Những đôi giày biểu tượng của Michael Jordan
Air Jordan là món đồ thời trang khó có thể bỏ qua nhờ sự độc đáo và chất lượng. Chúng được Nike và Michael Jordan khai sinh từ 1984, trở thành biểu tượng thời trang.
Michael Jordan là biểu tượng văn hóa đại chúng trên thế giới. “Michael Jordan là một huyền thoại theo mọi nghĩa. Dòng giày thể thao mang tên ông cũng ở tình trạng tương tự”, Esquire nhận định. Vị thế và phong cách của ông đã khiến thương hiệu Jordan trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều “đầu giày”. Ảnh: Dunksrnice.
Vào năm 1984, Nike là nhà sản xuất giày chạy bộ. Họ đang gặp khó khăn và tìm cách thay đổi. Khi đó, bóng rổ là môn thể thao dần phổ biến tại Mỹ, và sự chú ý dành cho tài năng mới Michael Jordan. Ảnh: The New York Times.
Ban đầu, Michael Jordan từ chối hợp tác với Nike vì thích adidas và Converse hơn. Song cả hai đều không đưa ra đề nghị tốt như Nike. Tân binh bóng rổ đã ký hợp đồng 5 năm, trị giá 500.000 USD/năm với thương hiệu Mỹ. Bản hợp đồng này mở đường cho sản phẩm thời trang bóng rổ của hãng. Trong tháng đầu tiên kể từ khi giới thiệu, thương hiệu Mỹ đã thu về 70 triệu USD. Ảnh: Sole Collector.
Michael Jordan cùng Nike đã xây dựng dòng dòng Air Jordan trở thành GOAT (viết tắt của Greatest of All Time – vĩ đại nhất mọi thời đại) của giày thể thao. Hiện nay, Air Jordan 1 thuộc top giày thể thao phổ biến nhất trên các trang thương mại điện tử. Từ bộ đệm khí mang tính cách mạng thời bấy giờ đến biểu tượng đôi cánh đại diện cho tân binh bay cao, AJ1 được coi như “chén thánh” của nhiều nhà sưu tập. Ảnh: Unsplash.
Đôi AJ ban đầu được sản xuất dành riêng cho Michael Jordan vào cuối năm 1984. Nó được thiết kế bởi Peter C. Moore. Đến tháng 4/1985, nó được giới thiệu rộng rãi trước công chúng. Trên thị trường đấu giá hoặc bán lại, các mẫu giày Michael Jordan từng diện được rao với giá hàng chục nghìn USD. Ảnh: SLAM.
Video đang HOT
Năm 1987, các cuộc họp bàn về thiết kế giày diễn ra không tốt đẹp. Dự án được trao cho Tinker Hatfield với bản tóm tắt mơ hồ: “Chỉ cần làm điều gì đó với nó”. Hatfield vừa hoàn thành công việc thiết kế giày có bộ phận đệm khí Air mang tính cách mạng. Nhà thiết kế sau đó đã giới thiệu nguyên mẫu Air Jordan 3 với các đặc điểm như: Cổ trung, không có dấu swoosh, da nguyên tấm mềm mại. Ảnh: Nike.
Đôi giày sở hữu bộ phận khí có thể nhìn thấy ở phần gót chân. Song điểm thú vị nhất của AJ3 là logo Jumpman (lấy cảm hứng từ Michael Jordan năm 1984) xuất hiện trên lưỡi gà. AJ3 đã hình thành tiêu chuẩn mới về thời trang và công nghệ cho giày thể thao mang nhãn hiệu Michael Jordan. Ảnh: Highsnobiety.
Jordan lần đầu tiên mặc Air Jordan 3 trong trận NBA All-Star năm 1988. Tuy nhiên, ông thường diện mẫu “White Cement” vào đầu tháng 11/1987 trong một số trận đấu. Các màu “White Cement” và “Black Cement” sau đó ra mắt vào tháng 1/1988. Ảnh: KicksOnFire.
Năm 1995, Michael Jordan khi đó là ngôi sao lớn. Sau hai mùa giải thi đấu tại MLB, ông giành được danh hiệu vô địch NBA lần thứ tư. Thần tượng bóng rổ còn đóng vai chính trong phim Space Jam. Đôi Air Jordan 11 ông diện trong phim là một trong những AJ phổ biến nhất. Ngoài ra, nguồn cung hạn chế của AJ11 khiến “cơn khát giày” trở nên dữ dội hơn. Điểm nổi bật nhất của đôi giày là tấm chắn bùn bằng da đã được cấp bằng sáng chế. Ảnh: EssentiallySports.
Trọng lượng của nó nhẹ hơn da thật và có xu hướng không giãn ra nhiều, giúp bảo vệ chân. Lớp da này cũng tăng vẻ ngoài sang trọng cho đôi giày. Sau khi ra mắt, một số người diện nó với vest thay cho giày công sở. Tháng 7, nhà đấu giá Sothebys cho lên sàn đôi Air Jordan 11 “Space Jam” mà Michael Jordan chưa từng diện. Đôi giày được bán với giá hơn 176.000 USD. Ảnh: Sothebys.
AJ11 gây chú ý trong Space Jam. Song đôi giày đầu tiên của Jordan đã làm rạng danh màn bạc là Air Jordan 4 . Nó từng xuất hiện trong phim Do the Right Thing (1989). Đặc biệt, đây là đôi AJ đầu tiên được giới thiệu trên thị trường toàn cầu. Mẫu giày do Tinker Hatfield thiết kế. Ảnh: Hypebeast.
