Những đồ uống không kèm với thuốc
Bình thường thì có một số đồ uống vốn đã không tốt cho sức khỏe, nhưng khi chúng kết hợp với thuốc thì độ mức độ ảnh hưởng càng trở nên cực kỳ nghiêm trọng. Hãy cùng Phunutoday tìm hiểu để tránh cách kết hợp tai hại này.
Thuốc và đồ uống có cồn
Với những ai đang dùng thuốc trị đau đầu, các bệnh tâm lý thì việc kết hợp giữa thuốc và đồ uống có cồn đó sẽ khiến cho bạn luôn cảm thấy buồn ngủ, người cứ lừ đừ, mệt mỏi, chẳng thể tập trung vào việc học hay đơn giản là chạy xe đến lớp mỗi ngày.
Ngoài ra, với những ai đang dùng thuốc trị bệnh đau dạ dày thì việc kết hợp đồ uống chứa cồn với thuốc sẽ làm bỏng rát dạ dày, khiến bạn ngày càng tiết nhiều acid gây nên hiện tượng nóng bao tử vô cùng khó chịu.
Thuốc Aspirin và rượu
Rượu hay những đồ uống chứa nhiều cồn sau khi vào cơ thể, ethanol sẽ bị oxy-hóa ở gan biến thành acetadehyde, chất này lại một lần nữa bị oxy hóa thành axit axetic.
Trong khi ấy, aspirin lại là nhân tố ngăn ngừa quá trình oxy hóa acetaldehyde thành axit axetic, điều này không những làm tăng những cơn đau, sốt dữ dội mà còn gây tổn thương mạnh đến gan.
Thuốc Berberine và trà
Trong vòng 2 giờ sau khi uống Berberine tuyệt đối không nên uống trà. Bởi trong lá trà có chứa tannin, chất này khi vào cơ thể phân giải thành axit tannic. Loại axit này phản ứng với thành phần trong thuốc berberine làm giảm hiệu quả của thuốc.
Thuốc Ibuprofen với cà phê và coca
Video đang HOT
Nếu lạm dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm nhiễm ( NSAID) như ibuprofen thường hay kích thích niêm mạc dạ dày, gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt khi loại thuốc này gặp cocain có trong cà phê và coca, dạ dày sẽ bị kích thích tiết dịch vị axit làm tăng áp lực trên niêm mạc dạ dày gây chảy máu dạ dày, nếu nặng có thể gây thủng dạ dày.
Ngoài ra trong thời gian đang uống thuốc chữa bệnh hen nếu dùng quá nhiều caffein (hợp chất trong cà phê) có thể làm tăng các phản ứng phụ. Ngoài ra, caffein có thể có hại cho dạ dày, vì vậy khi dùng các loại thuốc chống viêm nhiễm như ibuprofen thì không nên dùng chè, coca và cà phê.
Thuốc tim mạch và nước nho ép:
Dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh bởi nước này có thể ức chế enzyme trong quá trình hấp thụ thuốc, ví dụ như thuốc chữa bệnh tim mạch, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống nấm.
Thuốc kháng sinh và sữa
Canxi có trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh.
Thuốc chống đông máu và nước dâu ép
Theo một số nghiên cứu khoa học thì khi dùng wafarin – một loại thuốc chống đông máu – nếu dùng nước dâu ép có thể tăng quá trình chảy máu.
Ngoài ra, các loại đồ uống có chứa chất xơ cũng không nên dùng với thuốc. Vì chất xơ có trong các loại đồ uống sẽ làm liên kết nhiều loại thuốc khác nhau và hậu quả làm giảm hiệu quả chữa bệnh của thuốc.
Theo VNE
Gừng khô - Vị thuốc đa năng
Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
Gừng là một gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt, lại cho ta nhiều vị thuốc quý với tên sinh khương, can khương, bào khương. Các chất trong gừng có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và giảm ho, chống viêm, kích thích tiêu hóa và có hoạt tính miễn dịch.
Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch. Dùng cho các trường hợp đau vùng ngực bụng do lạnh; nôn ói, tiêu chảy; tay chân lạnh, trụy mạch, ngoài ra còn làm thuốc giải độc nam tinh và bán hạ. Liều dùng, cách dùng: 3 - 10g; sắc, nấu, hầm, tán bột.
Ôn trung hồi dương: can khương 16g, phụ tử chế 12g, chích thảo 4g. Sắc uống. Dùng cho người tỳ vị dương hư, tứ chi lạnh ngắt, mạch yếu.
Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch (Ảnh: Internet)
Ấm tỳ cầm tả: can khương, cao lương khương liều lượng bằng nhau. Nghiền thành bột mịn, làm thành hoàn. Mỗi lần uống 4 - 8g, uống với nước ấm. Trị đau ngực và đau bụng do lạnh kèm tiêu chảy.
Ấm vị cầm nôn:
Bài 1: bán hạ 12g, can khương 8g. Nghiền nhỏ thành bột. Mỗi lần uống 4 - 8g, uống với nước ấm. Trị chứng uống lạnh nôn mửa.
Bài 2: can khương, nhân sâm, bán hạ bằng lượng. Nghiền thành bột, dùng nước gừng làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 - 12g. Trị nôn mửa do hư hàn.
Ấm kinh cầm máu:
Bài 1: can khương thiêu tồn tính, nghiền mịn thành bột. Mỗi lần 2 - 4g, uống bằng nước ấm. Dùng cho chứng hư hàn mà thổ huyết, đái ra máu, băng huyết.
Bài 2: can khương 8g, tông bì 12g, ô mai 12g. Tất cả đốt thành tro, nghiền mịn. Uống với nước. Trịphụ nữ băng huyết.
Ấm phổi, dịu ho: phục linh 12g, cam thảo 4g, ngũ vị tử 4g, can khương 4g, tế tân 2g. Sắc uống. Dùng khi khí lạnh phạm vào phổi gây ho hen.
Món ăn bài thuốc có gừng khô:
Bài 1: Rượu can khương: can khương tán thành bột mịn 15g, rượu thường 60ml hâm nóng, thêm chút bột tiêu cùng cho uống. Dùng cho người cao tuổi tê bại tay chân, đau tức vùng ngực, lạnh chi thể.
Bài 2: Cháo gừng nghệ: bột can khương 3g, bột nghệ 3g, gạo tẻ 100g, cùng đem nấu cháo. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư hàn, đau quặn vùng thượng vị, nôn ói tiêu chảy (có thể thêm chút đường).
Bài 3: Bánh bột bạch truật can khương: can khương 60g, bạch truật 120g, đại táo bỏ hạt 250g. Tán thành bột mịn, thêm ít hồ nước nhào thành bánh, đem hấp chín, cho ăn khi đói, cứ 2 ngày cho ăn 1 lần, dùng cho các bệnh nhân tiêu chảy do hư hàn.
Kiêng kỵ: Người âm hư có nhiệt và phụ nữ có thai thận trọng khi dùng can khương.
Theo VNE
Các loại đồ uống giúp bạn ngủ ngon Có nhiều loại đồ uống giúp bạn có được một giấc ngủ ngon sau một ngày làm việc căng thẳng. Ca cao Đây là món đồ uống ngon miệng từ hạt ca cao rang, nước nóng và một chút gia vị. Vào những đêm thu se lạnh, thì một cốc ca cao nóng quả là một sự lựa chọn tuyệt vời. Đây là...