, con ngựa chiến này phải vào tiệm sửa xe để phục hồi, anh nói đùa như thật: “Cứ đôn sửa riết giờ chiếc xe máy của tôi lập kỷ lục nhất Việt Nam về việc vào tiệm sửa xe nhiều nhất!”.
Dù luôn đối mặt với nguy hiểm (có lúc bị các đối tượng bao vây nhà trọ) nhưng với nhiệt huyết say mê bắt cướp, loại trừ những đối tượng nguy hiểm cho xã hội khiến Minh Tiến lúc nào cũng muốn có mặt trên mọi cung đường thường xuyên xảy ra trộm cướp. Tuy nhiên anh khẳng khái: “Không phải ra đường gặp ai cũng là tội phạm cả nhưng qua nhiều năm đúc kết kinh nghiệm chỉ cần nhìn sơ qua là biết “mấy ảnh” liền nên không lần nào bỏ sức đeo bám trở thành công cốc hết”. “Nhiều vụ không thể một mình mình khống chế các đối tượng được nhưng cũng may có người dân, các anh Công an hỗ trợ làm mình cũng thấy bớt nguy hiểm hơn. Bắt được cướp, loại trừ một đối tượng nguy hiểm cho xã hội, mình cảm thấy mình sống có ích cho xã hội!”…
Video đang HOT
“Hiệp sĩ” Hải và đối tượng bị tóm.
“Hiệp sĩ đất gốm”: Xuất thân từ những người dân
“Hiệp sỹ” Nguyễn Thanh Hải – Trưởng CLB PCTP phường Phú Hòa chia sẻ: Cụm từ “hiệp sỹ” không phải là tự phong mà qua những lần cả nhóm truy bắt cướp được người dân quý mến phong tặng. “Anh em xuất thân từ những người dân bình thường, có người là công nhân, người là tài xế xe ôm nhưng khi nhìn thấy cái ác, cái xấu đều cầm lòng không đặng nên khi thành lập CLB, rất nhiều anh em muốn tham gia. Tuy nhiên cũng có người lợi dụng vào cái “mác” hiệp sĩ mà làm càn nên chúng tôi cương quyết loại trừ”.
“Hiệp sĩ” Ngô Thành Công (Câu lạc bộ Phòng chống tội phạm – CLB PCTP phường An Phú, thị xã Thuận An) chia sẻ: Năm 2007, em gái của anh 3 lần bị các đối tượng trộm mất 3 xe gắn máy. Tức quá, Công bỏ công bỏ việc lùng sục chúng khắp nơi. Càng tìm hiểu bọn chúng, Công thấy bọn trộm cướp quá lộng hành, nhiều gia đình bao năm trời tích cóp mới mua được chiếc xe máy ai ngờ bị chúng “cuỗm” mất. Công đã nung nấu quyết tâm bắt bằng được bọn cướp để bà con mỗi khi ra đường không phải nơm nớp lo sợ. Kỷ niệm mà anh nhớ nhất là lần bắt giữ hai đối tượng khi chúng vừa giật dây chuyền của một phụ nữ chạy xe tay ga. Khi đó, các đối tượng chạy tốc độ 100km/h, lại “giở chiêu” núp gió xe tải để chờ mình sơ hở là ép ngã vào gầm xe. Khi bắt được chúng thì chúng dùng bình xịt hơi cay, dao bấm trong tấn công các “hiệp sỹ”. “Cũng may nhờ lực lượng Công an Thuận An hỗ trợ kịp thời nếu không lần ấy công sức của anh em coi như mất trắng!” – anh cười đáp.
Là bộ đội xuất ngũ về lại địa phương, Trần Lê Đăng Khoa – Đội trưởng CLBPCTP phường Tân Đông Hiệp (thị xã Dĩ An) cho biết. Dân tứ xứ đổ về đây làm ăn sinh sống làm khu vực này trở nên phức tạp. Với “mác” công nhân, nhiều tên tội phạm truy nã nguy hiểm và các thành phần bất hảo thường trà trộn vào các khu nhà trọ trấn lột, cướp giật, trộm cắp… Nhóm “hiệp sĩ” của anh Khoa đã thành công trong việc kết hợp với Công an phường khắc chế nhiều đối tượng nguy hiểm.
Là người có công lớn trong việc thành lập ra các nhóm “hiệp sĩ” nhưng anh Hải một mực khẳng định: “Khó có thể phá được án, truy bắt được tận gốc các loại tội phạm nếu như không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhóm “hiệp sĩ” và lực lượng Công an. Nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Công an, của Công an tỉnh Bình Dương, các “hiệp sĩ” được trang bị thêm kiến thức pháp luật, võ thuật, có xe chuyên dụng, có thẻ hành nghề, thẻ bảo hiểm, thẻ y tế giúp anh em vững lòng trong công tác loại trừ cái xấu!”.
