Những đòi hỏi quái chiêu của tử tù trong buồng biệt giam
Nhiều người vẫn nói, bản thân cái chết không có gì đáng sợ, bởi khi nó chưa đến thì người ta chả biết nó ra sao, còn khi nó đến rồi thì người ta không còn biết gì nữa. Cái đáng sợ hơn là nỗi ám ảnh, sự sợ hãi khi nghĩ về cái chết. Đó chính là tâm lý chung của những tử tù đang chờ ngày ra pháp trường.
Không biết có phải vì sự ám ảnh ấy mà trong những ngày chờ đợi cái chết đến, nhiều tử tù đã đưa ra những đòi hỏi rất… quái chiêu đôi khi chỉ để gây khó dễ cho cán bộ quản giáo mà thôi.
1. Có lẽ trong số những tử tù đang được tạm giam ở Trại giam Kế Công an tỉnh Bắc Giang thì Nguyễn Thị Ngọc là người luôn đưa ra những đòi hỏi oái oăm nhất. Ngọc là người đàn bà có nhan sắc nhưng lại quá truân chuyên. Người mà Ngọc lấy làm chồng lại là một kẻ nghiện rất nặng. Cái lần Ngọc đưa chồng đến Trung tâm Y tế huyện Phú Lương (Thái Nguyên) để cai nghiện, cô ta đã gặp bác sĩ Vũ Năng Sỹ. Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa vợ một con nghiện và một bác sĩ chuyên khoa về cai nghiện đã khiến họ phải lòng nhau.
Biết chồng khó có thể cai nghiện, Ngọc bắt mối với Sỹ và rủ Sỹ buôn ma túy. Ngất ngư với men tình nên Vũ Năng Sỹ đã gật đầu đồng ý. Sau này khi đường dây buôn bán ma túy của Nguyễn Thị Ngọc và Vũ Năng Sỹ bị bắt thì cả hai đều bị xử tử hình. Mối tình ngoài luồng ấy đã đưa họ đến với kết cục bi thảm.
Ngót nghét gần 10 năm Nguyễn Thị Ngọc phải sống trong buồng biệt giam của Công an tỉnh Bắc Giang nên người đàn bà đẹp này trở nên lì lợm và đưa ra rất nhiều yêu sách. Quản giáo của trại giam Kế kể rằng những yêu sách của Ngọc đưa ra không hề to tát nhưng chủ yếu là để gây khó dễ với quản giáo.
Chẳng hạn như khi Ngọc nhờ cán bộ quản giáo mua cho gối thì chiếc gối đó nhất định phải có hoa văn là hình một bông hồng và nó nhất định không được dày quá cũng không được mỏng quá. Ngọc thích đọc báo nhưng phải là tờ “Đang yêu”.
Sẽ là rất đơn giản nếu Ngọc chấp nhận đặt báo theo định kỳ, đằng này cô ta lại luôn ngẫu hứng, báo phát hành thứ 3 và thứ 6 hàng tuần nhưng đôi khi thứ 5 Ngọc mới nhờ mua. Và nếu cán bộ quản giáo hôm đó không thể lùng mua được báo cho Ngọc vì lý do báo hết thì cô ta sẽ gào khóc và nói rằng: “Cán bộ không quan tâm gì đến tôi. Hãy để cho tôi chết đi còn hơn”.
Mua khăn tắm cho Ngọc cũng là một sự khó cho cán bộ quản giáo, mua khăn to cũng không được mà mua khăn nhỏ nhỏ một chút thì Ngọc sẽ vặn là “mua khăn mặt à?”. Thậm chí chỉ là mua xúc xích về ăn thôi Ngọc cũng hành tỏi cán bộ quản giáo.
Nếu cán bộ quản giáo mua về cho Ngọc một vỉ xúc xích 5 cái là ngay lập tức cô ta có thể quẳng đi và bảo: “phải là vỉ 3 cái thôi”. Cho dù khi ấy cán bộ quản giáo có ra sức giải thích rằng bây giờ người ta không sản xuất loại vỉ 3 chiếc nữa mà chỉ có loại 5 chiếc thôi cô ta cũng nhất mực không nghe.
Tử tù Vũ Năng Sỹ nhoài người để trò chuyện với chúng tôi.
