Những “đòn hậu cần” tác động đến chiến sự Nga – Ukraine

Theo dõi VGT trên

“Người nghiệp dư nói về chiến lược và chiến thuật. Các chuyên gia bàn về hậu cần và tính bền vững trong chiến tranh”, tướng Mỹ Robert Hilliard Barrow từng nói, nhằm thể hiện rằng hoạt động hậu cần là rất quan trọng trong các cuộc chiến.

Và xung đột Nga – Ukraine cũng không là ngoại lệ.

Những đòn hậu cần tác động đến chiến sự Nga - Ukraine - Hình 1

Xung đột Nga – Ukraine cho thấy ảnh hưởng lớn của hậu cần tới cục diện trên chiến trường.Ảnh: FT

Xung đột ở Ukraine cho thấy những bài học hậu cần đáng chú ý trước cuộc xung đột và những ảnh hưởng của khâu này ở cấp độ chiến thuật.

Sự chuẩn bị của Nga

Theo trang The Cove, sau khi Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014, hai yếu tố hậu cần quan trọng của Moscow được hình thành.

Thứ nhất, bán đảo Crimea giúp Nga có một thành trì hải quân ở phía nam Ukraine. Từ căn cứ hải quân này, các lực lượng và trang thiết bị của Nga có thể dễ dàng được đưa vào Sevastopol – thành phố lớn nhất ở Crimea – để xây dựng quân đội. Đây là một thành phố cảng quan trọng và giúp Moscow đảm bảo sự thống trị ở Biển Đen.

Thứ hai là cây cầu eo biển Kerch (cầu Crimea), được xây dựng năm 2019. Cây cầu này nối bán đảo Crimea với đất liền Nga và cung cấp một tuyến đường sắt đến phía nam Ukraine. Điều này cho thấy Nga phụ thuộc nhiều vào đường sắt để phục vụ hậu cần quân sự.

Những đòn hậu cần tác động đến chiến sự Nga - Ukraine - Hình 2

Một đoàn tàu quân sự di chuyển qua cầu Crimea. Ảnh: RDM

Bán đảo Crimea giúp Nga có một cơ sở an toàn để xây dựng quân đội trước xung đột, cũng như đảm bảo sự bền vững. Đây được cho là lí do vì sao cuộc tiến công của quân Nga tiến nhanh hơn ở phía nam.

Kể từ đó, Nga đã thông qua Crimea để kết nối đến vùng Donbass. Kiểm soát “phòng tuyến Mariupol” là một mục tiêu chiến lược của Nga kể từ khi Crimea sáp nhập vào nước này. Mariupol có mạng lưới đường sắt chiến lược cũng như tập trung các nhà máy sản xuất thép, nhiều ngành công nghiệp quan trọng và trung tâm xuất khẩu.

Vào những ngày đầu của cuộc xung đột, Nga kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở phía bắc Ukraine. Dù lý do của động thái này chưa được công bố đầy đủ, nhưng việc kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl được xem là mang tính chiến lược vì nhà máy này cần được bảo trì tích cực để tránh thảm họa xảy ra.

Video đang HOT

Nhà máy này cũng nằm gần biên giới Belarus, một quốc gia thân Nga. Điều này mang lại cho Nga chỗ đứng đầu tiên ở phía bắc Ukraine, đồng thời đảm bảo một con đường tiếp cận thủ đô Kiev từ phía bắc, theo hướng bờ tây sông Dnieper.

Kể từ đó, nhiều cơ sở hạ tầng hậu cần chiến lược khác của Ukraine bị quân đội Nga kiểm soát, bao gồm sân bay, cảng biển, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia… Việc kiểm soát các cơ sở hạ tầng hậu cần chiến lược giúp Moscow cô lập Kiev bằng đường biển và cho phép các lực lượng Nga kiểm soát đáng kể khả năng sản xuất điện của Ukraine. Ngoài ra, Nga còn tấn công các căn cứ quân sự của Ukraine bằng pháo và rocket.

