Những “đồ chơi” đình đám thể hiện đẳng cấp đại gia Việt
Như các tỷ phú nổi tiếng trên thế giới, giới “siêu giàu” ở Việt Nam cũng có sở thích sở hữu những món đồ xa xỉ và độc, nhiều khi kỳ dị.
Nhà dát vàng ròng
Ngôi biệt thự 3 tầng tọa lạc trên một con phố nhỏ thuộc Quận Tây Hồ – TP Hà Nội. Chủ nhân của biệt thự rất đam mê “sắc vàng” vì vừa sang trọng và lại vừa phong thủy. Các chi tiết mạ vàng có nhiều hình chạm trổ khác nhau hơi mang hướng cổ điển.
Căn biệt thự được dát vàng của đại gia Hà Nội
Các kỹ sư đã mất gần một tháng làm việc liên tục để hoạn thiện các chi tiết. Đầu tiên từ việc thiết kế, lên ý tưởng, đo kích thước chính xác cho các vị trí. Cuối cùng là thi công và mạ vàng 24K.
Chi phí để độ vàng cho riêng phòng khách không hề nhỏ, và đây có thể là phòng khách đắt tiền nhất Việt Nam, bởi sự cầu kỳ và sự tinh tế, cũng như các đồ vật bên trong.
Xây lăng mộ triệu USD… chờ chết
Không chịu thua kém các tỷ phú ngoại về độ chịu chơi, đại gia đất Cảng Vũ Hồng Khánh không tiếc tay chi 1 triệu USD để hoàn thành khu lăng mộ rộng 3000m2 giữa thành phố Hải Phòng, chuẩn bị cho hậu sự của mình.
Đại gia Khánh bên lăng mộ của mình
Lăng mộ của đại gia này quy tụ những khối đá nguyên sơ, đẹp và bắt mắt nhất đến từ vùng núi Nhồi, Thanh Hóa.
Tuy nhiên, tháng 12/2011, con trai ông Khánh đã ký hợp đồng thế chấp khu lăng mộ này với Chi nhánh VietinBank Lê Chân để vay gần 1 tỷ đồng. Vào cuối năm 2012, gia đình ông Khánh nhận được thông báo của VietinBank Lê Chân về việc siết nợ khu lăng mộ triệu đô này.
Máy bay triệu đô
Năm 2010, đại gia Trần Đình Long – ông chủ Tập đoàn Hòa Phát đã bỏ ra 5 triệu đô la để sở hữu chiếc máy bay riêng trực thăng riêng. Sau đó, ông còn phải tiêu tốn thêm 2 tỷ đồng mỗi tháng để nuôi chiếc máy bay triệu đô này.
Mức tiền cụ thể được tính toán như sau: Để máy bay cất cánh được trên bầu trời, mỗi tháng ông chủ Tập đoàn Hòa Phát phải bỏ ra 300 triệu đồng để thuê phi công của Vietnam Airlines lái. Nếu tính cả tiền thưởng, và các chi phí khác phát sinh, chi phí cho phi công không chỉ dừng lại ở mức 300 triệu đồng.
Video đang HOT
Chiếc trực thăng của đại gia Long
Bên cạnh đó, mỗi tháng ông Long phải ném vào đó thêm vài trăm triệu đồng để thuê bến đỗ. Vị đại gia này từng quyết định thuê nguyên một mảnh đất rộng chục hecta tại tỉnh Yên Bái để làm sân bay cho riêng mình.
Ngoài chi phí thuê phi công, bãi đỗ, chủ tịch Trần Đình Long còn phải mất nhiều khoản phí khác như chi phí nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa…
Theo một nguồn tin thân cận của ông Long, cộng tất cả các chi phí lại, mỗi tháng đại gia Trần Đình Long phải mất trên dưới 2 tỷ đồng “nuôi” máy bay. Số tiền này có thể mua được một chiếc ô tô hạng sang.
Kể từ thời điểm mua máy bay cho đến năm 2011, chỉ tính riêng tiền chi phí “nuôi” máy bay hàng tháng, vị đại gia này đã “đốt” khoảng hai chục chiếc ô tô hạng sang.
Sau đó, chiếc trực thăng loại 6 chỗ ngồi này đã được đổi bằng máy bay mới loại 12 chỗ cùng chủng loại, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của vị doanh nhân này. Được biết, chiếc máy bay mới này có giá trị 7 triệu USD.
