Những dòng chữ nghẹn ngào từ trại giam
Khi lên thăm ba, con đã hỏi là ba có cần tiền đến như vậy không? Cách hỏi đó khiến ba biết đó là nỗi thất vọng lớn của con đối với ba.
Phạm nhân Nguyễn Minh Quang nhận lời tha thứ từ bà Nguyễn Kim Oanh – mẹ nạn nhân
Ba chẳng biết nói gì ngoài câu ba xin lỗi và kéo con vào lòng ba, để con không nhìn thấy giọt nước mắt đã nhoè khoé mắt ba, giọt nước mắt tủi nhục nhất của con người”. Lá thư của phạm nhânNguyễn Trọng Quý đang thụ án chung thân gửi con trai, là một trong 600 bức thư từ Trại giam Xuân Lộc.
Ngày 28/6, tại Trại giam Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai), Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII) sơ kết đợt phát động phạm nhân viết thư với chủ đề “Gửi lời xin lỗi”. Sau hơn nửa năm, đã có gần 600 bức thư.
Những dòng chữ nghẹn ngào
Phạm nhân Huỳnh Thị Vân Khanh (thuộc phân trại số 5) đã viết bức thư dài tới 7 trang giấy gửi cho cô Hiệu trưởng trường Tây Bắc Lân, Bà Điểm, Hóc Môn.
Hơn 15 năm trước, Khanh là giáo viên giảng dạy tại ngôi trường Tây Bắc Lân mà Khanh đã gắn bó cả tuổi thơ. Có học thức, giỏi tay nghề lại được cô chủ nhiệm lớp tiểu học cũ (lúc đó đã là hiệu trưởng) tin yêu nên Khanh có nhiều thuận lợi trong công việc, được đề bạt hiệu phó của trường. Nhưng Khanh đã lợi dụng chức vụ để lừa đảo, làm giả con dấu chiếm đoạt tài sản.
Video đang HOT
Với bản án 21 năm tù, Khanh đã ngồi trong trại này được gần 10 năm. Trong bức thư nắn nót nhưng nhoè đi vì nước mắt, Khanh tâm sự rất nhiều: “Cô đã cho em tình thương, đã dạy em cuộc sống. Cô từng nói con người ta có cả cái thiện và cái ác trong lòng, phải làm cho lòng tốt trong người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi…”.
Phạm nhân Nguyễn Quang Minh (Phân trại 3) đang thụ án 14 năm 6 tháng tù về tội giết người thì viết thư xin lỗi mẹ của nạn nhân mà mình đã lỡ ra tay giết hại: “Con chính là người đã gây ra nỗi đau cho gia đình bác. Quá khứ tăm tối cứ hiện về mỗi khi đêm xuống len lỏi trong giấc mơ của con. Con viết thư này chỉ cầu mong bác tha lỗi cho những lỗi lầm của con, để con bớt đi sự dằn vặt”.
Trong tổng số gần 600 bức thư “Gửi lời xin lỗi” được các phạm nhân trại giam Xuân Lộc viết thì có tới hơn 500 bức được phạm nhân gửi cho gia đình mình, hơn 60 bức được gửi cho thân nhân của nạn nhân bị hại, 9 bức được gửi các cơ quan đoàn thể, nơi phạm nhân đã sống và vi phạm pháp luật.
Khơi dậy lòng nhân ái
Ông Nguyễn Văn Quý (Xã Phú An, Nhơn Trạnh, Đồng Nai), cha của nạn nhân Nguyễn Văn Lợi đã rất ngạc nhiên khi nhận được lá thư xin lỗi của phạm nhân Từ Khánh Thiện – người đang thụ án về tội giết con ông.
Dù đã 4 năm trôi qua, ông vẫn còn đau đớn vì mất đi đứa con, nên ban đầu ông tính chỉ mở ra xem nó viết gì. Nhưng rồi những câu chữ chân thành trong thư đã khiến ông xúc động. Trong thâm tâm, ông biết Khánh Thiện chỉ phạm tội trong lúc bồng bột, và gia đình khánh Thiện cũng đã rất thiện tâm trong việc động viên, chia sẻ với gia đình ông. Bởi thế ông đã liên lạc với gia đình Từ Khánh Thiện để cùng đi lên thăm phạm nhân.