Chưa dừng ở những yêu sách ấy mà thỉnh thoảng Ngọc còn đòi phải thay buồng giam, thay người quản giáo trực tiếp. Khi được hỏi lý do vì sao thì Ngọc thản nhiên trả lời: “Ở mãi một phòng lâu quá nên chán. Phải nhìn mãi một cán bộ cũng chán nên muốn thay đổi không khí tí thôi”. Lý do của Ngọc đưa ra không được ban giám thị trại chấp nhận nên cô ta quyết định tuyệt thực trong một thời gian dài. Và đỉnh điểm Ngọc đã tích nước tiểu, xú uế lại chờ cán bộ đi qua để hắt vào người.
Sau hành vi ấy Ngọc đã bị kỷ luật bằng một tháng không được thăm gặp và tiếp tế từ người thân. Nhưng ngay cả khi được Ban giám thị trại linh hoạt cho gặp bố, Ngọc cũng nhất định không chịu ra gặp. Quản giáo Cường, người quản lý khu biệt giam của trại giam Kế chia sẻ: “Chỉ khổ thân ông cụ bố của Ngọc, lọ mọ lên thăm con từ sáng sớm mà đợi đến tối muộn Ngọc vẫn nhất định cáo ốm khước từ không chịu ra gặp. Cuối cùng cụ lại phải lầm lũi ra về”.
Video đang HOT
Chúng tôi đến Trại giam Kế và gặp Ngọc vào một ngày nắng như đổ lửa. Cửa phòng biệt giam vừa mở, một mùi ẩm mốc xộc vào. Căn buồng Ngọc ở bé tí tẹo, tấm xi măng bên cạnh bỏ không. Nghe nói trước đó còn có một nữ phạm nhân khác nhưng giờ chị ta đã được ân xá giảm án xuống chung thân. Điều này càng khiến Ngọc bứt dứt và lo lắng cho số phận của mình.
Từ ngoài nắng nhìn vào buồng giam của Ngọc tối um. Ngọc ngồi thu lu một xó, một chân nằm gọn lỏn trong một cùm sắt to. Mọi hoạt động của Ngọc chỉ loanh quanh bán kính bằng với cơ thể của cô ta mà thôi. Khi chúng tôi đưa máy lên chụp, mặt Ngọc cúi xuống và lấy chiếc quạt giấy để che. Ngọc bảo: “Đằng nào cũng chết thì cho tôi được chết sớm ngày nào hay ngày ấy. Sống thế này nhục không bằng chết!”.
Tử tù Nguyễn Thị Ngọc mệt mỏi sau nhiều năm dài trong buồng biệt giam.
2. Năm 1993, khi 3 đối tượng Đinh Văn Phác, Hoàng Văn Hải và Nguyễn Văn Thành công tác tại Ngân hàng phát triển nông thôn chi nhánh Điện Biên dùng xe ngân hàng chở 129 kg thuốc phiện về Hà Nội tiêu thụ bị bắt tại địa bàn huyện Phong Thổ dư luận đã xôn xao và thực sự choáng về số lượng ma tuý khủng đang ngày đêm thẩm lậu về xuôi.
Cả 3 đối tượng phải ra toà nhưng chỉ Nguyễn Văn Thành – kẻ cầm đầu đường dây ma tuý này bị kết án tử hình. Thành “nằm” hơn 2 năm ở Trại tạm giam Công an tỉnh Lai Châu (cũ) đến khi ra pháp trường.
Là cán bộ ngân hàng, từng tốt nghiệp đại học kinh tế nên Nguyễn Văn Thành có thái độ rất “văn hoá” chứ không quậy như mấy tên tội phạm giết người, cướp của nằm ở buồng giam bên cạnh. Nhưng trong vòng hai năm nghỉ dưỡng ở dãy buồng giam K1, các quản giáo ở đây cũng phải nhiều phen điêu đứng vì những yêu sách của Thành.