Quan tài bạc tỷ
Biệt thự, siêu xe, quần áo hàng hiệu… là thước đo của những người có nhiều tiền. Nhưng đó chỉ là những thứ dành cho người còn sống, còn đối với nhiều người giàu có, có địa vị trong hiện nay, để khẳng định “cái giá” khi chết (hoặc con cháu họ muốn khẳng định “đẳng cấp” thông qua cái chết của 1 người thân), họ sẽ “chơi” quan tài.
Đại gia P., một người chuyên vàng bạc đá quý ở Chợ Lớn (TP.HCM), đã chi 500 triệu tiền cọc cho một cơ sở để làm một cỗ quan tài theo yêu cầu. Ngoài tiền công, nếu làm đẹp, người thợ sẽ được nhận thêm 1,5 tỷ đồng tiền thưởng.
Chiếc quan tài có “102″ của đại gia P.
Ông P. vốn là người làm kinh doanh nên rất mê tín. Khi ông đi xem bói thì được thầy phán, nếu chết xuống cõi âm mà muốn tiếp tục ăn nên làm ra thì phải chạm trên quan tài một đôi cá chép, thỏi vàng và 2 chữ Tài – Lộc.
Khi cỗ quan tài của ông P. làm xong, rất nhiều người kéo đến xem, vì trong đời họ chưa bao giờ thấy một cỗ quan tài nào chạm trổ kỳ công, lại dát vàng, đá quý như thế.
Siêu du thuyền
Sở hữu hàng loạt du thuyền có giá trị hàng triệu USD cùng với chiếc xe Rolls Royce Phantom sang trọng cũng có giá triệu USD, tài sản của “chúa đảo” Tuần Châu Đào Hồng Tuyển khiến nhiều đại gia phải mơ ước.
“Biệt đội” du thuyền của ông chủ Tuần Châu
Ông chủ Tuần Châu sở hữu một siêu xe Rolls Royce Phantom từ năm 2008. Chiếc xe này được “chúa đảo” Đào Hồng Tuyển đích thân điều khiển hàng ngày để đi thị sát các công việc trong đảo. Ước tính chiếc xe sang trọng này cũng có giá khoảng 1 triệu USD (hơn 20 tỷ đồng).
Đại gia phải biết chơi đồ cổ
Người dân Hải Phòng thường gọi ông Bùi Xuân Hải với cái tên “Hải đồ cổ”. Người ta còn phong cho ông là “vua đồ cổ”, “đại tỷ phú”,…
Ông nổi tiếng về những vi phụ buôn bán đồ cổ đắt tiền. Sau hơn 50 năm trong nghề, Hải “đồ cổ” lại trở thành ông chủ của lò gốm dát vàng với nhiều sản phẩm độc đáo.
Tất cả những sản phẩm của ông, từ bình, lọ, bộ ấm chén.., đều được khắc lên những họa tiết bằng vàng 24k. Đại gia này từng sở hữu trong tay 3 tấn vàng.
Kho đồ cổ dát vàng của đại gia đất Cảng
Siêu xe và hàng hiệu
Anh Vũ Hữu Lợi – chủ nhân siêu xe Lamborghini LP640 mui trần đình đám ở Việt Nam là đại gia người gốc Tuyên Quang. Anh là thủ lĩnh tối cao của tập đoàn Vision Việt Nam. Ngoài chiếc siêu xe Lamborghini, anh còn có BMW X6, Mercedes S550 và Acura ZDX.
Đại gia Lợi cùng siêu xe Lamborghini
Vũ Hữu Lợi nổi tiếng với những đồ chơi siêu sang như kính Bentley 4 tỷ đồng, đồng hồ Omega Deville hơn 200 triệu, Rolex hơn 2 tỷ đồng, nhẫn kim cương 4 tỷ đồng, điện thoại 1 tỷ đồng và khoảng 4 – 5 ngôi nhà có tổng giá trị khoảng trên 50 tỷ đồng chủ yếu ở Tuyên Quang, Hà Nội, Sài Gòn.
Các báo doanh nghiệp lớn uy tín xác nhận anh Lợi có tài sản hàng trăm tỷ đồng. Anh cũng là doanh nhân Việt đầu tiên được công nhận là triệu phú đô la ở hội chợ triệu phú Millenium. Vào năm 26 tuổi, anh đã là triệu phú đô la và là người đương thời năm 2009.