Thiếu tướng Võ Thành Đức – Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cũng từng chia sẻ: “Các “hiệp sĩ” là lực lượng quần chúng tự phát song sau nhiều năm hoạt động, nhiều CLB PCTP hoạt động rất có hiệu quả, tổ chức vây bắt hàng trăm vụ trộm cướp. Chính lực lượng này đã phối hợp rất tích cực với lực lượng Công an cơ sở để chống lại những đối tượng nguy hiểm, manh động. Ban Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương thường xuyên theo dõi và kịp thời khen thưởng những gương “hiệp sĩ” hay người dân dũng cảm truy bắt tội phạm”
Theo CAND
Hà Nội: 3 chiến sĩ trong kế hoạch 142 bị phơi nhiễm HIV
Sau 6 tháng thực hiện kế hoạch 142 của Công an Hà Nội về trấn áp tội phạm trộm cắp, móc túi tại các tuyến vận tải hành khách công cộng, đã có nhiều chiến sĩ cảnh sát phải đổ máu, trong đó có 3 chiến sĩ bị phơi nhiễm HIV.
Theo Công an TP Hà Nội, những ngày cuối năm 2011, loại hình tội phạm trộm cắp, móc túi, xin đểu trên các tuyến vận tải hành khách công cộng (xe buýt) diễn biến hết sức phức tạp, manh động. Các đối tượng trộm cắp hoạt động tinh vi cả về tính chất và thủ đoạn phạm tội. Có nhiều vụ việc diễn ra công khai bị các cơ quan báo chí phản ánh, điển hình là điểm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy, đã gây bức xúc trong dư luận.
Để tập trung đấu tranh, trấn áp loại tội phạm này, lãnh đạo Công an TP Hà Nội, quyết định thành lập các tổ công tác đặc biệt gọi tắt là "Tổ công tác 142" sử dụng tất cả các cách thức, nhằm chủ động phát hiện, bắt giữ, xử lý kiên quyết, triệt để các băng nhóm tội phạm hoạt động trên các tuyến vận chuyển hành khách công cộng. Bên cạnh đó, hoạt động của kế hoạch 142 cũng nhằm phòng ngừa không để đối tượng hoạt động công khai, lộng hành, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Kẻ xấu lợi dụng sự chen lấn, xô đẩy để móc túi, trộm tài sản của hành khách.
Theo kế hoạch, 10 tổ công tác được thành lập và chính thức hoạt động từ ngày 20/10/2011. Đây thực sự là một biện pháp mạnh mà công an áp dụng nhằm bắt giữ, xử lý, răn đe các đối tượng phạm tội mang lại lòng tin, sự yên tâm đối với các hành khách trên các tuyến vận tải công cộng, lập lại kỷ cương giao thông.
Qua 6 tháng đầu năm 2012, các tổ công tác đã bắt giữ 104 vụ, 145 đối tượng trong đó bắt giữ trên các tuyến xe buýt và tại các điểm đỗ xe buýt là 87 vụ với 123 đối tượng; tại các bệnh viện 8 vụ với 10 đối tượng; tại siêu thị Big C 8 vụ với 9 đối tượng. Tang vật thu giữ trên 20 triệu đồng tiền mặt, 64 điện thoại di động, 3 máy ảnh, 11 thẻ ATM, 3 dao nhọn, 1 kìm sắt v.v... Cơ quan công an đã tiến hành lập hồ sơ truy tố 16 vụ với 16 đối tượng.
Ngoài việc bắt giữ, trấn áp các đối tượng việc triển khai thực hiện biện pháp mạnh này còn góp phần tuyên truyền đến quần chúng nhân dân, cán bộ các Công ty vận tải hành khách đặc biệt là các lái và phụ xe có ý thức cảnh giác, phòng ngừa đấu tranh với bọn tội phạm; góp phần kiềm chế hoạt động của các loại tội phạm trên các địa bàn công cộng nói chung và trên các tuyến vận tải hành khách công cộng nói riêng, không để các đối tượng công khai, lộng hành, gây bức xúc trong nhân dân.
Theo một lãnh đạo Công an Hà Nội, để có được những kết quả trên, là nhờ vào sự nhanh nhẹn, mưu trí, dũng cảm của các chiến sĩ công an thành phố tham gia trong các tổ công tác. Trong 6 tháng đầu ra quân này, có những chiến sĩ công an trong các tổ đã phải đổ máu, thậm chí trong quá trình vật lộn để bắt giữ các đối tượng đã có 3 cán bộ bị phơi nhiễm HIV.
Đại tá Nguyễn Đức Chung - Phó Giám đốc Công an Hà Nội khẳng định, sẽ tiếp tục triển khai thực hiện từ nay đến cuối năm 2012 nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách tham gia trên các tuyến vận tải hành khách công cộng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông thực hiện tốt năm an toàn giao thông 2012.
Theo Petrotimes
Gặp Thiếu úy Cảnh sát nhảy cầu Sài Gòn bắt cướp Với giọng miền Tây đặc sệt, Thiếu úy Trương Tấn Thương khiêm tốn khi kể lại vụ liều mình nhảy từ độ cao hơn 20m xuống sông Sài Gòn quyết bám theo đối tượng cướp giật không cho đối tượng này có cơ hội trốn thoát. Thiếu úy Trương Tấn Thương. Quê ở Long An, là trai út trong một gia đình 10...