Những đòn giúp Mỹ hạ Nga trên thị trường vũ khí
Xuất khẩu vũ khí của Mỹ ngày càng gia tăng không phải là do chất lượng vũ khí tốt mà xuất phát từ nhiều thủ đoạn gian ngoan của Mỹ.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 10/11 cho biết, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Hoa Kỳ đã có bước phát triển mới, đạt mức tăng trưởng tới 13% trong năm tài chính 2018, với tổng trị giá các giao dịch thương mại đạt tới con số 192,3 tỷ dollars.
Theo dữ liệu từ báo cáo, chỉ số tăng trưởng được ghi nhận cả về số lượng giao dịch theo cấp chính phủ (tổng trị giá hợp đồng là 55,66 tỷ USD, tăng 33% so với năm ngoái), cũng như theo định dạng ký kết hợp đồng buôn bán vũ khí và trang thiết bị quân sự do các công ty Mỹ tự thực hiện (trị giá hợp đồng tư nhân là 136,6 tỷ USD).
Các phi vụ mua bán vũ khí lớn nhất của Mỹ là hợp đồng bán cho Saudi Arabia các tàu chiến phục vụ cho hoạt động tác chiến ven biển, lô máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet bán cho Kuwait và tiêm kích hạng nhẹ F-16 bán cho Bahrain;
hệ thống tên lửa phòng không Patriot 3 (PAC 3) xuất khẩu sang Ba Lan, Romania và Saudi Arabia, hợp đồng cung cấp trực thăng AH-64 Apache cho Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống Nhất (UAE – United Arab Emirates).
Reuters dẫn lời một số quan chức quân sự và dân sự của Mỹ cho hay, Tổng thống Trump đặt mục tiêu gia tăng hơn nữa xuất khẩu khí tài quân sự dù nước này đang dẫn đầu thương mại vũ khí toàn cầu.
Theo y kiên cua giới chuyên gia quân sự Mỹ, giao dịch thương mại vũ khí của Mỹ tăng mạnh xuất phát từ 3 nguyên nhân sau:
Nguyên nhân thứ nhất là chất lượng vũ khí Mỹ ngày càng có những bước tiến mới, với nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá trị hợp đồng lớn.
Video đang HOT
Ví dụ như chỉ tính riêng loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35 đã mang lại cho Mỹ hàng chục hợp đồng, có thể đạt số lượng tới hàng nghìn máy bay, doanh số thu về hàng trăm tỷ dollars (đó là chưa tính đặt hàng của Không quân và Hải quân Mỹ).
Nguyên nhân thứ nhất là chính sách nới lỏng hạn chế các thương vụ vũ khí do chính quyền Tổng thống Donald Trump đưa ra hồi tháng 4.
Xuất khẩu vũ khí Mỹ gia tăng mạnh xuất phát từ nhiều yếu tố
Theo đó, Mỹ đã nới lỏng một số tiêu chuẩn ngặt nghèo để mở rộng danh sách khách hàng và danh mục vũ khí, trang bị được phép xuất khẩu, từ đó gia tăng mạnh số lượng và khối lượng giao dịch.
Nguyên nhân thứ hai là Nhà Trắng đã khuyến khích các quan chức đóng vai trò lớn hơn trong gia tăng kinh doanh ở nước ngoài cho ngành công nghiệp vũ khí Mỹ. Do đó, các chuyến công cán, các cuộc gặp bên lề, nói tóm lại là bất cứ tiếp xúc nào với nước ngoài cũng đều là cơ hội lớn để Mỹ gia tăng mạnh xuất khẩu vũ khí của đất nước.
Mặc dù giới chức Mỹ chỉ liệt kê có 3 nguyên nhân như trên nhưng Nga và giới phân tích quân sự độc lập lại cho rằng, doanh số xuất khẩu vũ khí của Mỹ ngày càng gia tăng có sự đóng góp lớn của những biện pháp trừng phạt, cấm vận mà Mỹ áp đặt cho cả Nga lẫn người mua vũ khí Nga; cùng với đòn de dọa trừng phạt trong giao dịch thương mại với Iran.