Hồi đó sách báo còn quý hiếm chứ không nhiều và dễ kiếm như bây giờ. Vậy mà đùng một cái Thành nói với cán bộ quản giáo là anh ta muốn hàng ngày đọc Báo ND để biết tình hình thời sự, chính trị của đất nước. Còn nhớ, thời gian đó cả trại mới được cấp phát một tờ báo ND. Và thế là Ban giám thị, cán bộ của trại phải tranh thủ chuyền tay nhau đọc để còn kịp đưa xuống cho Thành theo đúng yêu cầu của anh ta. Dù khó nhưng yêu cầu ấy vẫn nằm trong khả năng của Trại.
Thế nhưng khi anh này đưa ra yêu sách đòi đọc những cuốn sách kinh điển Mác – Ăng ghen, Lê nin về kinh tế chính trị thì Trại thực sự mướt mồ hôi. Chưa dừng ở đó, những cuốn sách kinh điển mà Thành yêu cầu lại phải là sách bìa cứng, nhà xuất bản ở Matxcơva!? Khi yêu sách không được đáp ứng, Thành quay sang chửi bới, dọa tuyệt thực, thậm chí dọa tự sát. Không thể đáp ứng được yêu cầu quá khó của Thành nên Ban giám thị trại đành phải tăng cường thêm quản giáo, cho thêm tử tù khác vào ở cùng phòng với anh ta đề phòng Thành tự tử thật.
Vốn tính sạch sẽ nên mỗi khi phục vụ buồng (thường là phạm nhân án thường) vào dọn dẹp chậm là anh ta làm ầm lên, đá cả bô vệ sinh về phía người phục vụ.
3. Bây giờ thì Quàng Văn Hơn (huyện Tuần Giáo, Điện Biên) đã nằm dưới 3 tấc đất nhưng yêu sách của Hơn thì vẫn được các cán bộ của Trại giam Công an tỉnh Điện Biên kể cho nhau nghe.
Hơn cùng với ba người nữa là Quàng Văn Hùng, Quàng Văn Nguynh và Quàng Văn Tó đi kéo lưới qua cánh rừng bản Ta Pao thì gặp cháu Lò Thị Viện, 13 tuổi đang chăn trâu. Thấy không gian vắng vẻ, bốn tên này đã rủ nhau hãm hiếp cháu Viện rồi sau đó giết luôn. Vì tội ác man rợ mà chúng gây ra, cả bốn tên trong vụ án hiếp giết này cùng bị xử tử hình.
Khu biệt giam tử tù của Trại giam Công an tỉnh Bắc Giang.
Nhưng vào trại không giống như những tử tù phạm trọng tội khác, Quàng Văn Hơn lại tỏ ra ăn năn, hối cải. Hắn biết tội của mình nên không gào thét kêu oan cũng không gây khó dễ gì cho cán bộ quản giáo. Điều đặc biệt duy nhất là Hơn nằng nặc đòi cán bộ tìm mua cho một chiếc khăn piêu (khăn bịt đầu của các cô gái Thái).
Tất nhiên với một đòi hỏi nhẹ nhàng và rất dễ đáp ứng như thế thì Ban giám thị trại không khó để mà chiều theo ý Hơn. Tuy nhiên suy đi tính lại thì cán bộ trại lại không thể làm theo nguyện vọng của Hơn vì rất có thể biết đâu chiếc khăn piêu lại chính là vật dụng để Hơn tự kết liễu đời mình.
Khi yêu cầu không được đáp ứng, Hơn bỏ ăn bỏ uống cho dù cán bộ động viên thế nào cũng không được. Cực chẳng đã Ban giám thị đành quyết định mua khăn piêu cho Hơn nhưng phải cử thêm một tử tù khác vào ở cùng phòng anh ta để anh ta không có cơ hội tự tử nếu có ý định.
Sau này khi Hơn bị đưa ra pháp trường xử bắn thì phạm nhân ở cùng buồng với anh ta có kể lại rằng từ khi có chiếc khăn piêu Hơn vui vẻ, hào hứng hẳn lên. Đêm đêm anh ta ôm ấp, hít hà chiếc khăn ấy. Thấy lạ phạm nhân cùng phòng mới hỏi Hơn lý do vì sao mà anh ta lại nằng nặc đòi có được chiếc khăn và sao lại quý nó như vậy thì được Hơn trả lời rằng: “Có khăn để cảm giác mẹ và vợ luôn ở bên. Hồi còn ở nhà mẹ và vợ hay quấn khăn này lắm. Giờ trong này phạm tội không được gặp hai người đó nhớ lắm. Thấy có lỗi với họ lắm!”.
