Những đồ bảo hộ chống virus corona ‘cực dị’
Bên cạnh các biện pháp y tế chính thống phòng chống lây lan dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới virus corona (2019-nCoV) gây ra như: đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn, hạn chế tiếp xúc với động vật hoang dã, … thì người dân còn tự trang bị cho mình những bộ đồ chống dịch rất đặc biệt, dù hiệu quả là chưa rõ ràng.
Mới đây nhất là việc tài xế taxi Andrey Gonchar tại thành phố Omsk, Nga đã khiến không ít người ngạc nhiên bởi việc trang phục bảo hộ và đeo mặt nạ phòng độc khi chở khách
Andrey Gonchar hài hước hỏi những vị khách rằng, gần đây họ có tới Trung Quốc hay không
Theo chia sẻ của Andrey Gonchar trên Reuters: việc mặc bộ đồ đặc biệt cùng câu hỏi của anh khiến cho nhiều vị khách cảm thấy thích thú và có rất nhiều người còn chụp ảnh chung với anh. Điều này tạo tâm lý thoải mái cho hành khách khi di chuyển giữa những ngày căng thẳng về tình hình dịch bệnh
Trước đó, ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hành khách đi đường cũng đã ghi lại được hình ảnh một tài xế taxi khoác bộ đồ chuyên dùng để cách ly người mặc với môi trường bên ngoài
Kèm theo đó là khẩu trang và kính bảo hộ. Ngoài ra, người tài xế này cũng không quên để các chai nước rửa tay sát khuẩn ở trên xe
Còn ở Hàn Quốc, một số bạn trẻ mặc quần áo kín người, hạn chế các phần cơ thể tiếp xúc với môi trường để phòng chống dịch bệnh
Video đang HOT
Ngoài những cách phòng tránh lây lan dịch bệnh virus corona trên thì tại một số sân bay, nơi tập trung đông người, người ta còn bắt gặp rất nhiều người mặc áo mưa dù trời không mưa
Lúc này an toàn là trên hết
Những chiếc túi nilon cũng được sử dụng triệt để
Không chỉ trùm kín phần đầu mà toàn bộ cơ thể cũng được che chắn kỹ lưỡng
Những chiếc mũ tắm nay được đội ở những nơi đông người
Cách phòng chống dịch lây lan “có một không hai” không thể không nhắc đến đó là sử dụng chai nhựa để làm mặt nạ
Người dân vừa đeo khẩu trang và vừa đội chai nhựa
Các bình nước lớn cũng được sử dụng để làm mặt nạ chống dịch
Hình thức đội mũ bảo hiểm trên máy bay cũng đã được áp dụng bởi một người đàn ông trên chuyến bay từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến Perth (Australia)
Còn đối với những chiếc khẩu trang, vật dụng thiết yếu ngăn chặn sự lây lan của dịch virus corona thì đã có rất nhiều cách biến hóa, sáng tạo như đục lỗ ở phần mắt để sử dụng dễ dàng hơn
Nguyễn Minh (Tổng hợp)
Theo anninhthudo.vn
Thần kỳ loại quả có thể hóa cay đắng thành ngọt ngào
Loại quả thần kỳ này có thể biến tất cả những vị chua cay mặn đắng trước đó hóa thành ngọt ngào chỉ trong giây lát khi ăn.
Sở dĩ được gọi là quả thần kỳ (trong tiếng Anh là miracle fruit hay miracle berry) bởi vì loài quả này một khi chín đỏ có khả năng làm cho các vị khác như chua cay, mặn đắng đều bị biến đổi thành vị ngọt ngào vô cùng dễ chịu. Ở Tây Phi nơi phát sinh loài, nó còn có tên địa phương là taami, asaa hoặc ledidi.
Là một loài thực vật thân tiểu mộc, sau 10 năm sinh trưởng có thể cao 6m. Quả có màu xanh khi còn non, chuyển đỏ bóng khi chín và mau hỏng dù được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Được phát hiện và mô tả lần đầu tiên bởi nhà thám hiểm người Pháp Des Marchais.
Khi thám hiểm vùng tây châu Phi năm 1725, Des Marchais quan sát kỹ lưỡng và viết về tập tục kỳ lạ của thổ dân vùng này. Theo quan sát của ông, thức ăn của thổ dân khu vực này đều rất chua và không hề có đường. Tuy vậy, sau khi nhai một loại trái cây kỳ lạ màu đỏ thì vị chua lập tức trở thành vị ngọt.
Tuy nhiên người đặt tên cho loài cây này không phải là Des Marchais mà lại là Tiến sĩ W.F. Daniel, người đã trực tiếp nghiên cứu về đặc tính của cây này và phát hiện ra rằng, thành phần chính của quả thần kỳ là miraculin. Ông đặt tên cho loài cây này là "cây thần kỳ" và định danh là Synsepalum dulcificum, họ hồng xiêm (Sapotaceae).
Tính chất của miraculin, thành phần chính của quả thần kỳ hóa cay đắng thành ngọt ngào được miêu tả là một glycoprotein có khối lượng nguyên tử là 44.000 dalton với hai phân tử đường kết nối với 1 chuỗi protein gồm 191 axít amin. Miraculin cũng là một bazơ lưỡng tính tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ, không bền trong môi trường axít hay bazơ mạnh. Trong dung dịch axít yếu và nhiệt độ 4C, miraculin có thể bền trong khoảng một tháng.
Cơ chế tác động của miraculin đối với các vị khác, biến chúng thành vị ngọt hiện nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên có giả thuyết rằng, chất miraculin phản ứng với axít trên bề mặt gai vị giác của lưỡi sẽ biến các vị khác thành vị ngọt.
Tuy nhiên, theo nhiều thông tin, tác dụng biến cay đắng thành ngọt ngào của quả thần kỳ chỉ có thể duy trì trong khoảng thời gian ngắn, khoảng một tiếng đồng hồ hoặc ít hơn nếu dùng lẫn với các đồ uống nóng.
Dù không hề biết trong quả cây thần kỳ có chất miraculin nhưng thực sự thổ dân châu Phi đã biết dùng quả thần kỳ như một hợp chất tạo vị ngọt thiên nhiên từ hàng trăm năm nay và không có tác dụng phụ.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng miraculin không tạo ra calori nên họ rất kỳ vọng nghiên cứu sâu sẽ cho ra một kết quả khả quan, có thể ứng dụng rộng rãi để điều trị cho các bệnh nhân cần sử dụng các chất tạo ngọt tổng hợp và tránh dùng saccaroza như bệnh tiểu đường, bệnh béo phì...
Cận cảnh quả thần kỳ chín đỏ bóng trên cây.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Phân biệt mũ bảo hộ thật- giả Là một công cụ liên quan đến sức khỏe, mạng sống của người lao động, nhưng mũ bảo hộ lại đang bị làm giả. Theo VTV24