AJ4 được xây dựng dựa trên các yếu tố thiết kế tiến bộ. Nó sở hữu hệ thống hỗ trợ viền mới, được gọi là “cánh” cùng lưới đan trên lưỡi và các tấm bên. AJ4 được làm nhẹ hơn để mô phỏng cảm giác bay. Logo Jumpman vẫn xuất hiện trên lưỡi gà. Song phiên bản này có thêm chữ “Flight” bên dưới. Ảnh: Nice Kicks.
Sự thành công của AJ1 đã khuyến khích thương hiệu giới thiệu dòng giày tiếp theo vào năm 1986 cho mùa bóng rổ mới. Được thiết kế bởi Peter Moore và Bruce Kilgore, Air Jordan 2 đặc biệt ở chỗ nó được sản xuất tại Italy. Ảnh: Highsnobiety.
AJ2 có bộ phận Air-Sole với chiều dài đầy đủ, tạo lớp đệm cho đôi chân đau của ngôi sao NBA. Nó nổi bật với lớp da giả thằn lằn. Ngoài ra, đây là mẫu giày đầu tiên không có dấu swoosh đặc trưng, mở đường cho việc phá bỏ giới hạn ở AJ3. Ảnh: Sohu, Complex.
Chàng trai tự kỷ sở hữu 800 đôi giày Sneaker
Chàng trai tự kỷ sở hữu 800 đôi giày Sneaker Từ năm 12 tuổi, Morgan Weekes đã bị ám ảnh bởi những đôi giày Sneaker.
Sau 18 năm, anh đã sở hữu bộ sưu tập khủng có khoảng 800 đôi, trị giá hàng nghìn bảng Anh.
Từ nhỏ, Morgan Weekes được đưa đến Trung tâm Fordway ở Ashford dành cho trẻ mắc chứng tự kỷ.
"Tại đây, đôi giày thời trang đầu tiên đã lọt vào "mắt xanh" của tôi. Nhiều bạn bè đến từ Anh ăn mặc thời trang và hợp xu hướng. Từ đó, niềm yêu thích thời trang của tôi được hình thành" - anh chia sẻ.
Giờ đây, anh tin rằng mình đang sở hữu một trong những bộ sưu tập lớn nhất ở Vương quốc Anh.
Morgan nói: "Tôi có 800 đôi để ở một số địa điểm. Các đôi mới về mỗi tuần. Số lượng trong bộ sưu tập của tôi luôn tăng lên hàng tháng".
Nhiều đôi thậm chí anh chưa bao giờ đi và tất cả đều được giữ cẩn thận trong đủ, kiểm soát nhiệt độ đặc biệt để đảm bảo sự nguyên sơ.
Morgan Weekes sở hữu 800 đôi giày Sneaker đến từ các thương hiệu lớn.
Hiện tại tủ giày của anh như một cửa hàng, rất lớn và đầy ắp các bức tường. Anh có xu hướng sưu tập giày Nike trong khoảng năm 1990 đến 2003. Đôi giày lâu đời nhất của anh được sản xuất ở những năm 1980. Trong khi đó, đôi đắt nhất anh có là giày giới hạn, đánh dấu sự hợp tác của McLaren F1 và Asics.
Sống trong một căn hộ ở Woking, Surrey, anh luôn phải đấu tranh tư tưởng để giữ số lượng tại nhà ở mức tối thiểu. Anh để sẵn 20 đôi để đi thường xuyên và xoay vòng bộ sưu tập của mình.
"Tôi không thích để quá nhiều trong nhà, vì có thể gây ô nhiễm môi trường sống, đặc biệt khi giày của tôi đã 30 tuổi. Nó sẽ không tốt cho sức khỏe" - Morgan cho biết.
Mỗi đôi giày thể thao của anh có giá từ 137 USD đến 20.600 USD hoặc hơn. Chúng đã trở thành những món đồ sưu tập thực sự như đồng hồ.
Trong bộ sưu tập của mình, anh thích nhất dòng Nike Spiridon. Theo anh, đó là một tác phẩm kinh điển đình đám đã trở lại một lần nữa vào năm 2016. Anh đã sở hữu 75 đôi thuộc dòng này, trong đó có 30 đôi cùng màu. Thiết kế màu xanh hoàng gia hiếm và khó mua nhất nhưng anh vẫn săn lùng để mua với bất cứ giá nào.
"Những đôi giày này có sức ảnh hưởng lớn trong làng nhạc và thời trang vào đầu những năm 2000. Với tôi, nó là mẫu giày đẹp và mang tính biểu tượng" - Anh nói thêm.
Morgan vẫn đang tìm kiếm một đôi trong mơ thuộc dòng Nike MAGS, đã xuất hiện trong bộ phim Back To The Future. Đôi này có thể tự buộc dây, giá từ 15.000 đến 20.000 bảng tùy phiên bản.
Hiện tại Morgan làm việc tại tạp chí giày dép quốc tế Sneaker Freaker. Nhờ sự nỗ lực hết mình, anh đã có cơ hội làm việc với các thương hiệu đình đám như Nike và New Balance.
Hãng giày nào phổ biến nhất thế giới? Adidas hay Nike, Converse hay Vans, cái tên nào được xuất hiện nhiều nhất trong danh mục mua sắm của người tiêu dùng toàn cầu? Văn hoá sneaker đang từng bước leo lên tới đỉnh cao của sự phát triển, đồng nghĩa với đó là sự phổ biến toàn cầu. Giờ đây, trong tủ đồ cá nhân của mỗi người ít nhất cũng...