Một phạm nhân đã từng gây ra tội ác man rợ, trời không dung đất không tha nhưng trong sâu thẳm tâm hồn anh ta vẫn có những suy nghĩ rất con người!
Với những phạm nhân bị kết án tử hình thì thời gian sống của họ luôn chỉ được tính bằng ngày. Có thể ngày hôm nay còn sống nhưng chỉ sáng sớm mai thôi bọn họ đã bị đưa ra pháp trường để thi hành án. Thế nên những cán bộ quản giáo của những tử tù là người hiểu về điều đó hơn ai hết. Cũng bởi họ hiểu nên phần nào họ cảm thông và luôn cố gắng đáp ứng cao nhất có thể những nguyện vọng… không giống ai của tử tù.
Đó là cách hành xử nhân văn cuối cùng mà những người quản giáo dành cho họ. Để những kẻ phạm tội được cảm thấy thanh thản trước khi bước vào cõi vĩnh hằng, trả giá cho những tội ác mà bọn họ đã gây ra trong quá khứ
Theo Cảnh sát Toàn cầu
Bí ẩn bên trong "trường bắn xi lanh" Kỳ 2: Những yêu sách quái gở của tử tù chờ mãi không được chết
Quậy phá chán, Ngọc lại bẻ hành bẻ tỏi, "hành hạ" quản giáo bằng những "yêu sách kỳ dị".
Phòng tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
Nguyên tắc thì vẫn là: Không được trực tiếp nói đến việc dựa cột hay tiêm thuốc độc, tiêm hoặc bắn vào thời gian nào, tránh ảnh hưởng đến tâm lý của những người đợi chết. Không hỏi, nhưng dường như tử tù nào cũng biết rất rõ mình đang đợi ngày "xử tử" rất rất gần đây thôi...
Nhà báo ơi, em vẫn sống
Quả thật, "dính án" tử hình lúc giao thời giữa hai hình thức thi hành án tử hình bằng bắn "dựa cột" và trói lại nằm giường tiêm thuốc độc, nên những người từng gây tội ác kinh thiên này có vẻ... quá thiệt thòi. Người ta bảo, bản thân cái chết không có gì đáng sợ lắm, bởi khi nó chưa đến thì người ta chả biết nó ra sao, còn khi nó đến rồi thì người ta... không còn biết gì nữa. Cái đáng sợ hơn là nỗi ám ảnh, sự sợ hãi khi nghĩ về cái chết. Trong trường hợp của thế giới tử tù đang bị biệt giam "dồn toa" ở trại tạm giam Kế (Bắc Giang) kia, "triết lý" kể trên rất rất đúng. Khi quản giáo Cường dẫn chúng tôi đi qua các vòng cửa quây kín dây thép gai, rồi mở cửa các phòng biệt giam tối tăm, hôi hám, chật chội thì đã thấy tiếng chào hỏi, bàn luận của các tử tù: "À, lại nhà báo này. Lần trước anh ấy còn tặng tớ mấy tờ báo cơ mà", "Nhà báo ơi, em vẫn sống lại được gặp anh lần nữa nhá, cứ tưởng bị "đòm" từ lâu, ai ngờ...", "Nhà báo ơi, nói với cán bộ cho em "đi" (thi hành án tử hình) thì "đi" luôn nhanh lên, chứ em nằm chờ chết thế này gần chục năm rồi, không chịu được nữa". Có người văng tục, chửi bới, hoặc nói những lời phẫn uất khá chí tình.
Thật ra thì với cảm giác "sống nay chết mai", ăn chắc án tử hình rồi, tử tù là đối tượng mà quản giáo phải rất vững vàng, tình nghĩa, lão luyện trong tay nghề thì mới quản lý hiệu quả được. Anh em quản giáo chỉ còn biết an ủi động viên tử tù "nhưng mà khó lắm", quản giáo Cường nói. Bởi họ bị giam quá lâu, thủ tục và lộ trình đi đến ngày ra "pháp trường xi lanh" còn chờ đợi dài, làm sao họ không bức xúc? Nhiều đối tượng phản ứng tiêu cực, lăn đùng ngã ngửa ra tự tử, xé quần áo treo cổ, đâm đầu vào bờ tường, chọc thủng tĩnh mạch, tuyệt thực, "tuyên chiến" với cán bộ quản giáo, cũng vì cái uất ức không được "chết nhanh" kia.