Bà Nguyễn Kim Oanh (Hố Nai, Trảng Bom, Đồng Nai), mẹ của nạn nhân Lê Văn Vũ thì không tin rằng kẻ trong băng nhóm giết con mình là Nguyễn Minh Quang lại gửi thư cho bà. Dù còn nguyên đó nỗi đau mất con nhưng dòng chữ chân thành của kẻ giết người đã khiến bà cảm động: “Hôm nay con muốn viết lên hai từ xin lỗi dù đã quá muộn màng và con biết rằng không thể nào làm cho bác quên hết buồn đau của những chuyện đã qua”.
Bà Oanh kể: “Tôi đã suy nghĩ nhiều lắm. Tội của thằng Quang thì pháp luật đã xử nó, mình giữ lại thù oán cũng chẳng được gì. Tuổi của nó còn trẻ, còn tương lai ở phía trước. Vì thế tôi muốn đích thân lên trại để nói tôi tha thứ cho cháu”.
Bà Trần Thị Loan- Chủ tịch Hội Phụ nữ xã An Hoà (Biên Hòa – Đồng Nai) thay mặt chính quyền xã nói lơi tha thứ cho nữ phạm nhân Phạm Ngọc Luận. Bà Loan kể, ngày trước Luận cũng làm trong Hội Phụ nữ xã, từng được khen thưởng về những hoạt động tuyên truyền phòng chống ma tuý, mại dâm. Nhưng rồi vì hoàn cảnh mà Luận lại rơi vào con đường kinh doanh mại dâm. Giờ Luận đã biết ân hận, chính quyền cũng phải có trách nhiệm giúp cho Luận sớm trở về với đời thường.
Theo xahoi
Nỗ lực trả nợ đời của người đàn bà buôn heroin
Chuỗi ngày ở tù vì mua bán ma túy, chị Loan thấu hiểu cảnh mất tự do, lo chồng bỏ, con rời xa nên tích cực cải tạo. Được ra tù trước thời hạn, chị lao vào công việc tuyên truyền người dân tránh xa "cái chêt trắng".
Chị Tô Thị Kim Loan (41 tuổi, ở thôn Ngọc Quỳnh, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) từng có gia đình đầm ấm với hai đứa con. Không bằng lòng với số phận lo từng bữa, chị nghĩ ra đủ mọi cách làm ăn với hy vọng một ngày nào đó kinh tế gia đình sẽ khá giả.
Vay tiền của người thân, hai vợ chồng mở một xưởng làm bì lợn tại nhà. Đúng lúc đang làm ăn phát đạt, hàng xuất vào miền Nam làm không kịp thì tai họa ập đến. Trước ngày giao môt lượng hàng lớn thì căn nhà bỗng dưng bốc cháy. Tài sản thành tro bụi trong tích tắc...
Trong lúc túng quẫn, thất vọng, thấy nhiều gia đình giàu có lên nhờ buôn bán ma túy, Loan tính liều. "Hồi đó ở quê tôi người ta bán bạch phiến gần như công khai. Người mua, kẻ bán đầy nhan nhản chứ không như bây giờ đâu. Qua một vài người ở cùng làng, tôi lấy "hàng" về bán lẻ tại nhà cho các con nghiện", chị tâm sự. Chỉ sau thời gian ngắn, kinh tế gia đình phục hồi, không còn cảnh nghèo túng như xưa. Càng ngày càng lún sâu, rồi Loan bị bắt quả tang.
Chị Loan (thứ hai từ phải sang) trong một lần đi đến nhà dân tuyên truyền tác hại của ma túy.
