Những đối tượng tuyệt đối không được ăn lẩu
Lẩu là món ăn ưa thích của rất nhiều người Việt. Nhiều người chuộng lẩu vì một lý do quan trọng là thỏa mãn sở thích ăn uống của nhiều thế hệ trên cùng một bàn ăn.
Mọi người quây quần quanh nổi lẩu nóng hổi và thưởng thức thì còn gì ấm cúng, vui vẻ hơn.
Tuy nhiên, lẩu cũng có những quy tắc ăn uống riêng mà nếu không hiểu biết bạn có thể dễ dàng rước vào mình nhiều loại bệnh tật. Thậm chí có những người cấm kỵ ăn lẩu vì thể trạng sức khỏe không phù hợp
Dưới đây là một số loại lẩu mà người bị bệnh cần phải tránh:
Lẩu Tứ Xuyên: Những người viêm họng mãn tính, viêm miệng, dạ dày, loét, bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam thường xuyên, chảy máu nướu răng, và những người có một “cơ thể nóng” như phụ nữ mang thai thì không nên ăn.
Lẩu hải sản: Bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh gút, dị ứng với hải sản thì nên tránh.
Lẩu cừu: Những người bị nóng trong, lạnh sớm, dùng thuốc nhuận tràng, viêm amiđan cấp tính, viêm họng cấp tính, viêm mũi cấp tính, viêm phế quản cấp tính, bệnh nhân bị bệnh gan không được dùng.
Lẩu nấm: Những người bị dị ứng với các loại nấm, bệnh gút, viêm dạ dày mãn tính không nên ăn.
Phụ nữ mang thai không nên ăn lẩu
Video đang HOT
Phụ nữ mang thai không nên ăn lẩu
Các nghiên cứu y học chứng tỏ, ăn lẩu có nhiều cái hại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Món lẩu nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá. Đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi. Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột. Do đó, thai phụ không nên ăn lẩu nhiều.
Lưu ý khi ăn lẩu
- Nên có nhiều rau xanh
Món lẩu thông thường có rất nhiều thịt mỡ. Nếu ăn cùng với nhiều loại rau xanh, không những có thể “tiêu trừ” dầu mỡ, bổ sung vitamin cho cơ thể mà còn có tác dụng điều hoà, trừ nóng và giải độc.
Trước hoặc sau khi ăn lẩu có thể ăn hoa quả hoặc uống một ly nước hoa quả để giải nhiệt chơ cơ thể.
Món lẩu nên có thêm đậu phụ, vì thạch cao trong đậu phụ có tác dụng thanh nhiệt, tán hoả, trị khát.
- Thực phẩm phải được nẩu chín
Thực phẩm phải được nấu trong nồi nước thật sôi. Ăn lẩu thường hay ăn các loại thịt sống, cá sống rồi các loại rau cũng vậy. Trong quá trình ăn uống dễ bị vi sinh vật gây bệnh và nhiễm trứng ký sinh trùng.
Do đó, để ăn các món lẩu cần phải được nấu sôi trong khi ăn để đạt được hiệu quả khử trùng. Như vậy sẽ ngăn cản hoặc giảm viêm đường tiêu hóa và ký sinh trùng đường ruột xảy ra.
- Ăn điều độ
Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, 1 – 2 tuần ăn một lần là được.
Đồng thời khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu, khi ngồi ăn liền tù tì mấy tiếng, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hoá. Ngoài ra, ăn nhiều uống nhiều còn có thể gây ra viêm tuyến tuỵ, bệnh về đường ruột, dạ dày.
Theo Megafun
Nếu bạn mắc bệnh dạ dày, hãy chăm ăn những thực phẩm sau
Nếu bạn mắc các chứng bệnh liên quan đến dạ dày, hãy chăm ăn những loại thực phẩm sau đây để cải thiện tình hình.
Các bệnh đường tiêu hóa bao gồm đầy hơi, tiêu chảy, chướng khí, đau dạ dày xảy ra ở phụ nữ nhiều gấp 6 lần so với nam giới. Bổ sung các thực phẩm dưới đây sẽ hạn chế những bệnh đó.
Cây thì là
Thảo mộc này là một biện pháp tự nhiên khắc phục tình trạng đầy bụng, giải phóng khí ra ngoài. Đó là một trong những lý do bạn thường thấy chúng được cung cấp vào cuối bữa ăn tại các nhà hàng Ấn Độ. Bạn có thể thêm nửa muỗng cà phê hạt cây thì là trong các món đồ uống, sinh tố, món tráng miệng sau bữa ăn.
Táo
Không chỉ chứa chất xơ không hòa tan, táo giàu pectin và các enzyme khác giúp giải phóng dạ dày khỏi các thức ăn gây kích thích, khó tiêu. Nếu dạ dày nhạy cảm với các đồ ăn lạ, bạn nên ăn táo thường xuyên hơn.
Quả bơ
Quả bơ chứa hàm lượng cao kali, chất xơ, các loại dầu thân thiện với dạ dày và duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh, giúp hệ tiêu hóa làm việc ổn định. Bạn có thể thử một vài lát bơ mỏng trên miếng bánh sandwich thay vì dùng mayo.
Đu đủ
Đu đủ chứa papain, một loại enzyme tự nhiên giúp tiêu hóa các thức ăn có thể gây kích thích cho dạ dày. Theo dân gian, loại quả này có thể hiệu quả cho các trường hợp chữa loét dạ dày, đau bụng, ợ nóng và tiêu chảy.
Yến mạch
Yến mạch cung cấp nguồn chất xơ dồi dào (hòa tan và không hòa tan trong nước). Bạn sẽ cần cả hai loại này cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, cám yến mạch giúp giảm tích cực nồng độ cholesterol trong cơ thể.
Quế
Theo dân gian, quế được sử dụng để điều trị cả ốm nghén và tiêu chảy, quế cũng hiệu quả trong trường hợp đầy, chướng bụng, bụng chứa nhiều khí gas, sưng phù. Bạn có thể bổ sung bằng cách rắc chúng lên các thực phẩm mặn (trong các món gà) hay đồ ngọt (ví dụ bánh táo).
Theo Webphunu
Cách nhận biết ung thư gan đơn giản và sớm nhất Bệnh nhân ung thư gan có thể bị bệnh đau bao tử như là một triệu chứng cảnh báo sớm của bệnh. Bệnh nhân bị ảnh hưởng có thể trở nên bất thường buồn nôn và có thể bắt đầu nôn mửa, chán ăn. Gan là một cơ quan mà giúp tiêu hóa thức ăn và loại bỏ các chất độc hại ra...