Những “đòn hậu cần” nặng ký của hai bên

Khi Nga tìm cách kiểm soát cơ sở hạ tầng hậu cần quan trọng, Ukraine tìm mọi cách chống đỡ. Ngày 26/2, công ty Đường sắt Ukraine xác nhận, toàn bộ liên kết đường sắt giữa Nga và Ukraine đã bị phá hủy. Đây được xem là một nỗ lực nhằm đánh vào hoạt động hậu cần của Nga, vốn phụ thuộc vào đường sắt.

Kể từ đó, quân Nga phải đối mặt với nhiều vấn đề về hậu cần, bao gồm việc đoàn xe vận tải quân sự dài hơn 60km phải tạm dừng trong nhiều ngày khi đã tiến sát Kiev, theo trang The Cove. Một số phương tiện quân sự được cho là bị hết nhiên liệu trên đường tới Kiev.

Thêm vào đó, mặt đất lầy lội đã khiến các xe tải khó có thể di chuyển nhanh so với các tuyến đường khác. Hình ảnh và video cho thấy các phương tiện Nga bị kẹt trong bùn. Một số quan chức địa phương cho biết, lực lượng Ukraine đã phá một con đập để tạo ra các vùng ngập lụt nhằm cản bước quân Nga.

Moscow buộc phải dựa vào các phương tiện và mạng lưới đường bộ. Điều này, trên thực tế khiến các cánh quân Nga bị lệch khỏi các căn cứ tiếp tế và làm gián đoạn chuỗi cung ứng của quân đội Nga.

Những đòn hậu cần tác động đến chiến sự Nga - Ukraine - Hình 3

Đoàn xe vận tải của Nga ở Ukraine hôm 28/2. Ảnh: Maxar Technologies

“Vận chuyển bằng xe tải tốn rất nhiều thời gian. Đó là một thách thức với quân đội Nga vì họ đang cố gắng vận chuyển lượng lớn trang thiết bị, nhiên liệu… trên những con đường nhỏ. Và họ không đi qua đó chỉ 1 lần”, theo Michael Kofman, giám đốc nghiên cứu về Nga tại CNA – một công ty tư vấn ở Mỹ.

Ukraine sau đó tập trung nhắm vào các phương tiện hậu cần của Nga. Theo The Cove, Moscow sử dụng chiến thuật để ngụy trang các phương tiện chở nhiên liệu thành xe chở hàng nhưng Kiev đã phát hiện chiến thuật này.

Các lực lượng Kiev còn lợi dụng địa hình thành phố phức tạp và tập trung tấn công các đoàn xe hậu cần của Nga vào ban đêm. Điều này làm gián đoạn liên lạc của quân Nga với các cơ quan đầu não và khiến quá trình tiếp tế cho quân Nga mất nhiều thời gian hơn.

Từ mùa xuân sang mùa hè, quân đội Ukraine hứng chịu những đợt pháo kích dữ dội không ngừng của quân Nga ở miền đông, liên tục mất kiểm soát lãnh thổ và tổn thất nghiêm trọng trong một cuộc đối đầu không cân sức.

Nhưng tình hình đã thay đổi kể từ khi Ukraine sử dụng pháo HIMARS do Mỹ và phương Tây viện trợ từ tháng 6. Với lợi thế tầm bắn xa, pháo HIMARS giúp quân đội Ukraine tấn công từ xa mà không lo trở thành mục tiêu của các đòn đáp trả. Ukraine phần nào làm chậm bước tiến của Nga.

Sử dụng HIMARS và các loại vũ khí tầm xa khác, Ukraine có thể tấn công lực lượng Nga ở sâu trong chiến tuyến, cắt đứt các tuyến hậu cần quan trọng, gia tăng tấn công vào các mục tiêu then chốt của Moscow. Ngoài ra, các lực lượng Ukraine còn làm tiêu hao lực lượng quân Nga, cũng như ngăn khả năng của Nga trong việc điều động binh sĩ và thiết bị tới để giữ một số vùng ở Ukraine, theo tờ New York Times. Các quan chức Ukraine tuyên bố, pháo HIMARS đã “thay đổi cục diện cuộc chiến” ở Ukraine.

