Những đồ vật trong nhà gây hại cho trẻ
Với trẻ nhỏ, nhà không phải là nơi an toàn tuyệt đối. Đồ vật và cách bài trí nội thất tiêm ân rui ro, thậm chí gây tử vong cho trẻ.
Người lớn không nên chủ quan đối với những vật dụng sau đây. Chúng tưởng chừng như vô hại, nhưng có thể gây chấn thương cho trẻ, thậm chí là tử vong.
Đồ vật nặng
Theo bác sĩ Meghan Martin từ khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Johns Hopkins, Mỹ, đồ nội thất nặng như tủ hoặc bàn cần được kê sát tường và cố định bằng dụng cụ chắc chắn, phòng trường hợp trẻ trèo lên và bị vật đổ xuống người. Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ báo cáo gần 475 trẻ em (phần lớn dưới 6 tuổi) đã chết vì sự cố này từ năm 2000 đến năm 2019.
Tương tự, đối với tivi, bác sĩ Denise Nuez thuộc khoa chăm sóc tích cực Bệnh viện Nhi Montefiore, New York, khuyến cáo các gia đình nên treo thiết bị sát tường hoặc gắn chặt vào tủ.
Bác sĩ nhi khoa Syeda Amna Husain tại New Jersey cho biết cô chưa bao giờ mua xe tập đi cho con vì có nhiều báo cáo cho thấy loại xe này không an toàn. Khi không có người giám sát, trẻ có thể di chuyển đến những khu vực nguy hiểm trong nhà như cầu thang, bể bơi, lò nướng hoặc đâm vào tường, làm đồ đạc đổ vỡ. Học viện Nhi khoa Mỹ từng kêu gọi cấm sản xuất và bán xe tập đi cho trẻ nhỏ.
Đồ chơi nhỏ
Theo Học viện Nhi khoa Mỹ, trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi có nguy cơ bị hóc dị vật cao nhất. Vì vậy, bố mẹ không nên mua cho con những thứ đồ chơi nhỏ xíu. Theo bác sĩ Nkeiruka Orajiaka, nếu đồ chơi có thể nhét vừa lõi giấy vệ sinh, nó sẽ là mối nguy hiểm đối với trẻ. Những món đồ như vậy cần có người lớn giám sát và phải để riêng rẽ với đồ chơi an toàn.
Người lớn không nên chủ quan với vật dụng này. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Nhi khoa (Pediatrics), từ năm 1990 đến 2015, có 17.000 trẻ em phải đi cấp cứu vì chấn thương liên quan tới dây kéo rèm cửa, thậm chí có trường hợp tử vong, chủ yếu do dây quấn vào cổ khiến trẻ bị ngạt. Để phòng ngừa tai nạn, các bậc cha mẹ nên sử dụng loại rèm không dây.
Video đang HOT
Cửa sổ không khóa
“Một đứa trẻ không được giám sát có thể gây ra vô số rắc rối. Ví dụ, trẻ trèo lên cửa sổ và ngã”, bác sĩ nhi khoa Krupa Playforth tại Virginia cho hay. Các bác sĩ kêu gọi mỗi gia đình phải khóa cửa cẩn thận, đặc biệt là cửa trên tầng cao. Chỉ riêng tại Mỹ, ước tính mỗi năm có 15.000 trẻ em bị thương do ngã từ cửa sổ, theo Cincinnati Children, một trung tâm nghiên cứu y tế phi lợi nhuận.
Bác sĩ Martin cho rằng lắp tấm lưới chống côn trùng trên cửa sổ là chưa đủ. “Cửa sổ cần có khóa chắc chắn hoặc chấn song. Một tấm lưới sẽ không bảo vệ được trẻ, vì thế bạn không được để con một mình trong phòng với chiếc cửa sổ mở toang”, cô nói. Bác sĩ Playforth nói thêm rằng hiện nay đã có những loại chấn song mở được nhanh chóng, phòng trường hợp khẩn cấp.
Mặc dù pin là vật dụng cần thiết, bác sĩ Orajiaka khuyến cáo người lớn cần để pin xa tầm tay trẻ em. “Những viên pin nhỏ nhưng rất nguy hiểm”, Orajiaka cho biết. Pin cúc áo chứa natri hydroxit, có thể gây bỏng và nhiễm trùng, theo Học viện Nhi khoa Mỹ.
Pin cúc áo có nguy cơ gây hại cho trẻ. Ảnh: Insider
Đồ vật có dây điện dài
Những sợi dây điện của tivi, bàn là hoặc đèn tiềm ẩn một số rủi ro cho trẻ. Trẻ em có thể kéo dây, làm đồ vật rơi xuống và gây thương tích hoặc mắc dây vào cổ. Vì vậy, những vật này cần được để xa tầm với của trẻ. Đối với các thiết bị được sử dụng thường xuyên như tivi, hãy giấu dây điện trong các tấm nẹp nhựa.
Đồ đạc của khách
Khi khách tới chơi nhà, bạn không biết họ mang những đồ gì theo, bác sĩ Martin giải thích. Ví dụ, ông bà có thể mang theo thuốc mà trẻ không được nuốt. “Vì vậy, bố mẹ hãy giữ túi sách, ví của khách ở nơi cao và an toàn”, Martin khuyến cáo.
