Những dòng chữ nhói lòng của sinh viên mắc kẹt ở nước ngoài: “Tôi cô độc hơn bao giờ hết”
Naomi Nguyen, một sinh viên ở Sydney, đã chia sẻ câu chuyện nghe mà thấy nhói lòng về việc bị mắc kẹt ở nước ngoài. Đến giờ, hằng ngày, cô vẫn đối diện với nỗi sợ hãi và lo lắng vì tiền thì cạn dần mà không biết lúc nào mình mới được về.
Hồi đầu năm nay, Naomi Nguyen, một sinh viên 22 tuổi, đang làm trợ lý tiếng Anh ở một trường trung học tại Valencia ( Tây Ban Nha) trong vài tháng. Nhưng rồi đất nước này bắt đầu phong tỏa từ ngày 14/3.
Nguyen là một trong số rất nhiều người bị mắc kẹt ở nước ngoài ở thời điểm đầu đại dịch. Trong một bài đăng Facebook, cô viết:
“Hôm thứ Sáu, tôi vẫn đang làm việc ở trường. Tối thứ Sáu, bỗng mọi doanh nghiệp đóng cửa vô thời hạn. Đêm thứ Bảy, chúng tôi không được phép ra khỏi nhà nữa”.
Naomi Nguyen, 22 tuổi, từ Sydney (Úc), đang bị kẹt ở Tây Ban Nha.
Nguyen miêu tả tiếp về trải nghiệm của mình: “Ban đầu, chúng tôi được bảo sẽ ở nguyên tại chỗ trong 2 tuần. Thế rồi, khi nước Úc kêu gọi người Úc quay về nước, thì rõ ràng là họ đang nói tới “những du khách người Úc”. Còn rất nhiều người khác đang mắc kẹt ở nước ngoài thì được bảo ở yên tại chỗ nếu còn có chỗ ở, công việc và được chăm sóc y tế. Đó là những người như tôi”.
Thời hạn 2 tuần đã hết, Nguyen được bảo rằng cô có thể sẽ trở lại làm việc vào tháng 5. Nên cô quyết định ở lại để làm tiếp cho đến lúc kết thúc năm học ở Tây Ban Nha – vào tháng 6.
Lẽ ra, Nguyen chỉ làm việc ở Tây Ban Nha từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay.
Gần đến thời điểm này, Nguyen đặt vé cho chuyến bay đầu tiên có thể để bay về Úc – vào tháng 8. Kể từ đó, chuyến bay của cô đã bị dời lịch 2 lần.
Video đang HOT
Nguyen viết: “Bây giờ Chính phủ Úc đã quyết định có giới hạn trong các chuyến bay, nên tôi gần như không thể quay về. Ở Sydney, chỉ được có 30 khách trên một chuyến bay. Nên các hãng hàng không ưu tiên cho khách thương gia, đó là cách duy nhất để họ kiếm tiền. Hầu hết những người mua vé hạng phổ thông như chúng tôi bị lấy chỗ đã đặt để trao cho người nào khác sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho vé hạng thương gia. Thật tàn nhẫn”.
Nguyen đính một tấm biển SOS ở ban-công tại Tây Ban Nha.
Nguyen cho biết, hiện giờ cô đang ở nhờ từ nhà người bạn này sang nhà người bạn khác ở Anh vì tiền của cô sắp hết, mà “tôi không có nguồn thu nhập nào cả”. Cô cũng rất buồn vì cô và nhiều người khác còn bị chế nhạo trên mạng, như: “Lẽ ra cô nên quay về sớm hơn”, hay “cô xứng đáng bị mắc kẹt như thế”.
Nguyen nói, cô hy vọng rằng, việc chia sẻ câu chuyện của cô sẽ giúp phá bỏ định kiến và nhận thức sai lệch mà những người bị mắc kẹt ở nước ngoài đang phải chịu. Cô sinh viên này buồn bã nói, cô rất nhớ mẹ và từng “chỉ nằm cuộn tròn và khóc”, và giờ thì “tiền tiết kiệm đang tiến đến con số 0″.
Cô sinh viên này nói, cô rất nhớ mẹ. Đây là ảnh Nguyen chụp cùng mẹ ở Úc trước khi bay sang Tây Ban Nha.