Không chỉ tấn công về hậu cần trong các khu vực Nga mới kiểm soát, lực lượng Ukraine còn vươn tới các kho xăng, kho đạn ở một số vùng Nga gần biên giới như Belgorod. Ukraine cũng được cho là đứng sau vụ nổ ở sân bay quân sự trên bán đảo Crimea hồi tháng 8 năm nay, khiến hàng loạt phi cơ Nga bị thiệt hại.

Đầu tháng 10, một vụ nổ xảy ra trên cầu Crimea (cầu Kerch) nối vùng Krasnodar ở tây nam nước Nga với bán đảo Crimea, gây sập 2 nhịp cầu trên một làn đường bộ và khiến 7 toa chở nhiên liệu trên phần đường sắt bốc cháy dữ dội.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng vụ việc do lực lượng đặc nhiệm Ukraine thực hiện, nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự cực kỳ quan trọng của Nga. Cầu Crimea đồng thời cũng là tuyến đường huyết mạch cho hoạt động hậu cần của chiến dịch quân sự ở Ukraine. Theo CNN, nếu quân đội Nga không thể sử dụng cây cầu này, con đường tiếp tế của Moscow cho các lực lượng của Nga đang hoạt động ở miền nam Ukraine sẽ trở nên khó khăn hơn.

Phía Nga cũng tung ra nhiều đòn hậu cần đối với Ukraine. Ngay từ đầu chiến dịch quân sự, Nga đã không kích dữ dội các kho chứa, nhà máy sản xuất vũ khí, các kho dầu và cơ sở quân sự khác của Ukraine. Ngành sản xuất vũ khí của Ukraine hầu như bị triệt tiêu.

Từ ngày 10/10, sau vụ nổ ở cầu Crimea, Nga đã sử dụng hàng trăm UAV, tên lửa tấn công các cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp Ukraine trong 2 tuần, khiến ít nhất 30-40% hệ thống điện của nước này bị phá hủy. Thiếu năng lượng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nhiều đối với các lực lượng Ukraine.

Nhưng điều mà Ukraine cảm thấy lo lắng hơn có lẽ là việc Nga đưa quân và hàng trăm xe thiết giáp đến gần biên giới Ukraine từ phía Belarus. Một quan chức Ukraine đã nhận định, Nga nhiều khả năng sẽ mở mặt trận tấn công từ hướng này, nhưng không nhằm vào Kiev, mà theo hướng lên khu vực biên giới Ukraine – Ba Lan. Nếu điều này xảy ra, dòng chảy vũ khí tiếp tế từ phương Tây tới Ukraine có thể sẽ bị cắt đứt.

“Ác mộng” hậu cần của Ukraine

Những đòn hậu cần tác động đến chiến sự Nga - Ukraine - Hình 4

Một binh sĩ Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ và phương Tây cung cấp cho Kiev. Ảnh: AP

Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Mỹ và các nước phương Tây thường xuyên hỗ trợ vũ khí cho Kiev để đối phó Nga. Giới chức Ukraine mô tả vũ khí phương Tây là yếu tố then chốt trong nỗ lực xoay chuyển cục diện chiến trường của Kiev.

Tuy nhiên, việc tiếp nhận và vận hành các vũ khí hiện đại do phương Tây viện trợ cũng đặt ra nhiều thách thức nghiêm trọng với quân đội Ukraine.

Theo tờ New York Times, một số quan chức Mỹ cảnh báo, việc chuyển giao nhiều hệ thống vũ khí khác nhau cho Ukraine ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả chiến đấu tổng thể của quân đội nước này.

“Cách thức hỗ trợ vũ khí hiện tại của phương Tây dành cho Ukraine là mỗi quốc gia góp một số loại khác nhau. Điều này đang trở thành ác mộng hậu cần cho quân đội Ukraine vì mỗi loại vũ khí lại yêu cầu một hệ thống hậu cần, bảo trì và đào tạo riêng”, tờ New York Times dẫn nội dung một báo cáo do Viện các Quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) công bố.