Nguyễn Thị Ngọc bất bình khi bị biệt giam chờ "tiêm thuốc độc" lâu quá nên thu gom nước tiểu, xú uế đợi cán bộ đi qua để hắt ra
Nữ tử tù quái chiêu
Căn phòng biệt giam tử tù mở ra. Mùi hôi hám xộc lên, từ ngoài nắng nỏ đi vào, tôi thấy mọi thứ tối thui. Phòng của nữ tử tù tên là Nguyễn Thị Ngọc (tội buôn ma túy) bé tẹo. Cô ta bị cùm một chân bằng cùm sắt to, thành thử mọi di chuyển, cựa quậy chỉ trong "vòng kim cô" với khoảng cách bằng chiều dài cơ thể cô ta, bởi một bên chân bị ghim chết cứng vào một chỗ. Dính án, tòa xử tuyên tử hình Ngọc từ năm 2004 cùng với người tình, đến nay đã 9 năm, sơn nữ tóc dài da trắng nay bị biệt giam trong phòng riêng dành cho tử tù. Khi chúng tôi chụp ảnh, người đàn bà nhan sắc này khóc, lấy quạt nan che mặt, giọng đầy oán thán. Mở miệng ra là Ngọc xin được chết. Ngọc có hai con, chồng nghiện ma túy, Ngọc đưa chồng đi cai nghiện ở Thái Nguyên. Tại đó Ngọc gặp Vũ Năng Sỹ (nguyên là cán bộ Trung tâm y tế huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên; nay Sỹ là một tử tù cũng bị giam buồng bên cạnh, cách Ngọc hơn 10m). Sỹ là một bác sĩ tốt nghiệp Đại học Y Thái Nguyên. Hai người mặn nồng rồi rủ nhau đi buôn ma túy nhưng lưới trời lồng lộng, họ đã tự giăng lưới và tự để cho mình mắc lưới tử tội. Sỹ bảo: "Em là một cán bộ ngành y, ăn học tử tế, đầy tâm huyết, một phút nông nổi giờ thành người sắp bị xử tử, buồn lắm chứ. Chỉ ước ao sau này được chết, rồi đem nội tạng của mình hiến tặng cho bệnh nhân nghèo để họ được sống. Như thế là trọn vẹn cái khát vọng của người được đào tạo ngành y".
Bị biệt giam chờ ngày ra pháp trường lâu quá, tử tù này béo ú lên (Ảnh nhỏ: Cận cảnh một cái cùm biệt giam tử tù).
Việc lấy nội tạng tử tù hầu như không thể theo quy định luật pháp nước ta. Vả lại, bây giờ nếu Sỹ bị thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc đặc chủng, thì nội tạng của anh ta cũng không dùng được vào việc gì nữa. Đôi tử tù từng là nhân tình nhân ngãi này vô cùng đau khổ trong cảm giác đợi chết. Sỹ bất bình: "Đi" (xử tử) thì "đi" luôn đi, tha thì tha luôn đi, chờ đợi thế này nhục lắm". Anh ta chửi bới. Ngọc thì tích cóp nước tiểu, phân, đợi cán bộ đi qua, hắt tứ tung cho bõ tức. Ngọc còn tuyệt thực nhiều ngày để phản đối việc bị giam lâu quá, Ngọc bỏ ăn, không thèm tiếp bố già đến thăm nom, Ngọc kiến nghị xin đổi phòng biệt giam, đổi quản giáo để cho nó... thay đổi không khí. Quậy phá chán, Ngọc lại bẻ hành bẻ tỏi, "hành hạ" quản giáo bằng những "yêu sách kỳ dị".