Ổ điện không che đậy
Theo Tổ chức An toàn Điện Quốc tế, mỗi năm, khoảng 2.400 trẻ em Mỹ gặp các chấn thương liên quan đến ổ cắm điện. Khảo sát năm 2016 của tổ chức này phát hiện gần 1/3 số phụ huynh không che chắn ổ cắm, dù đó là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa rủi ro. Bác sĩ Orajiaka gợi ý dùng đồ vật nặng che ổ điện để trẻ không chạm vào.
Đồ vật có cạnh sắc nhọn
Bác sĩ Husain cảnh báo trẻ nhỏ có nguy cơ bị chấn thương vùng đầu nếu va phải cạnh sắc của đồ nội thất như góc bàn chẳng hạn. Báo cáo năm 2018 của nhà xuất bản Y tế Harvard ghi nhận 10.000 trẻ em phải cấp cứu mỗi năm do chấn thương đầu. Để ngăn chặn tai nạn này, hãy bao bọc các bộ phận có thể gây thương tích.
Gương và tranh trong phòng khách
Đồ trang trí tường có khối lượng lớn như gương hoặc tranh vẽ có thể rơi xuống người trẻ con. Nếu đồ vật có thuỷ tinh hoặc cạnh sắc, trẻ sẽ bị thương nghiêm trọng. Bác sĩ Husain và Orajika khuyến khích các phụ huynh treo những khung tranh nhẹ, cách xa nơi con cái chơi đùa.
Nước nóng
“Cốc cafe hay trà nóng cần phải để ở nơi trẻ không với được”, bác sĩ Martin nói. Vì vậy, bạn cần tránh để bình hoặc cốc chứa đồ uống nóng ở nơi như mép bàn để ngăn chặn nguy cơ gây bỏng.
Lá cây độc
“Ít người nghĩ tới rủi ro từ cây có độc, bác sĩ Playforth nhận xét. Hãy đảm bảo mọi cây cối trong nhà đều vô hại, đặc biệt là những cây ở trong tầm với của trẻ”.
Bên cạnh những lưu ý trên, các bác sĩ đều thống nhất rằng các bậc cha mẹ nên tìm hiểu phương pháp sơ cứu, hô hấp nhân tạo. Đó đều là những kỹ năng cần thiết để bảo vệ con trẻ.
Pin đồng hồ mắc kẹt trong họng suốt 4 tháng, cô bé may mắn sống sót
Bé gái 11 tháng tuổi khi đang chơi đùa đã nuốt một cục pin đồng hồ đeo tay. Tuy nhiên, gia đình không ai biết việc này. Điều may mắn là cháu bé vẫn sống sót dù cục pin mắc kẹt trong thực quản đến 4 tháng.
Các chuyên gia khuyến cáo cần phải để xa tầm tay trẻ nhỏ các loại nam châm nhỏ, pin cúc áo hay bất kỳ loại pin nào có kích thước nhỏ - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Lúc nuốt pin, bé Sofia-Grace chỉ mới 11 tháng tuổi. Cô bé sống với gia đình ở thị trấn Swindon, hạt Wiltshire (Anh). Ban đầu, bố mẹ bé Sofia-Grace không hiểu vì sao con gái nhỏ lại không chịu ăn uống và có dấu hiệu khó thở, theo Daily Mail.
Cô bé chỉ ăn được thức ăn xay nhuyễn. Bố của cô bé là ông Calham Hil nghĩ rằng con đang bị viêm amiđan.
Sofia-Grace được đưa đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ yêu cầu phải chụp X-quang. Ảnh chụp X-quang cho thấy một cục pin đồng hồ nhỏ bằng nút áo mắc kẹt trong cổ họng bé. Cục pin này đã gây phỏng vùng thực quản xung quanh.
Các bác sĩ đã thực hiện ca phẫu thuật kéo dài 2 giờ để lấy dị vật ra ngoài. Họ cho biết việc bé Sofia-Grace vẫn còn sống sót là điều rất may mắn.
Nguyên nhân pin có thể mắc kẹt trong thực quản suốt 4 tháng mà lại ít gây tổn thương cho bé Sofia-Grace là do cục pin đã cũ và không còn nhiều năng lượng. Ông Hill không biết làm sao con gái lại có thể nuốt được cục pin đồng hồ và cục pin đó từ đâu ra.
Hiện tại, sức khỏe của bé Sofia-Grace đã cải thiện, thực quản của bé cũng đang dần phục hồi. Cứ khoảng 2 tuần một lần, Sofia-Grace sẽ được đưa vào phòng phẫu thuật để gây mê toàn thân và kéo giãn thực quản. Trong tương lai, bé có thể phải được phẫu thuật thêm.
Các chuyên gia khuyến cáo bố mẹ cần phải để xa tầm tay trẻ em những vật dụng như nam châm nhỏ, pin cúc áo hay bất kỳ loại pin nào có kích thước nhỏ.
Nếu nghi ngờ trẻ nuốt phải những thứ này thì cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Ban đầu, trẻ có thể không có triệu chứng gì đáng kể sau khi nuốt pin, nam châm. Nhưng thực tế, những vật này có thể gây phỏng và tổn thương nghiêm trọng ở ruột, thực quản, theo Daily Mail .
Những nguy cơ tiềm ẩn trong đồ chơi của trẻ Rất nhiều đồ chơi, dù đã được dán nhãn là dành cho trẻ nhỏ, song vẫn tiềm ẩn những nguy cơ không ngờ, nhất là những đồ chơi lắp pin cúc áo hay SLIME. Đồ chơi điều khiển Nhiều đồ chơi điện tử hoặc điều khiển từ xa được lắp những cục pin nhỏ (hay còn gọi là pin cúc áo). Nếu trẻ...