Mục đích của Washington là ra đòn khiến các khách hàng truyền thống của vũ khí Nga, cũng như các đồng minh và đối tác của mình phải từ bỏ mua vũ khí Nga, quay về mua vũ khí Mỹ; vừa triệt hạ xuất khẩu vũ khí của đối thủ Nga vừa gia tăng kim ngạch giao dịch vũ khí của mình.
Ngoài ra, Mỹ còn lợi dụng chiêu bài “con ngáo ộp Nga” hay khoét sâu mâu thuẫn giữa các đồng minh để buộc họ phải mua vũ khí của mình như một chiếc ô bảo kê hay tìm kiếm một sự trung gian hòa giải.
Ví dụ như Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt với Trung Quốc về thương vụ mua máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống phòng không S-400; hoặc đe dọa trừng phạt Ấn Độ, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia vì mua vũ khí Nga và buôn bán với Iran… hay tìm cách khoét sâu mâu thuẫn giữa Qatar với các nước Ả rập do Saudi Arabia đứng đầu để từ đó thu về những hợp đồng mua sắm vũ khí trị giá vài chục tỷ USD, thậm chí là vài trăm tỷ USD.
Với những thủ đoạn như trên, việc Mỹ ngày càng gia tăng kim ngạch xuất khẩu vũ khí là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Nhật Nam
Theo baodatviet
Tướng Mỹ tiết lộ vũ khí sử dụng đầu tiên nếu chiến tranh với Triều Tiên
Máy bay chiến đấu tàng hình F-16 nhiều khả năng sẽ là những máy bay đầu tiên được triển khai nhằm phá hủy hệ thống radar, hệ thống phòng thủ của đối phương trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh với Triều Tiên
Các máy bay chiến đấu tối tân của Không quân Mỹ đã sẵn sàng đối phó Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng leo thang sau vụ thử tên lửa gần đây nhất của Bình Nhưỡng.
Các máy bay chiến đấu của Mỹ (Ảnh: Reuters)
Vị chỉ huy này cũng cho biết thêm, 44 máy bay chiến đấu tàng hình F-16 nhiều khả năng sẽ là những máy bay đầu tiên được triển khai nhằm phá hủy hệ thống radar, hệ thống phòng thủ của đối phương trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh với Triều Tiên.Trả lời phỏng vấn hãng tin CBS News trong thời gian diễn ta cuộc diễn tập ở căn cứ Misawa (Nhật Bản), ông Scott Jobe, Chỉ huy Phi đội số 35 của Không quân Mỹ, cho biết: "Chúng tôi đã sẵn sàng chiến đấu ngay bây giờ. Chắc chắn 100%".
Ông Jobe cho biết, việc Triều Tiên liên tục thử tên lửa đạn đạo gần đây buộc Không quân Mỹ phải tăng tuần suất cũng như tính chất phức tạp của các cuộc tập trận trên không "nhằm đảm bảo sẵn sàng đối phó bất cứ vụ thử nào khác của Triều Tiên".
Trong một cuộc diễn tập gần đây, máy bay F-16 của Không quân Mỹ đã thực hiện bay ở độ cao khoảng 4.000m với tốc độ gần 900km/h dọc một dãy núi của Nhật Bản, vài giây sau máy bay bất ngờ sà xuống sát mặt hồ. Trong tác chiến, các máy bay chiến đấu thường phải bay thấp qua các hẻm núi và dãy núi để tránh bị phát hiện.
CBS cho biết, mặc dù hầu hết phi công tại căn cứ không quân của Mỹ ở Nhật Bản đều hy vọng Mỹ và Triều Tiên có thể tránh được xung đột, nhưng họ vẫn sẵn sàng ứng phó trong mọi kịch bản.
Tại Hàn Quốc, trong tuần này, các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ cũng tham gia vào cuộc tập trận chung lớn nhất từ trước đến nay.
Theo Minh Phương (Dân Trí)
Báo Nga: Thách thức Mỹ, Trung Quốc có thể gắn AK-47 lên máy bay không người lái Trung Quốc giới thiệu mẫu máy bay không người lái tàng hình lớn và một mẫu máy bay không người lái nhỏ hơn tại triển lãm hàng không, tuyên bố có thể trang bị AK-47 hoặc bất cứ vũ khí nào khách hàng muốn lên những máy bay này. Theo RT, Trung Quốc đang sẵn sàng gia nhập thị trường thiết bị bay...