Đại tá, giám thị trại giam Kế, ông Nguyễn Duy Đức thở dài kể: "Ngọc đòi chúng tôi mua cho cô ta đúng loại báo cô ta thích. Ngọc đọc kỹ từng chữ để giết thời gian, báo mua về muộn là Ngọc chửi bới, tuyệt thực nhiều ngày. Khăn mua về thì phải đúng kích cỡ, đúng màu sắc, đúng... loại hoa thêu vẽ trên khăn mà Ngọc yêu cầu, nhỏ hay to là hơn là cán bộ "dính quả chửi bới". Có khi Ngọc đòi mua gối có hình hoa hồng đỏ, mà nhà thiết kế vẽ hoa tuylip trên đó là... cả khu biệt giam nghe Ngọc gào thét càu nhàu. Chuyện Ngọc thu gom nước tiểu, xú uế vào cái bô, đợi cán bộ đi qua để hất ra đe dọa là có thật. Chúng tôi kỷ luật Ngọc bằng cách rất đơn giản. Đành chấp nhận cho Ngọc hắt phân và nước tiểu của mình ra khắp phòng và cửa phòng, lối đi. Rồi bảo anh em từ từ hẵng dọn. Cho Ngọc biết thế nào là mùi xú uế, Ngọc gây ra thì tự ngửi đi đã...".
Sự cuồng quẫn cảm giác như đã lên đến đỉnh điểm nếu không có sự quản lý, động viên khéo léo của các quản giáo dày dạn kinh nghiệm nhất. Khó nhất là đối phó với những tử tù có suy nghĩ tiêu cực như Nguyễn Duy Biên, anh ta liên tục lao đầu vào bờ tường đòi tự tử. Vừa nhập phòng, Biên đã kịp xé quần áo bện thành dây treo cổ tự vẫn.
Đại tá Nguyễn Duy Đức, giám thị trại giam Kế bảo: "S ức chứa của trại được Bộ Công an cho phép là 12 tử tù, nhưng giờ con số đã là hơn gấp đôi (26 đối tượng). Nhà giam được cơi nới, sửa chữa, cùm, phòng, dây thép gai không thể tốt như những phòng biệt giam đạt tiêu chuẩn cấp Bộ được. Lý do như đã nói, là chúng ta dừng việc thi hành án tử hình bằng bắn súng, giờ chuyển sang hình thức tiêm thuốc độc, nhưng thuốc thì chưa mua được, sản xuất trong nước thì chưa xong, nhà tiêm thuốc với công nghệ ngoại nhập và thiết bị "nhập nguyên chiếc" từ Thái Lan cũng... chưa hoàn thiện. Tóm lại, theo nghị định của Chính phủ mới đây: Ngày 26/6/2013 vừa qua, việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được chính thức có hiệu lực, nhưng vẫn chưa có tử tù nào được "tiêm xử tử". Kế hoạch thi hành án tử hình kiểu mới lại bị vỡ. Tức là hàng trăm tử tù lại mỏi mòn đợi chết, có nhiều đối tượng gào théo đòi được "đi" sớm".
"Pháp trường xi lanh" vẫn chưa hứa hẹn ngày "khai mạc" Theo Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Bộ Công an) chính thức trả lời trên báo chí rằng: "Việc "xử tử" trong "pháp trường xi lanh" chưa diễn ra theo lộ trình là ngày 27/6/2013 được và cũng chưa biết bao giờ mới diễn ra, có gì chúng tôi sẽ thông tin với báo chí sau". Vậy là, con đường đợi chết của hàng trăm tử tù trên cả nước mịt mù lắm. Họ còn phải vật vã chờ đợi khá lâu nữa trong tình trạng buồng giam quá tải, tâm trạng của tử tù đầy "nỗi niềm" với chuỗi "một ngày dài hơn thế kỷ". Điều này sẽ tiếp tục gây khổ sở cho bản thân tử tù, gây nỗi khó khăn cho những người trực tiếp quản lý, giáo dục các đối tượng chờ chết trong trại tạm giam.
Theo xahoi
Những người trông tử tù Chân mang xiềng, bị biệt giam, điều duy nhất để tử tù bấu víu, nương tựa là cán bộ quản giáo trực tiếp trông coi họ. Ở Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An có 18 tử tù chờ ngày ra pháp trường. Trong số này, người lâu nhất nằm xiềng 5 năm, người mới xấp xỉ 365 ngày. Mỗi tử tù...