Những đôi sneakers bạn đang mang có khi lại là giày fake đấy
Công nghệ làm giày fake ngày càng phát triển mạnh như một quả bom nổ chậm đầy nguy hiểm. Nó không những gây thiệt hại lớn đến các thương hiệu, mà còn cả người tiêu dùng.
Nếu là một sneakerhead, chắc hẳn bạn đã biết tới đôi dad shoes Triple S lừng lẫy của hãng Balenciaga được ra mắt vào tháng 9/2017. Đầu năm 2018, một khách hàng đã bối rối khi phát hiện trên tag của những đôi Triple S có dòng chữ “Made in China”.
Phía chăm sóc khách hàng của thương hiệu giải thích rằng những đôi giày sneakers Triple S đang được sản xuất tại Trung Quốc, thay vì Italy. Dù được hãng bảo chứng, dòng chữ “Made in China” vẫn khiến mọi người cảm thấy e dè vì địa danh Phúc Kiến (Putian) tại Trung Quốc vốn nổi tiếng là “lãnh địa giày fake”.
Không thể phủ nhận Trung Quốc sở hữu hàng nghìn nhà máy lớn nhỏ chuyên sản xuất và cung cấp mọi sản phẩm trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chính vì hàng nhái cũng được ra đời với số lượng lớn tại đây, nên niềm tin của khách hàng dành cho nhãn mác “Made in China” gần như không có.
Trong một phóng sự thời trang đặc biệt của Vice, phóng viên đã đến tận nơi chuyên cung cấp các loại giày fake, gặp trực tiếp người khám phá ra cách nhái giày chuyên nghiệp – anh Chan. Không như những đôi fake kém chất lượng, Chan có thể làm ra những đôi giày giả giống gần 99% phiên bản thật. Theo thuật ngữ thị trường, chúng được gọi là giày replica.
Hàng replica được làm bằng chất liệu và chất lượng tương đương như giày thật, tinh vi đến nỗi sneakerhead cũng không thể phân biệt. Đây là loại sản phẩm được nói vui là phù hợp cho những người mong muốn sở hữu giày thật với mức giá chấp nhận được..
Chẳng hạn như những đôi giày Jordan, Yezzy hay Balenciaga không những giá cao mà còn rất hiếm. Các sneakerhead có thể mua qua các reseller (người kinh doanh hàng xách tay) với giá đã được đôn cao hơn. Vì vậy, cách tốt nhất để họ có thể sở hữu phiên bản giày yêu thích là mua giày replica.
Để làm được đôi giày replica cũng không dễ dàng. Theo Chan chia sẻ, Reddit (diễn đàn sở hữu hàng triệu người dùng chia sẻ thông tin về mọi lĩnh vực trong cuộc sống) là một nguồn hữu ích giúp anh cập nhật được nhu cầu và thị hiếu của công chúng. Một khi đã nắm bắt dòng giày nào đang được lòng giới trẻ và ngày sản xuất, Chan phải có sẵn một đôi thật, tháo bung hết các bộ phận để phân tích thì mới có thể làm lại giống 99% và kịp thời gian tung ra thị trường.
Chan bắt đầu công việc này vào năm 2016, anh chuyển tới làm việc ở Phúc Kiến để tiếp cận gần hơn với thị trường đồng thời thuê thêm nhân viên giúp đỡ. Trong một ngày, họ có thể sản xuất ra khoảng 120 đôi giày replica. Một đôi giày replica chỉ bằng khoảng 10% hoặc thấp hơn giá trị của đôi giày thật, nhưng lợi nhuận khá lớn. Chỉ tính riêng với doanh nghiệp của Chan, anh thu về trung bình khoảng 100 triệu USD doanh thu mỗi tháng.
Đêm xuống cũng là lúc các “tổ chức” giày fake hoạt động mạnh mẽ và công khai, những người giao hàng chở các thùng giày chất đống trên xe máy giao cho “người trung gian” để đơn hàng sẵn sàng gửi đến tay khách hàng. Kỳ lạ thay, những nơi bán giày replica còn gắn bảng hiệu đèn LED sáng rực và các tên hãng giày được viết sai một cách công khai, nhưng cảnh sát cũng thèm không quan tâm.
Tuy nhiên, việc nào cũng có cái giá của nó. Sản xuất được hơn 100 đôi sneakers mỗi ngày, nhưng sự không hài lòng của khách hàng mà Chan nhận được cũng khá nhiều. Khách hàng đòi hỏi những đôi replica chỉn chu tuyệt đối như hàng thật, nếu không được như vậy thì chúng sẽ bị trả về.
Khách không quan tâm rằng họ cũng đang dùng hàng nhái và cứ thế để lại những lời phê bình. Những đôi giày bị trả về chất đống ngày càng nhiều, chờ được giải quyết, gây thiệt hại lớn cho ông chủ Chan.
Trong phần bình luận dưới video phóng sự của Vice, một user có tên Joninfiction đã ghi: “Mua giày thật thể hiện sự tôn trọng với thương hiệu, nhưng mua giày giả là giúp đỡ những người công nhân kiếm tiền sống qua ngày”.
Tài khoản tên Za Warudoo chia sẻ thêm: “Nói thật lòng rằng tôi thà mua một đôi giày fake giá 100 USD với một vài lỗi sai nhỏ còn hơn là mua một đôi real được bán lại giá 1000 USD. Xét cho cùng thì chúng đều được gia công ở Trung Quốc thôi.”