Một số quan chức Mỹ còn cho rằng, việc gọi số lượng lớn các chuyên gia pháo binh Ukraine từ tiền tuyến về để huấn luyện cho họ có thể “làm suy yếu hệ thống phòng thủ của Ukraine, giúp Nga có được các lợi thế và khiến bất kỳ cuộc phản công nào của Kiev trong tương lai trở nên khó khăn hơn”.

Quân đội Ukraine đã tiếp nhận một số vũ khí của phương Tây như lựu pháo M777 của Mỹ, Úc và Canada cùng các loại pháo tự hành như Caesar của Pháp, Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000) của Đức, M109 của Mỹ…

Jack Watling, đồng tác giả báo cáo của RUSI, nhận định: “Các tổ hợp vũ khí này không thể dùng chung các loại đạn”.

Không chỉ được cung cấp các loại vũ khí khác nhau, quân đội Ukraine còn phải học cách vận hành và bảo trì chúng. Quá trình này phức tạp hơn so với việc vận hành và bảo trì những khí tài mà họ từng sử dụng (chủ yếu của Liên Xô).

“Khi chuyển sang các vũ khí mới, họ phải xử lý nhiều thứ mà chưa từng thấy trước đây”, Scott Boston, một nhà phân tích quốc phòng, chia sẻ.

Ông Watling cho biết, các vấn đề trên chưa phải là tất cả thách thức mà quân đội Ukraine phải đối mặt khi vận hành các hệ thống pháo của phương Tây cung cấp. Các hệ thống pháo này có cỡ nòng, phụ tùng thay thế, cơ chế bảo trì, cách thức nạp đạn khác nhau.

Những điểm khác biệt về cấu tạo này dẫn đến không đồng nhất trong khâu đào tạo, vận hành. Ngoài ra, việc cung ứng các linh kiện thay thế cũng gặp khó khăn vì một số nước phương Tây cung cấp nhỏ giọt.

WB tài trợ Ai Cập 400 triệu USD để giảm lượng khí thải nhà kính trong lĩnh vực hậu cần, vận tải

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 3/10 thông báo đã đồng ý tài trợ cho Ai Cập 400 triệu USD nhằm thúc đẩy quá trình khử carbon trong lĩnh vực hậu cần và vận tải.

WB tài trợ Ai Cập 400 triệu USD để giảm lượng khí thải nhà kính trong lĩnh vực hậu cần, vận tải - Hình 1
Ảnh minh họa: oilprice

WB cho biết gói tài chính này sẽ hỗ trợ Ai Cập "dịch chuyển sang hoạt động vận tải carbon thấp" dọc theo hành lang đường sắt kết nối thành phố Alexandria - Thành phố 6 tháng 10 - khu vực Cairo của Ai Cập (GCA), nơi cung cấp chủ yếu dịch vụ tàu chở khách.

Theo WB, giao thông vận tải đóng góp gần 19% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Ai Cập, đứng thứ hai chỉ sau lĩnh vực năng lượng.

Theo thỏa thuận tài chính này, một dự án phát triển logistics thương mại Alexandria cũng sẽ được khởi động, nhằm tạo ra một tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa tránh khu vực GCA đang bị tắc nghẽn. Tuyến đường sắt vận tải này đặt mục tiêu khai thác 15 chuyến tàu hàng chở container mỗi ngày vào năm 2030 nối cảng biển Alexandria với cảng cạn mới được xây dựng tại Thành phố 6 tháng 10. Theo WB, ngoài các chuyến tàu chở hàng, dự án này sẽ giúp kết nối cảng Alexandria, vùng Thượng Ai Cập và Biển Đỏ.

WB nhấn mạnh dự án này cũng sẽ làm giảm lượng khí thải nhà kính tương đương 965.000 tấn trong vòng 30 năm, vì tàu chở hàng có lượng phát thải khí carbon thấp hơn so với các phương tiện vận tải đường bộ.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Ai Cập Kamel al-Wazir cho rằng dự án này cũng theo đuổi mục tiêu tạo thuận lợi thương mại và thúc đẩy sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân và lực lượng lao động nữ trong lĩnh vực này, hoàn toàn "phù hợp với các ưu tiên phát triển cấp bách của Ai Cập".