Nguyen kết luận thật đau lòng: “Tôi chưa bao giờ cảm thấy cô độc thế này. Tôi chưa bao giờ cảm thấy bị bỏ mặc thế này, cứ như thể tôi chẳng là gì cả, không có ý nghĩa, không có giá trị”.
Hiện Nguyen cũng chưa biết khi nào mới có thể quay trở về Úc, vì có rất ít chuyến bay, với số người giới hạn và giá vé đắt đỏ. Mà dù có thể lên máy bay, thì cũng sẽ phải đổi chuyến nhiều lần với những hãng hàng không khác nhau, và rất có nguy cơ là lại bị mắc kẹt ở một đất nước nào đó ở giữa chừng.
Dân mạng xôn xao vì một công ty lớn bắt nhân viên làm thẻ ATM của 5 ngân hàng, kỳ kèo lương và không đóng tiền bảo hiểm
Hầu hết mọi người đều bày tỏ sự bất bình đối với quy trình làm việc thiếu chuyên nghiệp của công ty này.
Mới đây, trong group cộng đồng của các bạn sinh viên trẻ có đăng tải một bài viết với nội dung "bóc phốt" công ty. Theo đó, chủ status đã dùng những bằng chứng hết sức thuyết phục để lật tẩy công ty cũ của mình chậm lương và làm việc thiếu chuyên nghiệp, minh bạch. Bài đăng đã thu hút nhiều lượt tương tác, đáng chú ý là sự phẫn nộ đến từ đông đảo cư dân mạng.
Từ việc công ty bắt nhân viên làm thẻ ATM của 5 ngân hàng thì mới thanh toán lương
Xin được trích lại status như sau:
"Xin phép Admin được duyệt bài.
Mình cũng nộp đơn xin nghỉ rồi, mình viết bài này thứ nhất cũng để báo các bạn né công ty này ra, thứ hai mình cũng bóc phốt cách làm việc sau lưng như vậy của 1 công ty lớn.
Hi các bạn,
Mình làm bên X cũng hơn 1 năm rồi, thực sự đến hôm nay thì không thể nào chịu nổi và cũng không hiểu công ty đang có sự cố hay có vấn đề gì. Nếu ai có người quen làm ở X thì hỏi và kiểm tra thông tin mình đưa ra là chính xác hay không.
Không biết các bạn đi làm đã bao gặp trường hợp trong vòng 1 tháng công ty bắt nhân viên đi làm thẻ ATM tận 5 ngân hàng chưa??? Trong khi ông chủ công ty X cũng là phó trong hội đồng quản trị ngân hàng T."
Cho đến sự chậm trễ trong thanh toán lương và bảo hiểm y tế
"Không biết các bạn đã có ai từng và đang trải qua cảm giác, công ty chậm lương liên tục trong vòng nửa năm (Hợp đồng ghi ngày 15 - 20 hàng tháng, nhưng đến ngày 19 - 20 ra văn bản thông báo 30, 31 sẽ có lương) chưa???
Không biết các bạn đã có ai trải qua cảm giác đi khám bệnh, rút thẻ bảo hiểm nhưng được bệnh viện báo thẻ đã bị khóa vì công ty chậm đóng tiền bảo hiểm quá 30 ngày???
Nó có thật đấy các bạn, công ty X đấy. Một công ty lớn ở Việt Nam, tiếng tăm trong ngành xây dựng lắm đấy!!! Mình khuyên các bạn, ai đã và đang chuyển việc trong thời gian tới né công ty X giúp mình, đừng dính vào rồi lại loay hoay hụt hẫng, lỡ kế hoạch cuộc sống của mình."
Sau dòng trạng thái này, cư dân mạng đã bày tỏ nhiều bức xúc giống với những lời lẽ như của cô gái chủ status:
Hiện câu chuyện này vẫn đang được nhiều bạn trẻ bình luận xôn xao trên Facebook.
Tâm thư 'gây bão' của nam sinh ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn trước tình hình KTX ĐHQG TP.HCM được trưng dụng làm khu cách ly Mới đây, trước việc Trung tâm quản lý ký túc xá ĐHQG TP.HCM thông báo cho sinh viên rời khỏi nơi đây trong một khoảng thời gian ngắn, cấp bách đã khiến cho nhiều bạn trẻ lưu trú tại đây cảm thấy lo lắng, bối rối trong việc tìm kiếm nơi ở mới, đặc biệt là về phần đồ đạc của mình còn...