Mỗi người đều có ý kiến khác nhau và chúng ta không thể dựa vào ý kiến chủ quan để đánh giá sự việc. Đối với người trong cuộc như Chan, anh khẳng định đây là nguyên tắc win-win (nhà sản xuất giày fake, khách hàng và cả thương hiệu chính hãng cũng đều có lợi) vì nó giúp tăng sự nhận biết thương hiệu cho hãng.
Vào tháng 2/2017, nhà thiết kế Virgil Abloh không tỏ vẻ khó chịu mà còn thể hiện sự yêu mến khi nhắc đến người sản xuất hàng nhái. Tuy nhiên, đến tháng 4/2018, Virgil bắt đầu lên án cộng đồng này.
Thị trường giày fake và hàng nhái đã xuất hiện khắp mọi nơi và ngày càng phát triển như một quả bom nổ chậm đe dọa đến doanh thu của các thương hiệu lớn. Giày thật ngày càng mất vị thế và liệu thế hệ sau này có còn hiểu được giá trị của những sản phẩm chính hãng là như thế nào? Tất cả đều còn phải bắt đầu từ ý thức của từng cá nhân.
Theo news.zing.vn
Trào lưu quăng giày Vans rộ lên, nhiều bạn trẻ Việt coi đây là cách kiểm chứng giày xịn hay fake nhưng liệu có chuẩn xác?
Chỉ từ trò vui đến từ phương Tây, không ít bạn trẻ Việt lại tin rằng đó là cách để kiểm chứng xem đôi Vans của họ là "fake" hay "real."
Vans tận dụng triệt để xu hướng Deconstructed tạo nên Cap Collection làm náo loạn cộng đồng Sneakerhead Vans Mix Checker đã quay trở lại và lợi hại hơn Vans Checker Flame - Phiên bản dành cho những kẻ mê Vans chính hiệu
Mấy ngày qua, trên Internet phương Tây hay Việt Nam đều tràn ngập video ghi lại cảnh quăng ném giày Vans hoặc dép cao su Crocs xuống đất.
Lý do là gì? Người dùng Twitter @ibelievethehype được cho là đã bắt đầu trend kỳ lạ này vào ngày 3/5 vừa qua. Dù cố ném đến thế nào đi nữa, đôi Vans của cô nàng này vẫn đứng thẳng trên mặt đất.
Theo @ibelievethehype, dù cô đã ném đủ kiểu nhưng đôi Vans của mình vẫn đứng thẳng...
Chỉ dài có 2 giây, đến nay video quăng giày Vans của @ibelievethehype đã thu hút hơn 258.000 likes và 96.000 re-tweet, chưa kể hơn 12.000 bình luận bày tỏ sự bất ngờ hoặc cãi nhau qua lại.
Dù chưa có tên chính thức, có thể khẳng định "challenge" này đến từ Mỹ. Không chỉ giày Vans, dân tình còn quăng cả dép cao su Crocs và hầu như, lần nào quăng ra cũng đứng thẳng hết. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là, từ thử thách này, nhiều thanh niên Việt Nam đã cho rằng đôi Vans nào ném ra mà bị đổ, tức là giày fake (!!!). Một đồn mười, mười đồn trăm, nhiều bạn trẻ đang tin sái cổ vào điều này và coi đây là cách để kiểm tra xem đôi Vans của mình là hàng xịn hay hàng "dỏm".
Liệu có đúng không? Để xem 1 đôi Vans là đồ xịn hay rởm, cần kiểm tra kỹ càng nhiều yếu tố chứ quăng ra đất xem đứng hay đổ thì vẫn chưa đủ.
Không phải giày cứ ném ra mà đứng được thì chắc chắn là giày xịn cũng như ném ra mà đổ chưa chắc đã là giày fake.
Đại đa số giày Vans trên thị trường đều có phần đế nặng, làm từ cao su lưu hóa (vulcanized rubber). Còn phần thân giày (upper), chủ yếu là vải mềm nhẹ. Khi ném xuống, phần đế nặng có xu hướng tiếp đất trước.
Dù mấy bạn choai choai ngày nay ai cũng mang Vans đi học, đi chơi - đừng quên đây là giày skate, sự mất cân bằng trọng lượng đặc biệt giữa đế và thân giày giúp tăng độ bám ván, thực hiện "trick" và tiếp đất dễ hơn.
Điều này tương tự như nguyên lý của việc đá cầu. Hầu như lúc nào cũng tiếp đất bằng đế nhưng thi thoảng, quả cầu vẫn đổ đấy thôi.
Chẳng có người dùng Reddit nào dám khẳng định Vans xịn ném ra sẽ đứng thẳng còn Vans "fake" thì không, phát biểu như vậy là thiếu căn cứ.
Có lẽ giờ này, đội ngũ marketing của Vans đang vỗ đùi ngồi cười với nhau vì tự dưng được quảng cáo miễn phí. Xin nhắc lại, đây chỉ là trò vui của các bạn trẻ phương Tây, nay các bạn trẻ Việt lại đem về rồi kháo nhau đây là cách để phân biệt giày xịn - fake là hoàn toàn không có căn cứ.
Theo Trí thức trẻ
Những cách cơ bản phân biệt sneaker thật và giả Giày sneakers xuất phát từ tiếng Anh Mỹ để nói đến loại giày có đế mềm làm bằng sao su hoặc vật liệu tổng hợp và phần trên được làm bằng da hoặc vải bạt. Giày sneaker trước đây chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực thể thao, xong hiện nay đã trở nên rất thịnh hành như là một sản phẩm...