Loan bị tuyên phạt 7 năm tù về tội Buôn bán, tàng trữ trái phép ma túy và về trại giam Ngọc Lý (Bắc Giang) cải tạo. Chị tâm sự: "Vào trại, tôi mới thực sự hiểu hết tác hại của việc mình làm. Nhưng điều quan trọng nhất đó là hai đứa con nhỏ đang ở nhà của tôi. Tôi sợ khi lớn lên, chúng sẽ đi vào vết xe đổ của mẹ thì tôi có chết cũng không thể nhắm mắt". Nỗi nhớ con tha thiết cùng với nỗi sợ chồng ở nhà lấy vợ khác thì các con sẽ khổ đã thành động lực để người đàn bà lầm lỡ này cải tạo tốt.
Chị được tha tù trước thời hạn 2 năm. Ngày trở về với cuộc sống đời thường, với sự mặc cảm, chị sợ xã hội sẽ không tiếp nhận một con người tù tội quay trở lại. Chính quyền, đoàn thể địa phương động viên, giúp đỡ chị có thêm nghị lực, quyết tâm làm lại cuộc đời. Lúc đó, số người nghiện ở thôn khá đông và cả những thành phần bán ma túy vẫn còn, chị quyết định đi tuyên truyền về tác hại của ma túy. Chị xin một "chân" trong Hội Phụ nữ ở thôn để thực hiện quyết tâm của mình.
Từ giữa năm 2005, chị đến từng gia đình để tuyên truyền, tiếp cận người nghiện và tranh thủ mọi lúc để khuyên can. Điều khó khăn ban đầu, mọi người không ai nghe chị nói, họ bảo chị vô công rỗi nghề. Tuy nhiên, chị không nao núng tinh thần.
Chị nấn ná, tiếp cận họ dần dần, trò chuyện nỗi thống khổ khi dính đến pháp luật, bị mất tự do, gia đình tan nát. Với bài học từ chính sự vấp ngã của cuộc đời mình, chị Loan đã khuyên can thành công một số người nghiện. Họ không còn khinh miệt "bà tuyên truyền thôn" như những ngày đầu mà tin rằng, những con người lỗi lầm chỉ cần thực sự quyết tâm quay trở lại con đường lương thiện thì không có gì khó khăn cả. Cảm phục tấm lòng và nghị lực của chị Loan, không ít người nghiện ma túy đã tìm đến tận nhà để nhờ giúp đỡ. Những lúc như thế, chị lại ở bên động viên thậm chí là giúp đỡ về kinh tế để họ yên tâm cai nghiện.
Bà Nguyễn Thị Tám, một người dân địa phương cho biết: "Chị Loan "tuyên truyền" thì có ai mà không biết. Ngày nào tôi cũng thấy chị ấy tìm đến những nhà có người nghiện để trò chuyện. Chị ấy cũng giỏi giang và chịu khó nữa, nếu không thế thì làm sao mà thuyết phục được những đứa nghiện ngập nhiều năm liền đi cai nghiện".
Đến nay, chị nhiều lần được Ban chấp hành Liên hiệp phụ nữ huyện Văn Lâm tặng giấy khen, đạt danh hiệu cán bộ hội cơ sở giỏi... Khi được hỏi: "Có khi nào chị nghĩ sẽ từ bỏ công việc này không?", chị trải lòng: "Nếu không được sự giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền địa phương, của mọi người chắc có lẽ cuộc đời của tôi sẽ không bao giờ trở lại như ngày nay. Chính vì vậy, tôi làm công việc này cho những người dân quê tôi và cũng là cho tôi. Tôi sẽ làm đến lúc không còn làm được nữa, chỉ có đi làm như vậy tôi mới xóa được lỗi lầm trước kia của mình".
Theo VNE
Vợ bỏ đi, chồng cho con uống thuốc sâu cùng nhau tự tử Trong cơn cùng quẫn, bế tắc không lối thoát vì vợ bỏ nhà ra đi, để lại một đống nợ nần, người cha đã cho đứa con gái 3 tuổi uống thuốc rầy tự tử cùng mình. Phút sám hối muộn màng của người cha sát nhân (Ảnh minh họa) Đứng trước vành móng ngựa sáng hôm ấy là một người đàn ông...