Trong một tuyên bố, Bộ Hợp tác quốc tế Ai Cập cho biết WB hiện đang triển khai tại nước này 15 dự án phát triển trong các lĩnh vực y tế, an sinh xã hội, khởi nghiệp và vận tải, với tổng trị giá 5,7 tỷ USD.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứtÔng Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt
22:07:53 17/12/2024
Dùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kgDùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kg
07:40:48 18/12/2024
Khai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hônKhai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hôn
09:47:50 18/12/2024
Mỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của NgaMỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của Nga
12:51:45 17/12/2024
Bitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống TrumpBitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống Trump
07:20:30 18/12/2024
Bắc Kinh lên tiếng về vụ doanh nhân Trung Quốc bị Anh cáo buộc hoạt động gián điệpBắc Kinh lên tiếng về vụ doanh nhân Trung Quốc bị Anh cáo buộc hoạt động gián điệp
20:52:30 17/12/2024
Nữ sinh 15 tuổi nổ súng sát hại 2 người tại trường học MỹNữ sinh 15 tuổi nổ súng sát hại 2 người tại trường học Mỹ
11:07:52 18/12/2024
"Tiểu tam" kiện vợ của người tình ra tòa và cái kết bất ngờ"Tiểu tam" kiện vợ của người tình ra tòa và cái kết bất ngờ
06:35:53 18/12/2024

Tin đang nóng

Vợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiểnVợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiển
16:47:57 18/12/2024
Diễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú MỹDiễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú Mỹ
16:45:19 18/12/2024
Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?
16:54:57 18/12/2024
Em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tênEm trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tên
15:05:10 18/12/2024
Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?
18:33:05 18/12/2024
Chae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVFChae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVF
18:06:11 18/12/2024
Quá khứ khiến 2 triệu người sốc nặng của bác sĩ chuyển giới hot nhất lúc nàyQuá khứ khiến 2 triệu người sốc nặng của bác sĩ chuyển giới hot nhất lúc này
15:49:42 18/12/2024
Chiếc mũi "diều hâu": Tiêu điểm trong 2 bức ảnh của Triệu Lộ Tư năm 2023 và 2024Chiếc mũi "diều hâu": Tiêu điểm trong 2 bức ảnh của Triệu Lộ Tư năm 2023 và 2024
17:01:02 18/12/2024

Tin mới nhất

Philippines và Nhật Bản sẽ triển khai lực lượng quân sự trên lãnh thổ của nhau

Philippines và Nhật Bản sẽ triển khai lực lượng quân sự trên lãnh thổ của nhau

21:05:24 18/12/2024
Philippines có Thỏa thuận Lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ và Úc. Trong khi Nhật cũng có các thỏa thuận RAA tương tự với Úc, Anh và đang đàm phán một thỏa thuận với Pháp.
Đài Loan nhận 38 xe tăng chiến đấu Abrams đầu tiên từ Mỹ

Đài Loan nhận 38 xe tăng chiến đấu Abrams đầu tiên từ Mỹ

20:53:58 18/12/2024
Đài Loan vừa nhận lô xe tăng chiến đấu Abrams đầu tiên trong thỏa thuận mua 108 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực này của Mỹ.
Ông Biden và bà Harris cảm ơn về 2 tỉ USD tài trợ tranh cử tổng thống

Ông Biden và bà Harris cảm ơn về 2 tỉ USD tài trợ tranh cử tổng thống

20:48:39 18/12/2024
Trong lần xuất hiện chung hiếm hoi sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ông Biden và bà Harris cảm ơn các nhà tài trợ, người ủng hộ và kêu gọi mọi người tiếp tục giữ vững niềm tin.
Lý do Mỹ cắt giảm giao tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine

Lý do Mỹ cắt giảm giao tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine

20:26:09 18/12/2024
Thứ ba, các lo ngại về việc chuyển nhượng vũ khí. Một số phương tiện truyền thông năm 2023 đã nêu ra khả năng vũ khí Mỹ cung cấp có thể bị xử lý không đúng cách hoặc được chuyển đến các bên thứ ba không mong muốn.
EU chính thức hoãn áp dụng luật chống phá rừng