Theo thống kê mới nhất của Wealth-X và UBS, Việt Nam đã có 2 tỷ phú đôla, hàng trăm người thuộc nhóm siêu giàu… Liên tục có những báo cáo về số lượng tỷ phú, siêu giàu người Việt cho thấy đại gia Việt Nam đã được ghi danh trên bản đồ nhà giàu thế giới. Bản điều tra tỷ phú USD “Billionaire Census 2014″ của Wealth-X và UBS (ngân hàng Thụy Sỹ) vừa công bố cho biết: Năm 2014, Việt Nam tiếp tục có mặt trong danh sách 14 nước châu Á có tỷ phú đôla. Trong năm 2014, số lượng tỷ phú Việt Nam đã tăng từ 1 lên 2 người và tổng giá trị tài sản tăng từ 1 lên 3 tỷ USD. Cũng theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tuần qua tại Hà Nội, Việt Nam có khoảng 110 người siêu giàu với tài sản trên 30 triệu USD/người (khoảng 630 tỷ đồng/người). Số lượng người siêu giàu tại Việt Nam đã tăng 3 lần trong một thập kỷ. WB đánh giá con số này cũng bình thường so với các nước có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương Việt Nam. Tuy nhiên, cũng theo khảo sát của ngân hàng này, nhiều người lại tỏ ra hoài nghi về cách làm giàu hiện nay của các đại gia. Bên cạnh đó, báo cáo cũng nhận định khoảng cách giữa những người rất giàu và phần đông người VIệt Nam cũng như tình trạng bất bình đẳng đáng kể về cơ hội là điều đáng lo ngại.
Theonguoiduatin
Sang Nhật Bản học tập kinh nghiệm xây dựng Bộ luật Dân sự
Đoàn công tác gồm đại diện Bộ Tư pháp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, sang Nhật Bản để nghiên cứu, học tập kinh nghiệm xây dựng Bộ luật Dân sự tại nước này.
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, hoạt động này nằm trong khuôn khổ hoạt động hợp tác giữa Cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) và Bộ Tư pháp Việt Nam. Chuyến đi diễn ra từ ngày 1/3/2015 đến ngày 14/3/2015 do ông Đinh Trung Tụng - Thứ trưởng Bộ Tư pháp - dẫn đầu.
Bộ luật Dân sự hiện hành có hiệu lực từ năm 2006 với 777 điều.
Tham gia đoàn gồm có ông Trần Đình Long - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại diện Thường trực Tổ biên tập dự án Bộ luật Dân sự, Văn phòng Quốc hội (Vụ Pháp luật, Vụ Tư pháp), Vụ Pháp luật của Văn phòng Chính phủ, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nhật Bản Yoko Kamikawa, ông Đinh Trung Tụng cho biết mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam quyết tâm xây dựng Bộ luật Dân sự và hệ thống pháp luật đáp ứng tốt hơn việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Ông Tụng đề nghị Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA, các giáo sư và chuyên gia Nhật Bản tiếp tục có những hỗ trợ Việt Nam để thực hiện mục tiêu nêu trên trong giai đoạn 3 của dự án hỗ trợ tư pháp.
Dự kiến đoàn công tác liên ngành sẽ tiếp tục làm việc, trao đổi với các giáo sư Nhật Bản xung quanh những nội dung quan trọng về vị trí, vai trò của Bộ luật Dân sư, về cá nhân, pháp nhân, quyền sở hữu và các vật quyền khác, nghĩa vụ và hợp đồng.
Bộ luật Dân sự được lấy ý kiến rộng rãi tới hết ngày 5/4. Ba đầu mối tiếp nhận góp ý gồm: Chính phủ, UBND; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; TAND Tối cao và VKSND Tối cao.
Theo đại diện Bộ Tư pháp, 10 vấn đề trọng tâm của bộ luật sửa đổi bao gồm: quyền nhân thân; bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu; lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; thời hiệu khởi kiện vụ việc dân sự, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức; thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác; điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi...
So với bộ luật hiện hành (có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 gồm 777 điều), dự thảo Bộ luật Dân sự lần này giữ nguyên 265 điều, sửa đổi 298 điều, bổ sung 170 điều, bãi bỏ gần 150 điều.
Bộ Tư pháp khẳng định người dân sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp ý kiến. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ tổng hợp đầy đủ, chính xác để ban soạn thảo nghiên cứu và hoàn thiện dự thảo.
Thế Kha
Theo dantri
Chuyện đại gia: Thu về triệu USD, cho đi 2.000 tỷ Cường Đôla tiếp tục nổi trong năm 2014 với việc chìm trong món nợ ngàn tỷ và đồn đoán 'chia tay' Hà Hồ. Dũng lò vôi đi kiện và Lê Ân chơi trội tiếp tục làm chấn động giới đại gia. Trong khi đó, những đại khác lại âm thầm tận hưởng niềm vui với những món lợi ngàn tỷ của mình. Chuyện...