EU chính thức hoãn áp dụng luật chống phá rừng

20:23:54 18/12/2024
Theo tổ chức Global Witness, trong giai đoạn 2021-2022, nạn phá rừng liên quan đến các hàng hóa nhập khẩu vào EU đã tạo ra ít nhất 120 triệu tấn khí thải CO2.
Khủng hoảng chính trị Đức và tác động lan toả với châu Âu

Khủng hoảng chính trị Đức và tác động lan toả với châu Âu

20:22:09 18/12/2024
Nhưng bất ổn tại Đức không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia mà còn lan rộng sang châu Âu. Trong EU, khủng hoảng chính trị đang làm suy yếu vị thế của Đức một cách đáng kể.
Syria thời hậu Assad: Bài toán đa chiều và vai trò của các nước lớn

Syria thời hậu Assad: Bài toán đa chiều và vai trò của các nước lớn

20:21:39 18/12/2024
Sự kiện Tổng thống Assad bị lật đổ chóng vánh đã đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của Syria và buộc các nước liên quan phải nhanh chóng tính toán lại chiến lược của mình.
Campuchia thúc đẩy đầu tư vào tỉnh duyên hải Preah Sihanouk

Campuchia thúc đẩy đầu tư vào tỉnh duyên hải Preah Sihanouk

20:14:27 18/12/2024
Sở hữu hơn 30 hòn đảo tự nhiên chưa được khai thác hết tiềm năng và đường bờ biển dài hơn 100 km, tỉnh Preah Sihanouk mang đến những cơ hội đầy tiềm năng cho cả nhà đầu tư du lịch quốc tế và du khách.
Fed dự kiến giảm lãi suất nhưng duy trì triển vọng thắt chặt trong năm 2025

Fed dự kiến giảm lãi suất nhưng duy trì triển vọng thắt chặt trong năm 2025

20:12:37 18/12/2024
Báo cáo doanh số bán lẻ mạnh mẽ trong tháng 11 vừa qua càng củng cố quan điểm của Fed rằng nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng với tốc độ vững chắc, tỷ lệ thất nghiệp thấp và lạm phát dù đã giảm nhưng vẫn "cao hơn một chút."
Khủng hoảng kinh tế Đức: Từ trụ cột châu Âu đến dấu hiệu suy thoái khó hồi phục

Khủng hoảng kinh tế Đức: Từ trụ cột châu Âu đến dấu hiệu suy thoái khó hồi phục

20:08:48 18/12/2024
Dự báo nền kinh tế Đức sẽ suy giảm năm thứ hai liên tiếp vào năm 2024, trở thành nền kinh tế hoạt động yếu nhất trong nhóm các nước G7. Suy giảm khả năng cạnh tranh quốc gia có nghĩa là mỗi hộ gia đình sẽ thiệt hại khoảng 2.500 euro mỗi...
Hàn Quốc cảnh báo tấn công mạng sử dụng AI sẽ gia tăng trong năm 2025

Hàn Quốc cảnh báo tấn công mạng sử dụng AI sẽ gia tăng trong năm 2025

20:06:59 18/12/2024
Báo cáo cũng cảnh báo về khả năng gia tăng các vụ tống tiền sử dụng công nghệ deepfake, một xu hướng từng được ghi nhận tại Hàn Quốc trong năm nay.
Houthi tuyên bố bắn tên lửa siêu vượt âm vào Israel

Houthi tuyên bố bắn tên lửa siêu vượt âm vào Israel

20:05:57 18/12/2024
Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 16/12, người phát ngôn lực lượng Houthi Yahya Saree cho biết, Houthi đã tập kích thành công một mục tiêu quân sự gần Tel Aviv bằng tên lửa siêu vượt âm.

Có thể bạn quan tâm

'Khuôn mặt thật' của Nữ hoàng Cleopatra?

'Khuôn mặt thật' của Nữ hoàng Cleopatra?

Lạ vui

20:59:19 18/12/2024
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một đầu tượng phụ nữ bằng đá cẩm thạch trắng bên trong một đền thờ cổ ở Ai Cập, mà họ cho là khắc họa khuôn mặt thật của Nữ hoàng Cleopatra.
Giang Hồng Ngọc kết hợp Đông Thiên Đức, trải lòng về chuyện tình thời trẻ

Giang Hồng Ngọc kết hợp Đông Thiên Đức, trải lòng về chuyện tình thời trẻ

Nhạc việt

20:57:23 18/12/2024
Ca sĩ Giang Hồng Ngọc trải lòng về những mối tình khắc cốt ghi tâm thời trẻ. Cô cho biết tuổi đôi mươi yêu ai là yêu đâm đầu, yêu sống chết .
Justin Bieber gửi thông điệp bí mật khi Selena Gomez sắp thành vợ người ta?

Justin Bieber gửi thông điệp bí mật khi Selena Gomez sắp thành vợ người ta?

Sao âu mỹ

20:52:22 18/12/2024
Dù chia tay đã lâu và ai cũng có hạnh phúc mới nhưng mối quan hệ giữa Justin Bieber - Selena Gomez vẫn luôn được netizen bàn tán.
Trấn Thành giật bắn người, Uyển Ân biến sắc khi nhìn thấy 1 thứ không phải ai cũng dám thử!

Trấn Thành giật bắn người, Uyển Ân biến sắc khi nhìn thấy 1 thứ không phải ai cũng dám thử!

Sao việt

20:49:47 18/12/2024
Lê Dương Bảo Lâm đã đặt 10 phần bún cua thối để mời các đồng nghiệp. Trấn Thành cũng dành 1 phần riêng, tuy nhiên khi vừa chuẩn bị ăn thì nam MC giật bắn người, vội vàng từ chối.
Quan hệ rạn nứt, Rashford công khai đòi rời MU

Quan hệ rạn nứt, Rashford công khai đòi rời MU

Sao thể thao

20:49:21 18/12/2024
Không được trọng dụng ở MU, Marcus Rashford đã công khai ý định chia tay Quỷ đỏ để tìm thử thách tiếp theo trong sự nghiệp.
Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!

Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!

Netizen

20:47:36 18/12/2024
Chương trình Olympia Tuần 3 - Tháng 1 - Quý 3 năm 2015 có sự góp mặt của 4 thí sinh: Trần Hải Yến, Lê Thị Minh Ngọc, Bùi Lê Nhật Tiên và Nguyễn Hữu Trí.
Diễn biến gây sốc trong vụ Chung Hân Đồng bị tình trẻ kém 19 tuổi leak ảnh riêng tư

Diễn biến gây sốc trong vụ Chung Hân Đồng bị tình trẻ kém 19 tuổi leak ảnh riêng tư

Sao châu á

20:43:12 18/12/2024
Chung Hân Đồng bị Dư Diễn Long dối gạt để lừa tình, lừa tiền. Sau đó, anh còn cùng bạn gái dùng ảnh, clip và tin nhắn riêng tư để tống tiền nữ ca sĩ nổi tiếng khi cô đòi chia tay
'Nữ hoàng Wushu' Thúy Hiền và những góc khuất sau ánh hào quang

'Nữ hoàng Wushu' Thúy Hiền và những góc khuất sau ánh hào quang

Tv show

20:05:15 18/12/2024
Thúy Hiền là khách mời của chương trình Khách sạn 5 sao. Tại đây, chị đã có những chia sẻ về góc khuất sau ánh hào quang và hành trình tại Chị đẹp đạp gió.
Văn hóa 'vội vã' và chính biến ở Hàn Quốc

Văn hóa 'vội vã' và chính biến ở Hàn Quốc

20:04:55 18/12/2024
Các diễn biến ở Hàn Quốc diễn ra với tốc độ chóng mặt trong thời gian qua cho thấy nét đặc trưng trong văn hóa palipali (nhanh lên, nhanh lên).
Công an khám xét một tiệm vàng ở Cà Mau

Công an khám xét một tiệm vàng ở Cà Mau

Pháp luật

20:00:17 18/12/2024
Ngày 18/12, lãnh đạo UBND phường 7, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau xác nhận việc cơ quan điều tra Bộ Công an thực hiện khám xét một tiệm vàng trên địa bàn.